Từ đáy nước Ngự Hà

09:05 13/12/2011
TẤN HOÀI Một khung trời mây Một dải gương lung linh cuộn quanh hoàng thành cổ kính. Trầm mặc và ưu tư. Tưởng chừng như thế!...

Sông Ngự Hà - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Nhưng đâu phải! Bởi lẽ đã hết cả các loại vua trên đất Huế này rồi, - vua phong kiến và k cả vua... tư sản! Tấm áo ngự bào từ trên Ngọ Môn kia đã rơi xuống vĩnh viễn. Cờ sọc, c que cũng bay biến khuất chìm.

Con sông Ngự Hà vẫn cuộn quanh hoàng thành. Cần gì phải đ
i tên. Hãy để yên tên như Bến Ngự - nơi người ta mãi nhớ "ông già Bến Ngự" Phan Bội Châu trắng áo, trắng râu tóc và chiếc thuyền con như một hình ảnh không phai mờ "câu tâm sự gửi chim ngàn cá bin, đau lòng trong di chúc.

Ngự Hà - con sông
nhân tạo vẫn đẹp và vẫn càng đẹp với những mùa sen của nó.

Ngự
Hà! Nếu như Ngô Đình Diệm kịp thực hiện cái công trình Tiu khu La Mã của thứ "gia đình công giáo trị" thì chắc đến nay cũng chả còn gì để nhắc nhở đến dải lụa nước biếc xanh kia.

Ông già Ân sáu m
ươi lăm tuổi, hàng xóm của tôi trong một chiều rỗi rãi bên đường Canh Nông thường than thở... để mừng:

- Suýt nữa thì tôi cũng chẳng còn ở đây! "Ông" Diệm đã đuổi nhà từ trên cống Vĩnh Lợi và sắp đui xuống xóm này. May mà "ông" bị giết sớm! Hồi ấy, gia đình "ông" Diệm định phá bỏ Đại Nội đi để thay vào đó một nhà th đạo. Bn vẽ thiết kế đủ cả rồi. Từ cột c thẳng tít tắp theo trục "dũng đạo" cũ sẽ chiếu thẳng vào Tiểu Chủng Viện Tây Linh - bây giờ là trưng ph thông cơ sở phường Thuận Lộc. Ông Ân nhấn mạnh thêm - hi ấy tôi chả là nhân viên công chánh nên tôi biết, tôi đã được xem bản vẽ. Hẳn là hồ sơ vẫn còn bên cơ quan gì bây giờ ấy. Ông Diệm bảo toàn nước Mỹ là công giáo cả!!!

Thế đấy! Suýt nữa... đúng như lời ông già Ân - mà đâu chỉ
riêng một gia đình ông Ân! Cũng là may cho Đại nội, cho con sông Ngự Hà ấy. Nếu không chắc ông Tng Giám đốc UNESCO Amadu Mata Bô cũng chả đến đây làm gì để mà tuyên b "Huế phải được cứu vãn, cu vãn cho Việt Nam. Huế là một cao đim thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và cứu vãn Huế cho thế giới, vì Huế cũng là một bộ phận không thể tách rời của di sản văn hóa loài người".

Lời tuyên bố ấy đã được gh
i lại từ những ngày sau 1975!

Ngự Hà! Một khung trời mây,

Một dải lụa như tấm khăn voan uốn theo dạng hình lập thể vô băng (vauban) hòa mờ vào những thảm sương mỏng mùa Xuân, nắng hun mùa Hạ
, kể cả màn mưa xối xả vào Thu, vào Đông của thành phố Huế đã bao năm bừng thức dậy.

Ai đã đến Huế vào cuối Xuân sang Hè
, khi ngọn gió Nam Lào quạt qua lưng đèo Lao Bảo Quảng Trị, thì cố đô này bắt đầu đã rộ lên một mùa sen. Sen Ngự Hà, sen Tĩnh Tâm, sen h Nội, sen hồ Học Hải (Tàng Thư). Đây đó đều là sen. Trên cái mảng xanh bàng bc lẫn dần vào vòm cây xanh sẫm của cây vườn, những đàn cò trắng lặng yên bắt đầu hiện lên, rãi đều tít tắp - sen nở...

Chiều chi
u tiếng học bài của em bé cứ dóng lên đều đều thành một điệp khúc:

Trong đ
m gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng,
lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Và bỗng như bài học ấy, bài hát ấy lại vào trong t
ôi mà chính tôi đã từng thuộc nó thu cái tuổi bằng em bé kia. nhỉ, tôi ôn trí nhớ, tôi lật nhiều trang sách sao không hề thấy nói đến một màu sen hồng nào cả, mà chính trên những hồ kia, trên Ngự Hà kia lác đác cũng có những màu hồng đơn chiếc chen lẫn. Chả nhẽ không đủ chữ để gieo theo một vần "hồng" trong thơ sao?.

***

Tốt nhất là tìm đến những người trồng sen. Bao nhiêu người trong tổ hồ Tĩnh Tâm, Ngự Hà là những người sản xuất quen thuộc, nhưng người cui cùng được xem như một "bậc thầy" lại là ông Luật. Trên ba mươi năm ông đã tận tụy với loài hoa, loài hạt này.

Trước mặt nhà ông là một hồ rộng
- Nội H. Mười cây dừa cao ngọn như làm khung cho khoản nước nuôi sen. Một hàng vối xanh đậm lá in bóng xuống mặt hồ và cũng in bóng vào lối ngõ.

Chiếc bàn nhỏ, ít cái ghế con đầy bóng
mát cho khách nhìn xuống hồ. Hương sen chiêu đãi tự do thoang thoảng trong không khí trong lành. Thơm mà dịu. Êm ả và nên thơ.

- Bác ở đây quả là tuyệt vời. Sen nuôi bác cả thể xác lẫn tinh thần! Tôi mở đầu không khách sáo.

- "Ngh chơi cũng lm công phu" mà nghề tôi lại là nghề thật.

Ông mượn câu Kiều để mở đ
rồi pha trà mời. Trà ưp sen. Ông phân bua:

-
Cũng được cái nước lúc nào cũng thơm!

Tôi đi vào câu chuyện về sen. Như đủ nhấp giọng rồi, ông thong thả:

- Trồng sen cũng vất vả lắm
! cái x Huế này, mưa - anh biết rồi đó. Tối mày tối mặt! Tháng bảy nước nhảy lên bờ. May ra hăm ba tháng mười âm lịch mới hết lụt. Vào tháng mười một, ấm trời là chúng tôi bắt đầu vào vụ. Từ cả những mầm sen tri dậy. Đó là nói như sen tốt, còn không thì phải trồng lại, khoảng ba năm một. Có khi sen rụi, hỏng thì phải trồng lại hàng năm. Phải lấy giống như ngọn khoai, lấy từ nhánh thư ba, cũng trng thành luống thành bụi, giăng hàng chữ "ngũ" nghĩa là trông theo như hình cái ghế. Tất nhiên cuối mùa trước vào khoảng tháng sáu, sau khi lấy củ rồi, phải lo làm đất nghĩa là sa lại đáy hồ. Phải vén cào hết rong rêu gai góc đi. Bùn đáy phải nhảo không được sét quánh.

Sau mười hay mười l
ăm ngày là phải làm cả rong, nước loãng. Những cái hồ quanh thành nội này cũng như Ngự Hà đu nhiều rong - cũng có lợi cho nhng gia đình nuôi lợn đấy, nhưng với sen thì hại. Vớt cho sạch rong, vớt váng, vớt bèo. Nếu không, sen không lên nổi. Thậm chí nước quá sâu, thì đến bao giờ mới thấy mặt sen. Cũng phải chăm như là chăm cây lúa. Nhưng cây lúa khi gieo mạ còn thấy hạt giống, chứ sen thì phải sang tháng giêng mới là là mặt hồ. Càng phải săn sóc nhiều. Được sức, ấm tri thì sen hạt sẽ ăn ngon, mà gặp lụt thì ôi thôi! hết vốn! - lúc ấy thì y như người làm ruộng ô ngập ớc.

Ông Luật lại chuyên một lần trà nữa rồi tiếp:

- Mùa đ sen - chúng tôi gọi là ", như mùa gặt lúa. Sen nn mặt nước thì nơi tốt chỉ còn thấy bông thôi, bi mỗi nách là một bông, mà lại là bông màu trắng, nên càng dễ nhận. Anh trông chả như một đàn cò là gì - cò đậu khi còn búp - cò bay lúc sen đã n...

- Sao người ta ít tr
ng sen hồng?

-
À - tôi sẽ nói sau. Phải làm chòi canh gác sen. Đấy là những cái chòi ven hoặc giữa hồ, tưởng là nằm mát đấy nhưng con mắt nhắm lại là có kẻ đã hái sen rồi đó.  Họ thích cái hoa - cũng đúng thôi, nhưng gương hạt chưa chín thì chỉ là để chơi, khác với chúng tôi là người thu hoạch hạt. Mà cái giá trị chính là kết quả cuối cùng ấy. Chúng tôi phải theo dõi khi cánh rng rồi, xem hạt chín bói ng màu da bò thì là mi chun bị. Trong nghề chúng tôi phải qua mắt nhận xét từ lúc nó vàng mơ đến đen rằn ri thì đỗ. Khi hột khô, hột mi có huyết, là bóc ht ra một đầu có tí màu nâu như huyết. Thi gian cứ tiếp tục từ năm đến bảy ngày một lứa. Chiếc xuồng con ghé mũi vào mà ngắt, mà khoèo, mà giật cho gương sen rơi vào xuồng.

Cái gi
ng sen Huế này lạ lm. Sen Ngự Hà, Tĩnh Tâm bây giờ đã gần thuần một giống. Trước đây có nhiu loại gọi theo tên nghề nghiệp:

- Mặ
t nhăn - đấy là nói cái gương. Trồng sen chủ yếu lấy hạt, mà hạt là căn cứ vào gương, cho nên hay nói mt là thế. Loại mt nhăn không tốt, ít hạt, thường bị lẫn giống, tuy hạt có to.

-
Mặt trẹt - chính là loại tốt nhất. Mặt gương phng tốt chu gió nam - gió Lào. Gương vừa ngang tm lá, vì thế được lá bảo vệ nên không bị gãy, b xiêu.

- Bộp li Vân dương - cây to, cao tốt, hạt to nhưng lại không chịu được mưa gió, nhất là gió nam. Mười hạt chỉ còn ba bốn. Nhưng nhìn hạt thì cũng sưng mắt, có hạt to bằng quả nhãn lồng.

- Bộp không lồi - loại này cũng giống
loại trên, năng suất không cao.

- Sen hồng - loại này bông nh, gương nhỏ, chỉ để làm cảnh cho vui, nên chúng tôi không trồng. Lỡ bông nào lẫn vào thì phải tìm cách bỏ đi, hoặc gặp thì ngắt cho các em bé.

...
Lá xanh, bông trng, lại chen nhị vàng.
Nh vàng bông trắng, lá xanh...


- Anh xem có ai nói đến sen hồng đâu.

- À ra thế!

Hóa ra cha ông chúng ta cũng đã có kinh nghiệm về ngh sản xuất này rồi chăng! Chỉ tiếc rằng không đi sâu vào tìm hiểu thì cũng dễ vũ đoán ưa chuộng một màu sen hồng (- dĩ nhiên là không ai cấm) ít mang lại lợi ích cho nguồn sống.

Ông Luật như muốn nói cho hết cái kho trí thức lao động về sen:

- Một gương tốt phải được đến năm mươi hạt. Cho nên cái gương phải bằng cái bát.

Câu chuyện về sen tưởng chừng nh
ư khô khan, đầy chữ nghĩa, kỹ thuật, nhưng ngoài cuộc đời cây sen, tôi bỗng hiểu thêm một nét mới trong ca dao c... "nhị vàng, bông trắng... lá xanh".

- Tôi phải thêm một giống sen Tĩnh Tâm, đó là sen cánh gián, cũng còn gọi là sen tiến, có nghĩa là sen dâng vua như các loại "cam tiến", Bố Hạ, "mía tiến" Triệu Tường... Dân thì quen gọi là sen hột mây, vì hạt nhỏ như hạt mây, nhưng b, thơm, ngon, hương vị thật đc biệt. Bây giờ ta ít trồng. Tiếng tăm "gạo de An Cựu" như thế nào thì sen hột mây Tĩnh Tâm cũng thế.

Ông Ân kết thúc bui lý thuyết bằng một đoạn vè cũ về xứ Huế:

Xa sông thì phải nhớ nguồn
Nhớ chùa Thiên Mụ, nh
Hòn Chén thiêng
Nhớ mư
i hai nhịp Trường Tiền
Đông Ba nhớ chợ, lên thuyền, xung xe
Đi mô cũng
nhớ mà về,
Chén c
ơm An cựu ni chè Tĩnh Tâm.

Ni chè Tĩnh Tâm chính là ni chè nấu bằng sen hột mây. Nghe đâu cái bài vè ấy là của một chị Việt kiều Pháp làm để nhớ Huế. Cái tình người xa quê nó thành ra cụ thể là thế. Chắc rằng một ngày nào đó lại có bài cho sen Ngự Hà.

***


Ngự Hà! Con sông của vua chúa một thời. Nó lồng bóng một khung trời mây như lụa uốn với hoàng thành. Những chiếc cống hình vòng cung xây cuốn bắc ngang, mang những cái tên quý phái trang trọng: Vĩnh Lợi, Lương Y, Thanh Long ngoài một đôi cái tên dân dã như Cống Cầu Kho. Toàn là đá Thanh tấm lớn.

Có nhà nho trước gọi Ngự Hà là Hoàng Tuyền - Suối vàng - suối
dưi Âm phủ. Nhà nho châm biếm giải thích "Hoàng Tuyền là suối nhà vua" nhưng từ ng thông thường đã xác định ngữ nghĩa của nó, nên dân gian đều hiểu được thâm ý của nhà nho. Chả là con sông vua chúa ấy chỉ dùng vào một việc - khi có những phi tần, lính tráng trong cung chết (tr vua) thì linh cữu sẽ đưa xuống thuyền theo dòng Ngự Hà, rồi qua cống Thanh Long, để ra sông Đông Ba. Do đấy ngày xưa Ngự Hà không trồng sen.

Ngự Hà hôm nay vẫn là con sông cũ ấy. Nhưng những mùa sen đã mang hương, mang hạt đến cho Huế và xa hơn
nữa. Từ đáy nước Ngự Hà, sen đã ngoi lên "chẳng tanh mùi bùn". Những hợp tác trồng sen Thuận Thành, Thuận Lộc và quanh một vùng sông này đã xem con sông ấy là ruộng đất thật sự. Nếu người nông dân gọi hạt lúa là hạt ngọc, thì những hạt sen qua tháng năm tháng sáu cũng là hạt ngọc quý ca những người trng sen.

Hẳn không n
ên dài dòng về lá, về tim, về hương, về củ... đã được xem là dược liệu.

Từ đáy nước Ngự Hà đã có những mùa sen.

Những khung tr
i đầy mây trắng không in bóng xuống lòng sông nữa, khi đã có ngàn ngàn hoa sen trắng nở rộ trên mặt nước Ngự Hà.

Huế tháng 6-1985
T.H
(19/6-86)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ÐÔNG HÀ

    Tôi là người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên bằng những bài học lịch sử. Thế hệ chúng tôi yêu Tổ quốc theo những bài học ông cha để lại qua những trang sách cộng thêm chút tính cách riêng của chính bản thân mỗi người. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện tình yêu đó khác nhau.

  • CHẾ LAN VIÊN

    Hồi ký về Đoàn Nghệ thuật Xây dựng (Huế 1946)

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                              (Bút ký)

    Ông Lê nguyên giám đốc sở Văn hoá Bình Trị Thiên, một lần về Thủy Dương lấy  tài liệu viết tuyên truyền cho vụ lúa mùa, đã cụng đầu với ông bí thư xã.

  • TẠ QUANG BỬU
                    (Hồi ký)

    Tôi đã học ở trường Quốc Học bốn năm từ năm 1922 đến 1926, cách đây đúng 60 năm.
     

  • TRỊNH BỬU HOÀI

    Đất trời đang mặc chiếc áo mới cho trần gian. Con người cũng thay chiếc áo mới cho mình. Chiếc áo khoác trên đôi vai sau một năm oằn gánh công việc. Chiếc áo phủ lên tâm hồn ít nhiều khói bụi thế nhân.

  • NHỤY NGUYÊN

    Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.

  • ĐÔNG HƯƠNG

    Trí nhớ tôi tự dưng quay trở về với tuổi thơ, tuổi ba mẹ vừa cho đi học. Ờ! Lâu quá rồi, cái Tết đối với tôi không còn ý nghĩa gì nữa, trí nhớ lơ mơ trở lại khoảng đời thơ ấu, có lẽ đẹp nhất trong đời của mỗi con người của chúng ta.

     

  • TRẦN HỮU LỤC (Tùy bút)

    Tháng Chạp ở quê tôi là tháng của hoa mai. Dường như màu của hoàng mai tươi thắm khắp mọi nẻo đường. Những chậu mai kiểng, vườn mai chùa, vườn mai nhà, đường phố mai, công viên mai, những thung lũng mai núi… đến thì lại nở đẹp một màu vàng mỏng nhẹ trong sương sớm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU (Bút ký lịch sử)

    Nhiều năm men theo dấu chân của nàng Huyền Trân, công chúa nhà Trần mở đất Ô, Lý, hễ có dịp là tôi lại hành hương đất Bắc. Viếng đền thờ các vua nhà Trần ở làng Tức Mặc - nơi ấy nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

  • HÀ THÚC HOAN

    Những ai đã từng là học sinh trường Quốc Học - Huế đều có Một thời Quốc Học(1). Thời Quốc Học của tác giả bài viết này là ba năm học tập ở các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11) và đệ nhất (lớp 12), từ năm 1956 đến năm 1959.

  • TRẦN HUY MINH PHƯƠNG (Tùy bút)

    Thoáng một cái, xài hết ba trăm sáu mươi lăm ngày mà hổng biết. Bao dự tính giằng co rồi dang dở, chưa kịp nghĩ thấu, chưa xiết làm xong, phân vân nhiều nốt lặng, yêu người chưa sâu nặng, nợ người chưa trả xong… ngày giũ vội qua đi. Ngẩn ngơ, mùa về!

  • THIẾU HOA Hắn! Một vị khách không mời mà đến. Hắn đến viếng nhà tôi trong một đêm mưa to gió lớn. Cả nhà ai cũng biết sự có mặt của Hắn. Đêm đầu tiên cứ nghĩ Hắn chỉ trốn mưa tạm thời rồi hôm sau sẽ đi. Nhưng đến nay đã qua một mùa xuân, Hắn vẫn còn ung dung tự tại ở trong nhà, lại ở đúng trong phòng của tôi như một thành viên chính thức trong gia đình.

  • PHAN QUANG                Trích hồi ký ... Đến thị xã Sơn La chiều hôm trước, sáng hôm sau trong khi chờ đến giờ sang làm việc với Khu ủy Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - mà các đồng chí gần gũi đều quen gọi bằng tên thân mật: anh Thao - cho mời chủ nhiệm nhà khách của khu tới.

  • VÂN NGUYỄN                 Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)

  • PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...

  • XUÂN HOÀNG Tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi thăm hai nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri đúng vào những ngày đầu xuân Mậu Thân, sôi động.

  • HỮU THU & BẢO HÂN                                     Ký   Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hãi hùng mà cơn bão mang tên Cecil tàn phá vào cuối tháng 10 của năm 1985 ở miệt phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

  • PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.

  • VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...

  • TRẦN THỊ HƯỜNG (*)                    Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).