Tìm hiểu phong cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua một bài thơ

10:07 11/06/2015

PHAN NGỌC

Giàu (,) ba bữa, khó (,) hai niêu,
Yên phận (,) thì hơn hết mọi điều
Khát, uống chè mai: hơi (,) ngọt ngọt;
Sốt, kề hiên nguyệt: gió (,) hiu hiu.
Giang sơn tám bức, là tranh vẽ;
Phong cảnh tứ mùa, ấy gấm thêu
Thong thả: hôm (,) khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.

Ảnh: internet

1. Đây là bài thứ 3 trong số 161 bài thơ nôm của quyển Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (NXB Văn Học, Hà Nội 1983). Bài này được chọn vì xưa nay ai cũng cho là của tác giả. Việc khảo sát một tác giả xưa về bất kỳ mặt nào cũng chỉ nên bó hẹp vào một số bài rất ít gọi là tư liệu tối thiểu, và chỉ phân tích, mô hình hóa trong phạm vi ấy thôi. Khi ta đã nắm được cái tập hợp các kiểu lựa chọn tiêu biểu cho tác giả, ta sẽ dùng nó kiểm tra lại các bài còn lại để đoán định những bài còn ngờ vực và nếu cần, để sửa lại cách công thức hóa. Nói chung, các kiểu lựa chọn này sẽ lặp lại gần như nguyên vẹn ở mọi bài. Tôi giữ nguyên cách phiên, chỉ chấm câu lại cho gần cách chấm câu người xưa hơn. Chỗ nào không thể chuyển thành cách chấm câu hiện đại tôi để trong ngoặc đơn. Ta sẽ thấy chính cách chấm câu này mới sát với nghệ thuật tác giả.

2. Bài thơ là một thông báo. Phong cách thay đổi theo người nhận thông báo. Khi người nhận thông báo là độc giả mua hàng hóa, phong cách sẽ chịu ảnh hưởng của thị hiếu và thay đổi khá nhanh như dưới thời Pháp thuộc. Thời ông, thơ văn không phải hàng hóa, nên phong cách tác giả thường giữ nguyên suốt đời. Nó là triều đình thì tác phẩm sẽ mang tính tán dương, nó là bạn bè thì tác phẩm sẽ mang tính thù tạc của sinh hoạt nho sĩ, nó là bình dân thì tác phẩm sẽ có màu sắc phê phán. Các nhà thơ như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, làm thơ theo từng sự việc của đời mình. Riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm không nhằm một đối tượng cụ thể nào. Trong số 161 bài thơ nôm của tuyển tập, 144 bài không có đề mục, những bài còn lại đều là những lời khuyên về đạo đức. Trong số 89 bài thơ chữ Hán chỉ có 13 bài thơ chủ đề cụ thể kể lại việc làm khi hành quân theo nhà Mạc hay thù tạc với bạn bè, còn nữa cũng là thơ vô đề. Độc giả của ông là toàn bộ hậu thế, nhân dân Việt Nam, kẻ mà ông tin là sẽ hiểu ông, sẽ thể tất cho một cuộc sống bất đắc dĩ của ông. Ông không thể phát huy mặt năng động chủ quan để cứu đời, cứu dân. Ông sống trong một thời nội chiến, làm người chứng kiến bất lực một xã hội đang tan rã mà hình ảnh cụ thể đã được Nguyễn Dư miêu tả trong Truyền kỳ mạn lục. Ông chỉ còn cách tự cứu lấy lương tâm của mình. Chính vì vậy con người đỗ trạng nguyên, làm quan to, được họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn sùng bái, đã từ bỏ giàu sang, danh lợi, quay về với làng xã "lấy cảnh núi sông non nước làm vui" (tựa tập thơ Am Bạch Vân).

Ông là một ẩn sĩ nhưng không phải một ẩn sĩ Ấn Độ chạy vào núi sống để thờ thần linh, không phải một ẩn sĩ Trung Quốc quay lưng với chính trị, tự thổi phồng mình, tự tôn thờ mình. Thơ ông chẳng có gì là huênh hoang của thơ triết lý Trung Quốc. Ông quay về sống trong vòng tay của làng mạc họ hàng, dạy học trò, bình dị, khiêm tốn, như cha ông chúng ta.

3. Một bài thơ thường có một tổ chức rất chặt nên khó lòng lấy một câu ở bài này để lắp vào một bài khác. Nghệ thuật của ông trái lại mang tính lắp ghép. Ông có một số mô típ lặp đi lặp lại với đôi chút thay đổi để tạo nên mọi bài thơ. Đi con đường ấy, diện mạo từng bài không rõ, không thể mang một đề mục riêng không tìm thấy ở một bài khác. Nhưng phong cách tác giả cũng không vì thế mà kém hiển nhiên,

Nếu ta thử tìm các mô típ trong số 80 bài thơ đầu là những bài không hề bị ngờ vực về mặt tác giả thì sẽ thấy bài này là sự lắp ghép của 6 mô típ.

Câu 1: Giàu (,) ba bữa; khó (,) hai niêu, tức là ta phải vui với cái nghèo. Người giàu kẻ nghèo thực tế không hơn nhau mấy.

Câu 2: Yên phận (,) thì hơn hết mọi điều. Tức là con người phải bằng lòng với số phận mình.

Câu 3-4: Khát, uống chè mai: hơi (,) ngọt ngọt;
Sốt, kề hiên nguyệt: gió (,) hiu hiu. Cuộc sống giản dị tự nó đã là hạnh phúc.

Câu 5-6: Giang sơn tám bức, là tranh vẽ;
Phong cảnh tứ mùa, ấy gấm thêu. Tức là hãy tìm cái vui ở thiên nhiên, một thiên nhiên gần gũi ở ngay cạnh mình, không phải trốn đời mới thưởng thức được.

Câu 7: Thong thả: hôm (,) khuya nằm, sớm thức. Tức là mình là công dân có bổn phận với đất nước. Mô típ này khẳng định dứt khoát tác giả không theo Lão Trang.

4. Nếu ta tìm hiểu tư tưởng tác giả qua tần số xuất hiện các câu thơ làm thành những mô típ thì tư tưởng ấy như sau:

Con người phải am hiểu lẽ thịnh suy, thăng giáng của tạo vật (54) để qua đó tìm lẽ sống, xuất hay xử cho hợp với mệnh trời (26). Là người dân, tôi có bổn phận với dân với nước (14), nhưng trong tình thế hiện nay khi cái xấu đã thắng, dù tôi có muốn xông ra bảo vệ chính nghĩa cũng không làm được (51). Tôi chỉ còn một cách là: từ bỏ danh lợi (57) để giữ lấy lương tâm, nhân cách mình (15), vui với đạo lý thánh hiền (24), vâng theo tình nghĩa làng xóm (29). Phải bằng lòng với cái nghèo (24), tránh tranh đua để giữ tấm lòng thanh thản (32), sống giản dị như bà con thôn xóm (25), tìm nguồn vui ở một thiên nhiên gần gũi, ngay cạnh mình (59), an hưởng phận mình (35).

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm là thế. Con người lỗi lạc về lý học đến mức sứ thần Trung Quốc là Chu Xán phải phục chẳng hề nhắc đến một thuật ngữ lý học: tính, khí, ly, tâm... Nhân vật mà truyền thuyết nâng lên địa vị một tiên tri, biết trước hậu thể năm trăm năm chẳng hề nói bóng gió gì đến hậu vận. Ông trạng nguyên hay chữ nhất nước chẳng thiết gì đến chữ nghĩa, điển tích từ chương. Con người được cả thời đại tôn sùng chẳng buồn nhắc tới danh tiếng của mình. Thậm chí ông không nhắc đến cá nhân mình. Đây là một phong cách lạ, trước ông không có mà sau ông cũng không. Nhưng ông hiểu được cái bí quyết để giành được lòng tin của hậu thế. Phải gạt bỏ mọi "bánh vẽ" của cuộc đời (công danh, chức tước, chữ nghĩa, trang tức) để xuất hiện giản dị và chân thành. Không rên la, thậm chí không thở dài, không đóng vai một người thuyết phục, giáo dục. Hãy quên cái con người của cương vị xã hội (bằng tôi, nhà sư, nho sĩ...) để làm con người trong lòng mọi người. Chính vì vậy thơ ông lần đầu tiên trong văn học ta nói với mọi người. Nếu muốn nói đến ý nghĩa triết học của thơ ông thì nó là ở đấy.

5. Để đạt đến điều đó, hình thức phải hết sức đạm bạc, câu thơ không nói với giác quan mà nói với cảm nghĩ. Nhịp thơ phải rất chậm để dành chỗ cho sự suy nghĩ. Mọi trang trí, từ chương, điển tích, chữ nghĩa đều phải loại trừ để cho tâm hồn bắt gặp tâm hồn. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt đến trình độ cao nhất của cái giản dị nghệ thuật nhờ những kiểu lựa chọn đặc biệt.

Bài thơ theo thể thơ Đường nhưng lại được xây dựng theo kiểu thơ Tống. Thơ Đường kỵ lối chứng minh bằng suy luận, trái lại - thơ ông là thơ chứng minh. Trong bài này đã có 3 chữ chứng minh: (c.5), thì (c.2), ấy (c.5) là những chữ nhà thơ Đường phải tránh. Nhưng dù là cấu tứ theo kiểu Đường hay kiểu Tống cũng đều trang trọng. Do đó, ông phải phá vỡ sự trang trọng này để đạt đến giản dị tối đa:

a) Câu đầu sáu chữ xây dựng hệt như một tục ngữ.

b) Chữ dùng chủ yếu là chữ đơn tiết thuần Việt chỉ có một chữ láy âm (thong thả) hai chữ điệp âm (ngọt ngọt, hiu hiu). Ngay cả hai từ Hán Việt (giang sơn, phong cảnh) thì cũng đều là những từ ai cũng biết. Chữ trời Nghiêu với nghĩa thời thái bình thịnh trị là rất dễ hiểu. Bài thơ cách ta bốn trăm năm mà đọc như thơ ngày nay. Chỉ có hai từ dùng là lạ đối với người Bắc (sốt với nghĩa nóng bức, hôm là ngày) nhưng đối với các nơi khác thì vẫn quen thuộc.

c) Bốn câu đối nhau xây dựng theo mã của tục ngữ chứ không phải theo mã câu đối Trung Quốc. Nghĩa câu 3-4 là: Khi nào khát, ta uống nước chè nấu bằng gỗ hồng mai (cách uống rất bình dị của nông thôn) ta cảm thấy thú vị vì hơi (vị) nó ngọt ngọt. Khi nào trời bức, ta nằm ở hiên gần ánh trăng, cảm thấy mát vì gió thổi hiu hiu. Nghĩa câu 5-6 là: Núi sông tám hướng tự nó đã đẹp là những bức tranh vẽ mà các nhà quyền quí vẫn treo, phong cảnh bốn mùa thay đổi tự nó đã tươi như gấm thêu rồi (vật quí). Như vậy hạnh phúc là rất gần gũi: nó ở ngay cạnh ta, trong lòng ta. Gốc của cái nhìn này là ở Thiền tông, không phải gốc dân dã, nhưng cái nhìn được xây dựng theo kiến trúc dân dã. Đó là kiến trúc của Ăn-vóc, học-hay, của chồng công vợ tức là kiến trúc vị ngữ - vị ngữ: Nếu ăn thì người có vóc lớn, nếu học sẽ biết. Xét về của tuy là thuộc về chồng nhưng xét về công lại là do vợ.

a) Vì áp dụng kiến trúc tục ngữ nên thơ ông nhịp cắt rất nhiều và câu thơ đọc rất chậm. Ông là nhà thơ mà nhịp thơ chậm nhất. Thông thường, câu thơ Đường chỉ có một nhịp sau chữ thứ tư. Chúng tôi đã chấm câu lại để bạn đọc nắm được cách tổ chức này cho hiển nhiên hơn.

b) Thiên nhiên của ông rất lạt, không có màu. Nó hết sức tĩnh: nếu có một chút vận động (gió hiu hiu) thì mục đích không phải để nêu vận động mà để nêu một sự yên tĩnh cao độ. Nó thường được diễn đạt bằng một từ đơn tiết (gió, mây, núi...) Đặc biệt, con người suốt đời đối diện với biển từ khi ra đời đến khi chết, sống chỉ cách biển vài cây số thế mà trong thơ không nói đến biển. Phát hiện kỳ thú này là của anh Trần Quốc Vượng, lúc mô hình hóa tôi còn bỏ sót yếu tố này. Vì chưa mô hình hóa Nguyễn Trãi (một người hay nói đến biển) để có cơ sở đối lập, có gì đâu: ông tìm sự yên tĩnh, ông ghét đồng tiền, thương nghiệp, thủ công nghiệp, cho nó là nguyên nhân đẻ ra mọi tai họa. Mà biển thì lại gắn liền với hoạt động, với thương nghiệp và thủ công nghiệp là cái mà vào thời đại ông lại phồn thịnh nhất ở ngay quê hương ông. Điều này chứng tỏ thiên nhiên nghệ thuật không phải là thiên nhiên khách quan.

6. Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải loại thơ đọc để nhìn, để nghe. Ông là con người duy nhất của văn học ta chủ trương một đường lối nghệ thuật riêng: nghệ thuật là để giúp con người tìm lại được chính mình, chân thành với mình và với xã hội. Khi nào ta hiểu được nhu cầu ấy, ta sẽ biết ơn phu tử và sẽ hiểu được giá trị của nhà thơ kiệt xuất.

P.N.
(SH35/01&02-89)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THỦY THANHLâu nay, "quả lắc" vì sự trong sáng tiếng Việt dường như đã trì vào điểm chết của dây dọi. Những mặc cảm, thành kiến hoặc dị ứng về sự "ga lăng ngôn ngữ" trước áp lực của thời đại tin học cũng chững lại như một thái độ thăm dò. Suy cho cùng thì ngôn ngữ cũng có đời sống riêng và nó bao gồm cả thể vía lẫn thể xác. Nó cũng "hữu sinh tất hữu diệt" trong luật tiến hóa và đào thải như nhiên. Ngôn ngữ nói chung là một phương pháp hệ thống hóa và tích lũy tri thức theo sự diễn tiến về mặt lịch đại và sự tiệm tiến về mặt đồng đại.

  • Các lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi: tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tác giả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau.

  • Viết là một công việc bất hạnh. Một trong những yếu tố gây khốn khổ cho nhà văn là cốt truyện. Cốt truyện là “ông ngoáo ộp” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm.

  • Trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen. Dáng hình đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thùy mị, thanh khiết, không nhiễm bẩn... chừng ấy đức tính tốt đẹp đã đưa hoa sen thành biểu trưng cao quý của đạo Phật.

  • TRẦN ĐƯƠNGGoethe (1749-1832) hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là người Đức vĩ đại nhất”.

  • AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

  • Flier Andrei Jakovlevich(Tiến sĩ triết học, nhà văn hóa học của Nga)

  • HOÀNG NGỌC HIẾN    (Đọc "Văn hóa chính trị - truyền thống và hiện đại" (1) của Nguyễn Hồng Phong)Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm(2). Lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay là một chủ đề quan trọng của công trình.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHThực trạng của phê bình nghệ thuật hiện nay đang là một câu hỏi cần phải được trả lời.

  • THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

  • HOÀNG TẤT THẮNGMột trong những đặc điểm đặc thù của tiếng Việt là: các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất... không phải luôn chỉ đứng một mình mà thường kết hợp với một từ đứng trước với chức năng phân loại, chỉ đơn vị, biểu thái... trong lời nói. Chẳng hạn, sự vật thuyền trong tiếng Việt không phải chỉ có từ "thuyền" mà còn có "cái thuyền", "chiếc thuyền", "con thuyền", "lá thuyền", "mảnh thuyền"... các từ "cái - chiếc - con - lá - mảnh..." thường gọi là từ chỉ loại (hay là loại từ).

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học thời đại nào cũng là sự du di cái nhìn thấm sâu vào đời sống. Thơ văn nói tới cái thật xa, rồi lại trở về với cái thật gần. Muốn đi xa, hành trang thơ phải gọn nhẹ, nhẹ chữ nhưng nặng lòng. Thơ Thiền là vậy. Mỗi câu thơ như một mũi tên bay vào tưởng tượng. Giữa những dòng thơ Thiền là một cõi chân như, vượt ra ngoài định giới môi trường xã hội quen thuộc, vì thế thơ Thiền thênh thang hướng đạo nhằm mục đích cứu sinh, đưa con người trở về với chính nó.

  • LÊ ĐẠT                Đường bụi trang lịch cũ                 ếp ếp đàn thời gian                                           L.Đ

  • HOÀNG NGỌC HIẾN             (góp phần định nghĩa minh triết)Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997).

  • VÕ VĨNH KHUYẾNBa mươi năm, sau khi Bác qua đời (1969 - 1999) có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chuyên luận và khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước về thơ, văn của Bác. Quy mô và mức độ có khác nhau. Tuy vậy, vẫn có chỗ chưa được khảo sát một cách đầy đủ, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Trong phạm vi, khả năng cá nhân và nội hàm vấn đề, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ về thơ Bác viết cho thiếu nhi.

  • NGÔ TỰ LẬP(Tiếp theo TCSH số 127/9-99)

  • NGÔ TỰ LẬP1.Platon nói rằng không thể có sự bình đẳng của những kẻ vốn không bình đẳng về mặt năng lực tự nhiên. Đó là xã hội người, nhưng chúng ta cũng có thể nói tương tự như vậy về xã hội từ ngữ.

  • ĐÀO DUY HIỆP    “Hội làng mở giữa mùa thu     Giời cao gió cả giăng như ban ngày”                                            (Nguyễn Bính)

  • YURI BONDAREVTên tuổi của nhà văn Nga Yuri Bônđarép rất gần gũi với bạn đọc Việt Nam qua những tác phẩm nỗi tiếng của ông đã được dịch ở ta vào thập kỷ 80 như: "Các tiểu đoàn xin chi viện", "Tuyết bỏng", "Bến bờ", "Lựa chọn", "Trò chơi"... Là một trong những nhà văn Xô Viết hàng đầu miêu tả hùng hồn và chân thực chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh chống phát xít Đức 1941- 1945, Bônđarép đã được phong Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, được tặng giải thưởng Lênin, các giải thưởng Quốc gia, giải thưởng Lép Tônxtôi và M.Sôlôkhốp, giải thưởng toàn Nga "Xtalingrát"...

  • TRẦN ĐÌNH SỬVăn học Trung Quốc trong cơ chế thị trường đã có những biến đổi khá lớn. Theo các tác giả của sách Văn học Trung Quốc thế kỷ XX xuất bản tại Quảng Châu năm 1988 có thể nắm được một đôi nét diện mạo, chứng tỏ văn học Trung Quốc không còn có thể tồn tại theo phương thức cũ. Cơ chế thị trường đã làm cho nhà văn và nhà phê bình phải suy tính lại về sách lược sinh tồn và phương hướng phát triển nghề nghiệp.