LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.
Trong tác phẩm kinh điển Hoàng tử bé, tôi ấn tượng lời đề tặng của Saint - Exupéry cho người bạn Léon Werth: “Cho cậu bé mà trước kia người lớn ấy vốn từng là”. Thoạt tiên chúng ta cũng là trẻ con với đủ thứ tạo thành properties trong trẻo nhất của một cuộc đời. Dù vậy, cái “trước kia người lớn ấy vốn từng là” đa phần trở thành quên lãng, nằm ẩn trong bóng tối, trên giá sách kỷ niệm, trong câu chuyện bông đùa hay một tiếng thở dài xao xác. Hạnh phúc thay khi đọc “Trên đồi, mở mắt, và mơ”(*), tôi bắt gặp Văn Thành Lê, một trong số ít những người lớn hiếm hoi của chúng ta còn nhớ mình từng là trẻ con đi qua tuổi ngọc.
Nhân vật chính, cậu bé Thành, được bố mẹ cho về nghỉ hè ở quê nội, có lẽ là một đặc ân rất lớn của mỗi tuổi thơ và từ đây nhiều chuyện dí dỏm được mở ra. Cậu bé Thành rất đặc biệt, và dường như tạo nên một mode điển hình của một tuổi thơ lung linh: “Tớ đeo kính cận và luôn ôm theo cuốn từ điển tiếng Việt. Để gặp từ gì khó hiểu là tớ có thể tra liền, biết ngay”. Thành có các bạn trai Văn, Lê, các bạn gái Tuyết, Điệp, tạo nên một hội “vui không thể tả”, đủ các loại trạng thái biểu cảm, và những cuộc phiêu lưu ngộ nghĩnh.
Tôi ấn tượng với các title cho mỗi câu chuyện, ví dụ như “Trâu đi đền quan Bà” , “Nụ cười ngược sáng”, “Thăm dò địa chất giống thăm dò bụng lợn”… chỉ có thể đặt mình trong suy nghĩ trẻ con mới có sự đồng điệu như vậy. Nhà văn song hành cùng tuổi thơ, và kể câu chuyện của mình như kể câu chuyện của rất nhiều người khác. Thế giới thơ bé đầy mộng mơ, mọi thứ đều có câu trả lời theo cách riêng của một trí tưởng hồn nhiên, trong vắt. Hồn nhiên đã nuôi tuổi thơ bao trái ngọt trong khu vườn nhà, đống rơm, hồn nhiên sải cánh bay lên cùng cánh diều, lặn lội cùng đàn trâu và đêm về, hồn nhiên tặng cho những giấc mơ ngộ nghĩnh.
Bút pháp miêu tả, nắm bắt tâm lý nhân vật trong “Trên đồi, mở mắt, và mơ” song trùng các diễn ngôn rất trẻ con. Người đọc cảm nhận được lối suy nghĩ, cách sử dụng từ ngữ, cách xưng hô, cách đặt các câu hỏi và theo đuổi đến cùng các câu hỏi,... của cậu bé trong suốt cuộc hành trình đều rất trong trẻo. Nói về “chuyện tình yêu”, cậu bé Thành đã nghĩ “chẳng biết nói gì, chỉ biết cười trừ và đỏ nhừ cả má”. Hay tình tiết cháy đống rơm bác cả Phú ám ảnh cậu đến độ “mang nỗi sợ ấy vào giấc ngủ lúc nào không biết”. Chúng ta cũng tìm thấy lại những ước mơ thất lạc của mình đâu đó trong tác phẩm thiếu nhi này: “Tao làm họa sĩ. Họa sĩ có thể vẽ được tất cả các thứ mà mọi người mơ”. Một ý tưởng hay, cô gọn, trải bày những thực thể thuộc về thế giới ấu thơ như một sự thật hiển nhiên: “Cả hội bám vào vào những quả- ước- mơ của mình, lửng lơ bay lên, vào thăm thẳm trời xanh”, mang đến cho người đọc nét dễ thương không lột tả hết bằng lời. Và sự giáo dục đạo đức trong “Có tổ có tông”, biết hướng về ông bà tổ tiên, cái phận hiếu đạo sơ khởi khi cậu bé thắp hương, khấn vái: “Lần đầu tiên tớ ý thức được là tớ đang trò chuyện với những người trong dòng họ”. Đó là chiếc áo ý thức về bổn phận, trách nhiệm vừa vặn với tuổi thơ luôn chực chờ hàng lố câu hỏi trước đời sống, trước thực tại nhiều trắc vấn.
Người lớn đã từng là trẻ con, và dĩ nhiên trẻ con rồi cũng sẽ là người lớn. Khi trở thành người lớn, tôi mới phát hiện ra rằng mình đã đánh mất điều gì đó rất khổng lồ trong một cậu bé con: vẻ hồn nhiên. Khi đọc “Trên đồi, mở mắt, và mơ”, tôi đã thấy mình trong đó và tôi nghĩ rằng nhiều người lớn sẽ có chung cảm giác này. Cuốn sách vẽ một bầu trời tuổi thơ tươi đẹp và cứ hãy nghĩ rằng bạn sẽ gặp nhiều bạn tốt và chắc rồi bạn cũng sẽ giúp mọi người làm việc tốt. Việc tốt đến từ hồn nhiên chân thật.
Người lớn như tôi phải tiếc nuối và nhớ thương chính mình một tuổi thơ đã đi qua và khó có thể van lơi rằng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như Nguyễn Nhật Ánh đã tạo slogan cho nhiều thế hệ. Người lớn muốn tìm hồn nhiên, họ sẽ lột bỏ tất cả mọi bắt chước, mọi trang bị do thời gian đắp đổi lên. Hồn nhiên không yêu cầu cái gì quá lớn, hồn nhiên không cần sự phức tạp. Hồn nhiên có trong tuổi thơ của các bạn, điều đã trôi qua với người lớn và sẽ trôi qua với các bạn nhỏ. Thế nên, khi gấp lại “Trên đồi, mở mắt, và mơ” của Văn Thành Lê, tôi mơ được mở mắt trên đồi.
L.V.T.G
(SHSDB28/03-2018)
...............................
(*) “Trên đồi, mở mắt, và mơ”, Văn Thành Lê, Nxb. Kim Đồng 2017.
Đặng Nguyệt Anh là một trong rất ít nhà thơ nữ được vinh dự sống và viết ở chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
Trình làng một tập thơ vào thời điểm đương đại luôn tiềm chứa nhiều nguy cơ, và người viết hẳn nhiên phải luôn là một kẻ dấn thân dũng cảm. Nhiều năm qua, phải thú thực là tôi đọc không nhiều thơ, dù bản thân có làm thơ và nhiều người vẫn gọi tôi như một nhà thơ đích thực.
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.