Từ thân phận một ngôi nhà

09:50 10/06/2011

NHỤY NGUYÊN

Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.

Đảo An Bang thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: VOV.

Thật sự bồi hồi khi đứng trước Ngôi nhà ngó mặt ra đại dương.

Chữ “ngó” ở đầu đề như ngọn hải đăng giữa biển khơi, dẫn dụ người đọc. Nếu là “ngoảnh” (ngôi nhà ngoảnh mặt ra đại dương), đơn thuần chỉ hướng, vị trí, không gian ngôi nhà tọa lạc. Nhưng “ngó” - ánh nhìn xa xăm, buồn, mỏi mòn, hy vọng, thì ngôi nhà đã mang thân phận. Hình dung về một bà mẹ già nua ngồi sâu hút trong trong ngôi nhà, khuôn mặt dú vào bóng tối, chỉ đôi mắt sáng dõi ra đại dương mênh mông sóng tìm kiếm những con thuyền, những người thân bặt tăm suốt nhiều ngày.

“Gió đã về thật rồi từ chiều hôm qua”. Gió ở đây là tín hiệu của tin buồn, đến cả còng gió cũng nhổm mình ngơ ngác”. Đàn còng gió non nhổm mình ngơ ngác, ai có thể viết hay hơn? “Đàn còng gió non”, bơ vơ như bầy chim mới nở đợi mẹ kiếm mồi về, nhấp nhổm trước làn gió lạnh.

Mức độ gió được nhân lên ở khổ thơ thứ 2, thành giông. “Bầy hải cầm tan tác.../ trở về rối rít chuyện mùa phiêu bạt”; luồng gió nhẹ nguyên sơ không ngăn nổi bão biển, để đôi mắt trong ngôi nhà mong manh thân phận ấy “dõi ra trùng dương xanh mướt”.

Và dưới đây là những dòng thơ nghẹn đắng:

Ngôi nhà từng vật vờ gió bạt ngắm sao khuê

Đã từng mẹ gục đầu vào di ảnh những người con không về nữa

Đã từng tối mắt quầng thâm chờ bão lửa

Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.

Hình ảnh “Tổ tiên níu chặt dưới chân đước, chân tràm” độc đáo. Ở vùng đất thường bị xâm thực, cây đước là người lính, là anh hùng gồng ngực che chắn từng tấc đất. Câu thơ là vệt sáng bật hé song đủ để độc giả nhận diện nỗi niềm lớn.

Hai câu cuối: “Đêm nay gió đã về thật rồi reo ở phía cửa Đông/ Khêu ngọn lửa bừng cao sưởi ấm những đồng bào đã mất...”; đôi mắt bên ngọn đèn lắt lay trong ngôi nhà vẫn phải là niềm tin cho những ai giữa sóng gió thời cuộc hướng đến.

Ngôi nhà ngó mặt ra đại dương chân thành, nhiều hình ảnh xúc động, toát lên thân phận con người phía biển đông ngày đêm vỗ sóng vào biên ải... 

   14/12/2010




ĐÔNG TRIỀU

Ngôi nhà ngó mặt ra đại dương

Gió đã về thật rồi từ chiều hôm qua
Bọt sóng xếp giồng trước hàng hiên chờ gieo hạt
Đàn còng gió non nhổm mình ngơ ngác
Những tượt tràm tách vỏ cuối triền sông

Bầy hải cầm tan tác giữa cơn giông
Trở về rối rít chuyện mùa phiêu bạt
Trên vách gió lùa phất phơ câu hát
Còn yêu nhau em ghé lại nơi này...

Gió đã về rắc trên những cành đước dang tay
Ngăn bão biển dội vào năm mấy lượt
Đôi mắt dõi ra trùng dương xanh mướt
Như Tổ quốc thật gần chạm được cuối đường mây

Những con tàu rúc còi vừa đi qua nơi đây
Vẫy cánh tay đỏ thắm vào hải trình xa thẳm
Từ cửa sông xanh rặng dừa nhiểm mặn
Bạn bốn phương đang ngắm hướng quay về

Ngôi nhà từng vật vờ gió bạt ngắm sao khuê
Đã từng mẹ gục đầu vào di ảnh những người con không về nữa
Đã từng tối mắt quầng thâm chờ bão lửa
Tổ tiên níu chặt dưới chân đước, chân tràm...

Sóng đã nhiều lần phủ ngôi nhà ngửa mặt trước đại dương
Bão đã nhiều lần rẽ cột kèo xa cách
Em còn trở lại thăm cùng trời cuối đất
Hạt phù sa líu ríu về tụ chật cuối triền sông

Đêm nay gió đã về thật rồi reo ở phía cửa Đông
Khêu ngọn lửa bừng cao sưởi ấm những đồng bào đã mất...

Đ.T












 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân. 

  • NGUYỄN DƯ

    Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!

  • NGUYỄN VĂN SƯỚNG

    Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.

  • TRUNG TRUNG ĐỈNH

    Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.

  • LIỄU TRẦN

    Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).

  • HOÀNG THỤY ANH    

    Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.

  • DO YÊN     

    Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.

  • TRẦN HOÀNG

    (Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
    Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)

  • LÊ KHAI

    "Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.

  • NGUYÊN HƯƠNG    

    1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.

  • NGUYỄN VĂN CƯƠNG

    Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.

  • NGUYỄN PHÚC VĨNH BA   

    Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.

  • ĐỖ HẢI NINH

    Trong công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), trên cơ sở nghiên cứu về trí thức người Việt từ phương diện xã hội học lịch sử, GS. Trịnh Văn Thảo xếp Nguyễn Vỹ vào thế hệ thứ 3 (thế hệ 1925) trong số 222 nhân vật thuộc ba thế hệ trí thức Việt Nam (1862, 1907 và 1925)(1).

  • ĐỖ LAI THÚY

    Tôi có trên tay cuốn Tôi về tôi đứng ngẩn ngơ (tập thơ - tranh, Sách đẹp Quán văn, 2014) và Đi vào cõi tạo hình (tập biên khảo, Văn Mới, California, 2015) của Đinh Cường.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Chim phương Nam, tạp bút của Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM, 2017).

  • HỒ TẤT ĐĂNG

    "Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi bỗng nhận ra rằng, cũng như bao người khác, cả gia đình tôi đã góp máu để làm nên cuộc sống hôm nay, nếu còn tồn tại điều gì chưa thỏa đáng, chính bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm trong đó.” (Phạm Phú Phong).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Có những thời đại lịch sử nóng bỏng riết róng, đặt những con người có tầm vóc, có lương tri và nhân cách luôn đứng trước những ngã ba đường, buộc phải có sự chọn lựa, không phải sự nhận đường một cách mơ hồ, thụ động mà là sự chọn lựa quyết liệt mang tính tất yếu và ý nghĩa sống còn của tiến trình lịch sử và số phận của những con người sống có mục đích lý tưởng, có độ dư về phẩm chất làm người.