Có cảm giác như quá bức xúc trước những mối đe dọa ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống đang ngày càng hiện hữu mà Đãng Khấu viết tiểu thuyết này. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm giống như một tiếng chuông cảnh báo vang lên đúng lúc, thức tỉnh tinh thần cảnh giác của mọi người, kể cả những kẻ đang mê muội chạy theo đồng tiền, sẵn sàng bất chấp tất cả.
Một lần nữa, “Mối chúa” (NXB Hội Nhà văn, 2017) của Đãng Khấu khẳng định một quyết tâm, một giá trị sống của xã hội loài người văn minh ngày nay: không đánh đổi môi trường vì mục đích kinh tế, vì những lợi ích trước mắt.
Cốt truyện khá đơn giản: nhân vật xưng “tôi” là con trai của một doanh nhân thành đạt, khi bố chết được kế vị bố - lãnh đạo một công ty lớn đang ăn nên làm ra.
Được đào tạo bài bản ở Tây về hẳn hoi, nhưng anh ta không khỏi bỡ ngỡ khi được “ném” vào thực tế cuộc cạnh tranh có phần khắc nghiệt của kinh tế thị trường.
Mâu thuẫn của chàng “thủ lĩnh” trẻ tuổi chính là ở chỗ: khát khao chứng tỏ mình là người xứng đáng kế tục sự nghiệp của bố, với những việc làm hầu như trái với lương tâm mà cái hội đồng thành viên của công ty cố tình khoác lên vai chàng.
Trong cuộc chiến để giải quyết mâu thuẫn, nhiều sự thật dần dần được hé lộ. Cùng với nó là nét chân dung tính cách của các nhân vật được tô đậm: trung thực và gian dối, cao thượng và hèn hạ, khoáng đạt và bần tiện, lạnh lùng vô cảm và chan chứa yêu thương…
Mối tình trắc trở, có phần oái oăm của chàng với cô Diệu- con gái của người chiến sĩ dũng cảm nhưng thất bại trong cuộc chiến bảo vệ môi trường- giống như cơn gió mát bất ngờ thổi vào những trang sách hầm hập những toan tính, mưu đồ, khiến người đọc lại bình tâm, tin tưởng vào sự chiến thắng cuối cùng của cái đẹp, của lẽ phải.
Đãng Khấu, qua lời nhân vật chính, gửi tới người đọc thông điệp đầu tiên về tác phẩm của mình: ông chỉ coi “Mối chúa” như một “bản tường thuật”, “nói là tường thuật, tôi chỉ muốn hàm nghĩa nó được kể lại thuần túy, một cách trực tiếp và thấy thế nào thì nói lại y như vậy. Tôi không dám coi nó là một tác phẩm văn học…”.
Cả cuốn tiểu thuyết bao gồm 20 chương “tường thuật” được đánh số thứ tự, là đường dây chính của câu chuyện, xen kẽ vài ba chương có tính chất ghi chú, tham chiếu.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà tác phẩm của ông trở nên khô khan, kém hấp dẫn. Trái lại, vẻ khiêm tốn giản dị bề ngoài ấy lại đem đến cho người đọc xúc cảm thẩm mĩ về một tác phẩm văn học hiện đại, chỉ có những tác giả giỏi nghề mới có thể thao tác.
Văn “tường thuật” của ông nhanh, chính xác, nếu mỗi câu văn ví như một hạt lúa, thì cả cánh đồng “Mối chúa” thật khó tìm thấy một hạt nào non, lép. Có khá nhiều vấn đề trong cuộc sống đương đại mà sự hiểu biết thấu đáo của tác giả dường như vượt quá vốn sống thông thường của một nhà văn, đem lại cảm giác bất ngờ và thú vị.
Ai cũng biết môi trường sinh thái ngày nay không còn là vấn đề bó hẹp trong biên giới của một quốc gia nào, mà đã trở thành mối quan ngại chung của cả nhân loại. Môi trường giờ đây là chính là lương tâm của con người.
Môi trường ô nhiễm, xuống cấp chính vì lương tâm con người bị tha hóa. Người đọc có thể giở từng trang của “Mối chúa” để cảm nhận sâu sắc hơn điều này, và chắc là không uổng công khi khép lại cuốn sách.
Theo Trần Đức Tiến - ĐĐK
Xưa nay hiếm có những người trong làng văn mà giỏi võ, trong làng võ lại viết văn hay. Chính vì thế, khi nhà văn múa võ và võ sư viết sách thường gây nên những “cơn sốt” thu hút sự chú ý của nhiều người.
(Đọc Áp tai vào đất, Lê Quang Trạng, Nxb Hội Nhà văn, 2017)
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân (ảnh) được biết đến với tiểu thuyết Mùa xa nhà viết về những tháng năm anh làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Đây là tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang giúp anh tiến sâu hơn với nghề viết.
Chiều ngày 12/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra tọa đàm giới thiệu hai cuốn tiểu thuyết “Phố Academy” ( tác giả Mary Costello, Hà Nguyễn dịch) và “Tuần lễ náu mình” (tác giả Maeve Binchy, Nguyễn Nhật Tuấn dịch) do Nhà xuất bản Phụ nữ cùng sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland.
Tập sách 'Mỗi người một chỗ ngồi' mang phong vị văn chương "lạnh, sắc và tinh tế" của cây bút truyện ngắn tiêu biểu một thời.
Theo nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, đó là thời kỳ đầu của văn chương Sài Gòn gắn liền với thuở bình minh của báo chí chữ Quốc ngữ. Trần Nhật Vy đã tìm thấy nhiều tác phẩm có giá trị văn học sử trong quá trình nghiên cứu báo chí chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19.
Nhà văn Vũ Hùng là tác giả của 40 đầu sách, trong đó có 2 tác phẩm được giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam: truyện đồng thoại Sao Sao (1982) truyện ký Sống giữa bầy voi (1986).
Sau một gian nghiên cứu tìm tòi thể nghiệm, nhà văn Nguyên Hương vừa “trình làng” bộ ba “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất” dành cho lứa tuổi học trò với cách viết mới mẻ, sử dụng yếu tố kì ảo khiến tác phẩm thêm phần cuốn hút.
“Bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ” bao gồm 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng viết về tình yêu và thân phận người phụ nữ trong những cuộc tình trái ngang. Dưới ngòi bút của ông, tình yêu được miêu tả là “thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người,” (trích truyện ngắn “Bãi vàng”).
Truyện Linda Lê phản ánh thời biến động khó quên của một xứ sở, song hành hồi ức của một người đàn bà tâm thần, sống cô độc ở Paris.
Sáng nay (27/2), chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI chính thức khởi động với hội thảo về thơ với chủ đề “Những vấn đề của thơ Việt Nam hiện nay” tại Hà Nội.
Ba cuốn sách của cố nhà văn Tô Hoài (“Giữ gìn 36 phố phường,” “Những ký ức không chịu ngủ yên” và “Người con gái xóm Cung”) chính thức ra mắt độc giả vào trong dịp đầu năm 2018.
“Giải thưởng sự nghiệp văn học” - một giải thưởng mới của Hội Nhà văn Việt Nam đã được trao cho nhà văn Vũ Hùng – cây viết đã bền bỉ dành cả cuộc đời mình để viết về trẻ em, muông thú, thiên nhiên.
Liên tiếp hai năm qua, Ma Văn Kháng trình làng 2 cuốn tiểu thuyết mới và mới đây một NXB cùng lúc phát hành 8 cuốn cả tiểu thuyết và truyện ngắn của cây bút có sức viết bền bỉ hàng hiếm ở Việt Nam. Nhưng Ma Văn Kháng liệu có còn phù hợp với đọc giả trẻ hôm nay, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vẫn là “câu hỏi khó”. Còn nhà văn Nguyễn Khánh Tình nói “đọc Ma Văn Kháng, tâm hồn tôi dịu đi”.
Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Sáng 25/1, Hội Nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố danh sách Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017.
Với 66 bài viết được chia làm 3 phần, cuốn sách “Như mây thong dong” của tác giả Lưu Đình Long do NXB Văn hóa - Văn nghệ và công ty Saigonbooks ấn hành là một trong những thông điệp đẹp và tình yêu và người trẻ hiện nay.
Tối 5/1, tọa đàm “Văn chương nói với ta điều gì về kẻ khác” được Bảo tàng thấu cảm và Khóa học mùa thu và phát triển (ASOD) đồng tổ chức nhằm hướng tới cái nhìn đa chiều và khoa học xung quanh vấn đề thấu cảm nói chung và vấn đề thấu cảm trong văn chương nói riêng.
Không hẹn mà gặp, gần như cùng một lúc NXB Kim Đồng cho ra mắt hai tập chân dung văn học “Đi tìm giấc mơ” của tác giả Trần Hoàng Thiên Kim và “Như cánh chim trong mắt của chân trời” của Văn Thành Lê.
Được viết từ trước năm 1975, bộ 3 tác phẩm truyện dài gồm “Áo tím qua đường”, “Mối tình như sương khói” và “Còn những bóng mưa tan” của nhà văn Từ Kế Tường về tình yêu tuổi mới lớn từng được đông đảo các thế hệ độc giả đón nhận.