Có cảm giác như quá bức xúc trước những mối đe dọa ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống đang ngày càng hiện hữu mà Đãng Khấu viết tiểu thuyết này. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm giống như một tiếng chuông cảnh báo vang lên đúng lúc, thức tỉnh tinh thần cảnh giác của mọi người, kể cả những kẻ đang mê muội chạy theo đồng tiền, sẵn sàng bất chấp tất cả.
Một lần nữa, “Mối chúa” (NXB Hội Nhà văn, 2017) của Đãng Khấu khẳng định một quyết tâm, một giá trị sống của xã hội loài người văn minh ngày nay: không đánh đổi môi trường vì mục đích kinh tế, vì những lợi ích trước mắt.
Cốt truyện khá đơn giản: nhân vật xưng “tôi” là con trai của một doanh nhân thành đạt, khi bố chết được kế vị bố - lãnh đạo một công ty lớn đang ăn nên làm ra.
Được đào tạo bài bản ở Tây về hẳn hoi, nhưng anh ta không khỏi bỡ ngỡ khi được “ném” vào thực tế cuộc cạnh tranh có phần khắc nghiệt của kinh tế thị trường.
Mâu thuẫn của chàng “thủ lĩnh” trẻ tuổi chính là ở chỗ: khát khao chứng tỏ mình là người xứng đáng kế tục sự nghiệp của bố, với những việc làm hầu như trái với lương tâm mà cái hội đồng thành viên của công ty cố tình khoác lên vai chàng.
Trong cuộc chiến để giải quyết mâu thuẫn, nhiều sự thật dần dần được hé lộ. Cùng với nó là nét chân dung tính cách của các nhân vật được tô đậm: trung thực và gian dối, cao thượng và hèn hạ, khoáng đạt và bần tiện, lạnh lùng vô cảm và chan chứa yêu thương…
Mối tình trắc trở, có phần oái oăm của chàng với cô Diệu- con gái của người chiến sĩ dũng cảm nhưng thất bại trong cuộc chiến bảo vệ môi trường- giống như cơn gió mát bất ngờ thổi vào những trang sách hầm hập những toan tính, mưu đồ, khiến người đọc lại bình tâm, tin tưởng vào sự chiến thắng cuối cùng của cái đẹp, của lẽ phải.
Đãng Khấu, qua lời nhân vật chính, gửi tới người đọc thông điệp đầu tiên về tác phẩm của mình: ông chỉ coi “Mối chúa” như một “bản tường thuật”, “nói là tường thuật, tôi chỉ muốn hàm nghĩa nó được kể lại thuần túy, một cách trực tiếp và thấy thế nào thì nói lại y như vậy. Tôi không dám coi nó là một tác phẩm văn học…”.
Cả cuốn tiểu thuyết bao gồm 20 chương “tường thuật” được đánh số thứ tự, là đường dây chính của câu chuyện, xen kẽ vài ba chương có tính chất ghi chú, tham chiếu.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà tác phẩm của ông trở nên khô khan, kém hấp dẫn. Trái lại, vẻ khiêm tốn giản dị bề ngoài ấy lại đem đến cho người đọc xúc cảm thẩm mĩ về một tác phẩm văn học hiện đại, chỉ có những tác giả giỏi nghề mới có thể thao tác.
Văn “tường thuật” của ông nhanh, chính xác, nếu mỗi câu văn ví như một hạt lúa, thì cả cánh đồng “Mối chúa” thật khó tìm thấy một hạt nào non, lép. Có khá nhiều vấn đề trong cuộc sống đương đại mà sự hiểu biết thấu đáo của tác giả dường như vượt quá vốn sống thông thường của một nhà văn, đem lại cảm giác bất ngờ và thú vị.
Ai cũng biết môi trường sinh thái ngày nay không còn là vấn đề bó hẹp trong biên giới của một quốc gia nào, mà đã trở thành mối quan ngại chung của cả nhân loại. Môi trường giờ đây là chính là lương tâm của con người.
Môi trường ô nhiễm, xuống cấp chính vì lương tâm con người bị tha hóa. Người đọc có thể giở từng trang của “Mối chúa” để cảm nhận sâu sắc hơn điều này, và chắc là không uổng công khi khép lại cuốn sách.
Theo Trần Đức Tiến - ĐĐK
Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.
Tưởng nhớ nhà thơ Gia Dũng
Nhân ngày sách Việt nam lần thứ 6, NXB Phụ nữ ra mắt hàng loạt ấn phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Chương trình có sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.
Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.
Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21/4) và kỉ niệm 74 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5), sáng 7/4/2019, tại Hà Nội, Wings Books - thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG THẾ CHIẾN II và giới thiệu, ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về chủ đề này, đó là Max - bi kịch của chủng tộc thượng đẳng của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và Cây vĩ cầm Ave Mariacủa nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko.
Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.
Sách như một biên niên ký về đô thị vùng cao trong hai mươi lăm năm (1950-1975).
Một nhà nghiên cứu quân sự nhận xét rằng, trong thế kỉ XX chiến tranh ở Việt Nam đi từ trung tâm ra ngoại biên. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, rồi cuộc chiến mở rộng sang đất Campuchia khi quân đội Việt Nam thực thi sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân nước bạn khỏi họa diệt chủng Pol Pot.
Nhân dịp Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ 3, diễn ra từ ngày 25 đến 31-3, NXB Kim Đồng mang đến hơn 2000 đầu sách phục vụ thiếu nhi, giới trẻ và các bậc phụ huynh, gồm các mảng sách: văn học, lịch sử - giáo dục truyền thống, kỹ năng, khoa học - nghệ thuật, tranh truyện, comic... Trong đó, có hơn 200 đầu sách mới, gần 100 đầu sách tiêu điểm.
Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.
Nhân dịp ra mắt tủ sách “Thiên đường không tuổi”, NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa tổ chức buổi trò chuyện văn chương cùng chủ đề với sự tham gia của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Đây là dịp để các tác giả cùng nhìn lại vai trò của dòng văn học dành cho độc giả tuổi mới lớn.
Bạn đọc cả nước, đặc biệt giới báo chí - truyền thông biết đến Phạm Quốc Toàn với góc độ là nhà quản lý và hoạt động báo chí. Trưởng thành từ Báo Quân đội Nhân dân, sau gần nửa thế kỷ làm báo chuyên nghiệp, Phạm Quốc Toàn làm tổng biên tập nhiều cơ quan báo chí. Thêm nữa, 2 khóa liền (2005 - 2015), ông là Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam.
Thời gian gần đây, thị trường xuất bản trong nước cùng lúc giới thiệu đến độc giả nhiều đầu sách có chủ đề về cái chết. Tuy nhiên, những đầu sách này không mang màu sắc u ám hay bi quan, mà nó trở thành kỹ năng mềm giúp người sống, kể cả những người cận tử có được sự bình thản, an nhiên và hạnh phúc hơn.
Ngày 24-2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ phát động hai cuộc thi: “Sáng tác văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” và “Bạn đọc thuộc Kiều”.
Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20/2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.
Văn học, thi ca giúp rút ngắn mọi khoảng cách là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, khai mạc trọng thể ngày 16/2, tại Hà Nội.
Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII.
Đã ba mươi năm tròn (1989-2019), nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta vào độ trăng rằm của tài năng sáng tạo. Tết Kỷ Hợi này văn giới Việt Nam lại tưởng nhớ đến ông, một “người mở đường tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học.