Phần lý luận do giáo sư Lê Ngọc Trà viết cho đối tượng là học sinh Trung học phổ thông. Nội dung và lối viết tránh được kinh viện, dễ hiểu, gọn, thiết thực. Giáo trình lý luận văn học đã xuất bản ở nước ta thường dài ngót ngàn trang, ở đây chỉ rút gọn trong vòng 30 trang. Trong bài phát biểu này nếu đề nghị thêm bớt thì nói mấy cũng không vừa. Tôi xin góp ý chủ yếu về luận điểm đã gây tranh luận cho rằng "trên bình diện lý luận... văn học không phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm hiện thực..." Luận điểm này đã được phản ánh trong giáo trình như sau: "Trong tác phẩm, người viết thường kể những câu chuyện hoặc tả một cảnh vật nào đó. Chúng ta vẫn gọi đây là "phản ánh hiện thực" hoặc "ghi chép về đời sống". Thực ra nói cho chính xác, đó không phải là nhà văn phản ánh hiện thực mà là thể hiện cái nhìn và sự cảm nhận của mình về hiện thực. Những con người, sự kiện, cảnh vật được mô tả trong tác phẩm văn học là những ấn tượng của tác giả - về cuộc sống, những điều mà người viết trông thấy hoặc biết được trong đời."
Tôi đề nghị nên viết: “Nhà văn không đơn thuần phản ánh hiện thực...”. “... những con người, sự kiện, cảnh vật được mô tả trong tác phẩm văn học đồng thời là những ấn tượng của tác giả về cuộc sống...”. Thêm các chữ "đơn thuần", "đồng thời" thì sẽ tránh được ngộ nhận, nhất là đối với học sinh.
Khái quát lại, vấn đề trên đây liên quan chặt chẽ với đặc trưng cơ bản của văn học là "phản ảnh và sáng tạo". Xin phát biểu kỹ hơn về vấn đề này mà tôi nghĩ là liên quan mật thiết với cuộc tranh luận chung quanh cuốn Văn học lý luận của giáo sư Lê Ngọc Trà.
Nếu chỉ đơn thuần là phản ảnh, thì khoa học, các hình thái ý thức đều phản ánh. Vậy còn đâu là sự cần thiết là lý do tồn tại của văn học nghệ thuật? Văn học phản ánh những đặc trưng khu biệt nó với khoa học, với các hình thái ý thức khác là ở chỗ văn học phản ánh bằng sáng tạo và sáng tạo là để phản ánh. Những nhà bác học vĩ đại, tên tuổi lưu lại muôn đời, đều là những nhà sáng tạo, những trí tuệ vĩ đại của thế kỷ. Thế nhưng nói cho chính xác thì họ chẳng trực tiếp sáng tạo ra cái gì cả. Không ai sáng tạo ra quy luật - quy luật tự nhiên, quy luật xã hội tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Sáng tạo vĩ đại của các nhà bác học chỉ là ở chỗ tìm ra, phát hiện ra quy luật. Không có họ thì quy luật vẫn tồn tại, không có Niutơn thì vạn vật vẫn hấp dẫn nhau, trái đất không đợi có Galilê mới tròn, mới quay. Kỹ sư, nhà sản xuất sáng tạo nhưng đó là sáng tạo hàng loạt và cũng không nhằm phản ảnh gì hết.
Nhưng đối với văn học nghệ thuật thì hoàn toàn không phải như vậy. Không có Lép Tôlxtôi thì không có Chiến tranh và hòa bình mặc dầu cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Nga chống lại Napoléon là sự kiện lịch sử ghi bằng chữ vàng trong lịch sử nước Nga v.v...
Nói một cách giản lược, có thể tóm thu bản chất, đặc trưng của văn học nghệ thuật bằng công thức: phản ảnh - sáng tạo: phản ánh bằng sáng tạo, sáng tạo để phản ảnh, quá trình sáng tạo là quá trình thống nhất mâu thuẫn giữa phản ánh và sáng tạo, chúng không phải là hai khâu tách bạch hay nối tiếp nhau, mà xuyên thấu và chuyển hóa vào nhau. Trên lý luận cũng như trên thực tiễn phê bình, nếu quên mất hay xem nhẹ biện chứng này của sự sáng tạo thì sẽ không tránh khỏi thất bại. Tác phẩm văn học đã phản ánh có sâu có rộng bao nhiêu cũng không là thừa so với đời sống muôn màu muôn vẻ, vận động phát triển không ngừng. Nhưng cái gọi là phản ánh đó sẽ trượt ra khỏi quỹ đạo của văn học nghệ thuật, sẽ không đưa đến đâu, nếu không đi đôi với sáng tạo, nếu không bằng con đường sáng tạo. Điều này có nghĩa là dù đề tài, dù chủ đề có bám chặt lấy đời sống bao nhiêu, mà tác phẩm viết dở, nông cạn, chung chung - nghĩa là thiếu sáng tạo - thì cái gọi là phản ánh đó chẳng qua cũng chỉ là lâu đài xây trên cát. Không đạt tới tính nghệ thuật, tính thống nhất giữa nội dung và hình thức, thì cái gọi là nội dung hiện thực, nội dung tư tưởng cũng chỉ đáng ghi nhận về mặt ý đồ, thiện chí của tác giả mà thôi.
Ngược lại sáng tạo có tài tình đến mấy cũng không bao giờ thừa, có bao nhiêu cá tính sáng tạo cũng không thể coi là đủ, so với sức sáng tạo của bản thân thiên tài - đời sống. Nhưng nếu tác phẩm đó lại xa lạ với đời sống, nội dung nghèo nàn, trống rỗng, thì cũng không có giá trị nào khác ngoài giá trị hình thức, chẳng qua cũng là một thứ bông hoa điếc, vô sinh, giữa sự sinh sôi nảy nở vô cùng vô tận của muôn loài.
Chỉ có ai dở hơi mới chê một tác phẩm nào đó là "phản ánh" quá nhiều. Nhưng sẽ không dở hơi chút nào nếu sự phản ánh này không vượt qua lối chụp ảnh theo đuôi đời sống, chạy theo sự kiện một cách tự nhiên chủ nghĩa. Cũng chỉ có ai dở hơi mới chê một tác phẩm nào đó là quá nhiều "nghiền ngẫm" về đời sống, quá nhiều sáng tạo! Nhưng sẽ không dở hơi chút nào nếu cái gọi là nghiền ngẫm, sáng tạo đó chẳng qua cũng chỉ là lối thuyết lý, suy tư trừu tượng hay lối bịa đặt tùy tiện, ở cả hai trường hợp, biện chứng phản ánh - sáng tạo đã bị phá vỡ, không thể đưa lại giá trị văn học. Bêlinxky gọi nhân vật điển hình là "người xa lạ quen biết". Quen biết, gần gũi nhờ được phản ánh một cách chân thực, xa lạ vì không phải bê nguyên xi mà trải qua sáng tạo, tập trung, nâng cao, nhào nặn lại, vừa giống như trong đời sống vừa không phải là bản thân đời sống.
Ngoài ra, xin nêu thêm vài trường hợp cụ thể:
I. VỀ PHẦN LÝ LUẬN LỚP MƯỜI:
- Có nên để thơ trước truyện không? Thơ xuất hiện trước truyện nhất là ở Việt Nam thơ nổi bật so với truyện.
- Truyện thơ nên để trước truyện vừa, truyện vừa thuộc phạm trù hiện đại, ở Việt Nam xuất hiện sau truyện thơ.
- Đặc điểm của truyện thơ bác học ngoài đặc điểm là nguồn gốc Trung Quốc, nên thêm: tính chất giáo huấn lộ liễu.
- Truyện ngắn được tác giả coi là “khách quan hơn trong truyện cổ tích”. Thực ra cổ tích thuộc phạm trù văn học dân gian, truyện ngắn thuộc phạm trù văn học hiện đại, khác nhau không chỉ khách quan nhiều ít, mà về chất, về thi pháp.
II. VỀ PHẦN LÝ LUẬN LỚP 11:
- Trong bài, không đề cập đến nhân vật trữ tình, nhưng trong phần ôn tập cuối năm lại có câu hỏi: “Cần tìm hiểu trữ tình, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình”.
- Tác giả coi tất cả thơ mới đều là thơ tự do, có lẽ tự do so với thơ cũ, còn không phải tất cả thơ mới đều tự do. Tự do chỉ nên áp dụng với thơ hợp thể.
- Ngoài thể thơ hai chữ, tám chữ, nên thêm thơ hợp thể rất nhiều trong thơ mới.
- Cách phân bố cục của thơ thất ngôn làm khai thừa thực luận - kết thực ra rất tương đối, nên bỏ để khỏi làm rối trí học sinh. Thơ cổ điển cũng tỏ ra không chặt chẽ, rạch ròi lắm trong vấn đề này.
III. VỀ PHẦN LÝ LUẬN LỚP 12:
- Sách nói: “Phong cách thể hiện trong toàn bộ các yếu tố hình thức nghệ thuật của tác phẩm” đề nghị nên thay bằng "trong toàn bộ thế giới nghệ thuật".
- Sách nói: "Hư cấu nói ở đây không phải là khả năng tưởng tượng phong phú hay nghèo nàn của nghệ sĩ mà chủ yếu là vấn đề tính y như thật hay không thật của các tình huống, các sự việc, câu chuyện trong tác phẩm văn học, hình như có sự lẫn lộn vấn đề hư cấu là gì và vấn đề chất lượng của hư cấu.
- Sách viết: “Trào lưu lãng mạn 30 - 45 là kết quả của việc cách tân hình thức thơ ca nhằm diễn tả tâm trạng lãng mạn...”. Nói thế không chính xác, chủ nghĩa lãng mạn không thể là kết quả của bản thân nó, mà là kết quả của những thay đổi trong xã hội lúc bấy giờ. Cách tân hình thức là một trong nhiều đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn.
L.Đ.K
(TCSH59/01-1994)
TRẦN BẢO ĐỊNH
Vào giữa những năm 60, 70 của thế kỷ, lớp thanh niên ngày ấy không mấy ai là không thuộc một vài bài thơ của Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm...
Khi viết cũng như khi đọc một sự kiện hay một nhân vật lịch sử, có hai yếu tố quan trọng không thể không quan tâm, là thời điểm và địa điểm.
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều không chỉ là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho thể loại ngâm khúc mà đồng thời cũng là tác phẩm xuất sắc trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, có vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy ở Khoa Văn các trường đại học và cao đẳng.
ĐỖ MINH ĐIỀN
ĐỖ MINH ĐIỀN
PHẠM PHÚ PHONG (Đọc Văn học và cái Ác của Georges Bataille)
ĐỖ MINH ĐIỀN
NGUYỄN XUÂN HÒA
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam ta xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Phan Bội Châu, thì ở Trung Quốc cũng xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Trần Thiên Hoa.
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Thạch Lam là một trong mấy cây bút chủ chốt của Tự Lực Văn đoàn, là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo, nhưng trong khuynh hướng chung ấy, sáng tác của Thạch Lam có nhiều nét riêng.
NGUYỄN THÙY TRANG
Sau sự thành công của tập thơ Giấc mơ buổi sáng, Mùa xuân em yêu ra đời đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Lãm Thắng với đề tài thiếu nhi.
PHẠM PHÚ PHONG
Trần Huy Liệu (5/11/1901 - 28/7/1969) là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, một chính khách từng giữ các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi còn non trẻ.
ĐINH VĂN TUẤN
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
LÊ NHẬT KÝ
Sông Hương là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà thơ Việt Nam. Ngay từ thời trung đại, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của không ít nhà nho - thi sĩ như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ...
DƯƠNG PHƯỚC THU
LÊ NGUYỄN LƯU
Sợi xích chằng buộc mối tơ duyên giữa công chúa Huyền Trân và quốc vương Chế Mân năm 1306 đã đưa vào bản đồ Đại Việt một vùng sông núi thuộc hai châu Ô Rí (1), nhà Trần đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa, thường gọi chung Thuận Hóa.
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ