Vậy, tại sao chỉ với sáu câu nhạc mà bài ca lại có sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ đến như vậy? Không chỉ tồn tại trên sân khấu, trên truyền thông đại chúng, mạng xã hội mà trong cuộc sống thường nhật hàng ngày như: đám cưới, đám hỏi, liên hoan, sinh nhật, thậm chí là của đông đảo người lao động chân tay khi chiều về vừa lai rai vừa gõ chén, gõ đũa hát vang lên những giai điệu mộc mạc, bình dị, gần gũi với âm hưởng dân gian và thấm đẫm tình người ấy. Ngày nay, những câu hát trong ca khúc này trở thành câu hát “cửa miệng” của nhiều người dân nơi con sông Bồ chảy qua và của những người yêu âm nhạc xứ Huế.
Để làm nên được những điều bình dị nhưng lớn lao, khiêm tốn nhưng thanh cao đó, theo chúng tôi trước hết xuất phát từ sự chân thành, biết ơn mảnh đất, dòng sông quê hương đã sinh thành, nuôi dưỡng, vun đắp tâm hồn anh, tiếp đến là sự quan sát tinh tế về con người và cảnh vật thiên nhiên, và trên hết là tài năng “thiên phú” khi cảm xúc dâng trào đến tột cùng trong khoảnh khắc “vô thức” của sự sáng tạo đã làm nên bài ca diệu huyền đến vậy. Từ câu mở đầu bài ca với bước nhảy đi xuống quãng 4, đi lên quãng 7 như vừa là câu hỏi, vừa là sự miêu tả vẻ đẹp của dòng sông với sự góp mặt các quãng 4 đ, 5 đ, 2 T, 3t, nơi góp phần tạo dựng nên “thần thái” của tâm hồn dân ca xứ sở.
Vẫn mạch nguồn cảm xúc chân thực, chân thành và không quá lời với những mỹ từ, anh miêu tả những hình ảnh có thật trên quê hương mình qua tháng ngày bom đạn, chiến tranh nhưng “chưng cất” lên thành hình tượng văn học rất đắt, rất thực: “Rào kẽm gai giăng vào làn nước lạnh/ dòng sông Bồ vẫn trong xanh”, sự tương phản giữa cứng và mềm, giữa nóng và lạnh, giữa nhu và cương… làm bật lên sự tàn bạo của kẻ thù và sức mạnh nội tại vô địch của “nước”, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh lòng dân trước mọi biến cố, thăng trầm của lịch sử.
Xúc động trước bài hát của lòng dân sông Bồ, ông Phan Trung, nguyên Bí thư Huyện ủy Hương Trà, trong một chương trình phỏng vấn của Đài Truyền hình Việt Nam năm 1998, đã từng nhận xét: “…Sông Hương có nhiều bài hát gắn với Huế và mang tính toàn quốc, còn sông Bồ gắn với dáng dấp một vùng quê, sát với nhu cầu và tình cảm của người dân, bài hát [có một dòng sông] rất quyến luyến, nặng tình, tôi tin rằng bài hát sẽ còn vang xa mãi và con người, mảnh đất quê hương sông Bồ ngày mai sẽ giàu đẹp hơn trên con đường đổi mới”.
Bằng sự vận dụng âm hưởng dân ca một cách tinh tế, nhất là thủ pháp luyến láy làm cho tuyến giai điệu (melody) uyển chuyển, mềm mại như điệu chảy của dòng sông nhịp nhàng trong từng câu hát, để rồi cứ vỗ về nên điệu dân ca, cứ bên lở, bên bồi, bên nhớ, bên thương, cứ day dứt, khắc khoải mãi khôn nguôi với tình đất, tình người xứ sở, nơi tuổi thơ tắm gội, nơi nuôi dưỡng tâm hồn khát khao như cánh diều no gió. Nơi cánh đồng xanh bên lũy tre làng, nơi lời ru nặng tình của mẹ, bên củ kiệu, củ nưa tần tảo của cha gom nhặt nuôi ta khôn lớn từng ngày… Có lẽ từ những cảm nhận đó mà bài hát luôn luôn mới, vẹn nguyên, tinh khôi trong lòng người thưởng thức. Một vẻ đẹp khác của ca khúc này là khi giải quyết cao trào đi vào đoạn kết, tác giả với thẩm mỹ tinh tế của mình đã khéo léo vận dụng phương pháp chuyển điệu cùng tên từ la thứ qua la trưởng (Amoll - Adur) một cách nhẹ nhàng, logic, cùng với tiếng gọi thao thiết tên dòng sông quê hương da diết, mênh mông như không bao giờ vơi cạn trong dòng chảy cảm xúc của người nghe: “Sông Bồ ơi sông Bồ/ xa mấy cũng chẳng quên/ sông Bồ ơi sông Bồ/ ta hát lời mải mê”, bằng thủ pháp điệp từ và nhắc lại giai điệu có chủ ý, tác giả làm cho đứa con tinh thần của mình vừa khiêm tốn nhưng da diết, quyến luyến, ám ảnh mãi trong ý thức người nghe.
Khi đương thời, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp, nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế từng nhận xét về ca khúc này như sau: “Dòng sông Bồ chan chứa bao kỷ niệm của một thời tuổi thơ đến lúc trưởng thành của tác giả. Bài hát để lại cho người nghe nhiều niềm xao xuyến; với khúc thức hoàn chỉnh, âm nhạc dịu dàng, sâu lắng, mỗi khi nghe ta thấy càng yêu quê hương nhiều hơn…”. Đúng như vậy, vẻ đẹp của ca khúc này không chỉ nằm ở phần văn học trong ca từ, mà còn có sự đóng góp rất quan trọng của đặc điểm âm nhạc. Khi xướng âm thật kỹ bài hát chúng ta dễ dàng nhận thấy chủ đề và hình tượng âm nhạc rất rõ nét, đó là điệu chảy của dòng sông Bồ lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc thì thầm, lúc dào dạt như từng lớp sóng xô theo mạch nguồn cảm xúc được thể hiện bằng đường nét giai điệu trải dài theo hình lượn sóng. Đặc biệt là sự tiết kiệm chất liệu âm nhạc bằng các thủ pháp nhắc lại, mô phỏng, phát triển, kết hợp với các quãng luyến láy trong dân ca, làm cho bài hát vừa chặt chẽ về kết cấu, vừa logic trong hòa âm, đó là cách sử dụng điệu thức cùng tên nhưng luôn thay đổi bằng thủ pháp ly điệu, chuyển điệu từ la thứ tự nhiên sang la thứ hòa thanh, la thứ giai điệu, la trưởng tự nhiên rồi quay lại giọng chủ la thứ, làm cho ca khúc vừa dễ hát, dễ phổ cập nhưng không dễ dãi. Cái tài tình của tác giả trong ca khúc này là sự vận dụng âm hưởng dân ca (hơi thở, tiết tấu và quãng của vè Huế, ca Huế) nhưng không đậm nét, lạm dụng, mà chỉ vận dụng để phát triển, làm cho bài hát nghe thân quen, gần gũi nhưng luôn luôn mới trong sự nhận cảm và thẩm thấu của người thưởng thức.
Với sáu câu nhạc, được bố cục ở hình thức ba đoạn phát triển (A - B - A’), ca khúc “Có một dòng sông” của NGND - GS.TS.BS. - nhạc sĩ Trần Hữu Dàng là một ca khúc đẹp, lạ và hay nhất về dòng sông Bồ hơn 40 năm qua mà tôi từng biết. Thậm chí trên mạng xã hội có thính giả Bùi Hoàng Linh vì quá yêu ca khúc này mà tự đi tìm nguồn gốc của dòng sông Bồ. Chúng tôi xin trích nguyên văn như sau: “Con sông thật đẹp như câu hát của bác sĩ Trần Hữu Dàng: Đi từ Trường Sơn về Tam Giang mênh mông sóng nước/ có tự bao giờ ơi con sông Bồ/ bên lở, bên bồi, bên nhớ, bên thương”; bắt nguồn từ vùng núi A Sầu của dãy Trường Sơn thuộc xã A Roàng, huyện A Lưới. Theo sử sách tên của con sông này được đặt theo tên các vùng đất mà nó chảy qua, đầu tiên (thế kỷ XV) là Đan Điền, sau đó là Phú Ốc, Hiền Sĩ, Cổ Bi. Tuy nhiên trong dân gian sông được gọi là sông Bồ. Theo tài liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn cho rằng vì ở thượng nguồn của con sông này mọc nhiều cây Bồ (còn gọi là cây Lác) nguyên liệu để dệt chiếu, nên tên sông được gọi là sông Bồ”.
Suốt cuộc đời chữa bệnh cứu người bằng Y học và Âm nhạc, cho đến nay nhạc sĩ Trần Hữu Dàng đã có hàng trăm ca khúc dưới nhiều thể tài khác nhau, song ca khúc “Có một dòng sông” vẫn là một dấu son trên hành trình âm nhạc của anh, bởi nó hội tụ nhiều yếu tố tạo nên sự hoàn hảo trong tác phẩm này như: cách vận dụng âm hưởng dân ca, yếu tố văn học, yếu tố mỹ thuật, thủ pháp sáng tác âm nhạc, đặc biệt là cách chọn cấu tứ và xây dựng hình tượng chủ đề rất gợi và ấn tượng. Có thể nói, nhạc sĩ Trần Hữu Dàng đã đi ra từ trong linh khí đất trời xứ sở, tắm mình trong dòng sông dân ca, dân nhạc của miền quê yêu dấu, mảnh đất đã vun vén, nuôi dưỡng chắp cánh tâm hồn anh bay lên trong sự thăng hoa cảm xúc bằng những nốt nhạc, âm điệu, lời ca dạt dào và cháy bỏng, giàu tính nhân văn đến thế trong “Có một dòng sông”. Dòng sông của đời người, dòng sông của tình yêu, dòng sông của mùa xuân sẽ còn ngân vang mãi trong lòng nhiều thế hệ người yêu âm nhạc xứ Huế, và sức sống của bài ca mãi còn lan tỏa, đâm chồi, nảy lộc mạnh mẽ như sức trẻ mùa xuân.
N.V.Đ
(TCSH432/02-2024)
Trình làng một tập thơ vào thời điểm đương đại luôn tiềm chứa nhiều nguy cơ, và người viết hẳn nhiên phải luôn là một kẻ dấn thân dũng cảm. Nhiều năm qua, phải thú thực là tôi đọc không nhiều thơ, dù bản thân có làm thơ và nhiều người vẫn gọi tôi như một nhà thơ đích thực.
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.