Cách đây 40 năm khi nhà xuất bản Morrow and Avon chi 5 triệu đô la cho James Clavell, tác giả những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Hồng Kông ngày ấy, Đại tướng quân, Whirlwind, giới xuất bản ở Mỹ choáng váng. Nhưng bây giờ tiền nhuận bút đã vượt xa kỷ lục ấy.
Layne Heath (trái) và Stephen King
Năm ngoái nhà văn Stephen King (với cuốn Vùng chết) đã ký một hợp đồng với hai nhà xuất bản Viking Perguin và New American Library, theo đó ông sẽ được trả khoảng 30 đến 40 triệu đôla cho 4 cuốn sách thuộc loại kinh dị mà ông sắp viết.
Nhà xuất bản Warner Books ứng cho tiểu thuyết gia lịch sử Alexander Ripley 4,9 triệu đôla không chỉ để viết tiếp phần 2 cuốn Cuốn theo chiều gió (trong khi tổng số tiền nhuận bút Masgert Mitchell nhận được khi viết quyển tiểu thuyết nổi tiếng này chỉ là 500 đôla).
Chắc các bạn vẫn chưa quên nhà văn "Mafia" Mario Puzo tác giả cuốn Bố già (God Father) được săn đón đến nỗi NXB Simon and Schuster đòi ứng 3 triệu đôla cho cuốn sách chưa viết trang nào. Một nhà xuất bản khác tăng thêm 1 triệu buộc Simon and Schuster tăng theo hợp đồng, trong vòng 6 tháng ông phải nộp bản thảo.
Ngay cả với cây bút mới vào nghề như Layne Heath cũng được nhà xuất bản ở Mỹ (với tổng doanh thu hàng năm là 15 tỷ đôla) liều mua bản thảo dù chúng chỉ có một phần nhỏ cơ may trở thành sách bán chạy. Layne Heath là một cựu chiến binh Việt Nam, đang dở sống dở chết vì thất nghiệp, bèn lấy bàn máy chữ viết đại một cuốn tiểu thuyết với bối cảnh là những ngày làm phi công trực thăng ở Việt Nam. Thế là cuốn CW2 (Thượng sĩ nhất) được trả 300.000 đôla.
Tất cả những số tiền nhuận bút khổng lồ ấy chứng tỏ ngành xuất bản đang cạnh tranh dữ dội, một thị trường sách béo bở, nghề cầm bút xem ra có thể trở thành ngành hái ra tiền. Ở Mỹ ngày nay chỉ có chừng 6 nhà xuất bản chính (chiếm 60%) lợi nhuận khoảng 1,3 tỷ, họ phải săn lùng những quyển sách của những tên tuổi quen thuộc, đang có uy tín với người đọc.
![]() |
Tom Wolfe, tác giả được các nhà xuất bản hứa hẹn 15 triệu đôla cho cuốn sách sắp viết |
Nhà văn càng có giá, càng làm khổ các nhà xuất bản nhỏ. Chẳng hạn Tom Wolfe (Cộng tác lâu năm với Farrar, Straus và Giroux) đã thành công vang dội với tiểu thuyết The Bonefire of the Vanities (Ngọn lửa phù hoa), cuốn sách được báo Time bầu chọn là một trong 10 cuốn sách hay nhất trong thập niên 81). Sau đó các nhà xuất bản đàn anh nhảy vào, nhử Tom Wolfe với số tiền béo bở 15 triệu đôla cho cuốn sách tiếp theo của ông. Đương nhiên Farrar và Straus phải xoay xở tìm cách giữ chân Tom Wolfe. Khổ nỗi nhà xuất bản này năm ngoái chỉ thu nhập được 30 triệu, vì vậy họ phải thương lượng với nhà xuất bản sách bỏ túi Bantam Book để trả cho Wolfe 7 triệu đô la.
Hay trường hợp giáo sư sử học trường đại học Yale, Paul Kenedy đã được nhà xuất bản Random trả hai chục nghìn đôla cho cuốn "The Rise and Fall of the Great Powers" (Sự phát triển và sụp đổ của các thế lực) và sách trở thành sách bán chạy năm 1988. Thế là Random House tự động tăng tiền tạm ứng đến 600.000 đô cho Paul viết cuốn khác. Còn Amy Tan lúc nhận 50 nghìn đôla cho cuốn tiểu thuyết đầu tay "The Joy Luck Club” (Câu lạc bộ Joy Luck) cũng không thể ngờ sẽ bán được bản quyền cuốn này đến 1,2 triệu đôla.
![]() |
Amy Tan, người đã thành công lớn với cuốn tiểu thuyết đầu tay "The Joy Luck Club" |
Thế nên đối với các nhà văn ăn khách như Sidney Sheldon hay Jackie Collins thì phải nói là "siêu nhuận bút". Có một điều là nhà xuất bản ở Mỹ không vì thế mà bỏ quên các nhà văn trẻ hay các cuốn ít tính thương mại. Độc giả Mỹ có một đặc tính là thích của lạ, thích "phát hiện" như Nhà xuất bản Doubleday chẳng hạn năm nay sẽ in 18 cuốn tiểu thuyết đầu tay so với năm 1986, chỉ in 2 cuốn.
Trước đây mỗi cuốn như thế chỉ được trả nhuận bút khoản 5000 đôla. Bây giờ được tăng lên khoản 20.000 đôla dù sao việc cạnh tranh này làm nhuận bút lên cao cũng làm các nhà xuất bản nôn ruột. Họ chỉ sợ đến một lúc nào đó sập tiệm vì vớ phải một vài tác giả ăn khách dỏm.
HÀ THỊ BÍCH HƯỜNG dịch
(Theo báo Time tháng 6/90)
(TCSH47/05-1991)
Pushkin - Chekhov - Prisvin - Dostoyevsky
HOÀI PHƯƠNG
Việc làm tranh giả chỉ đến thế kỷ thứ 17 mới bắt đầu phát triển, trước đó người ta thường làm các đồ mỹ nghệ hay các loại tượng giả.
LÊ ĐẠT
(Giới thiệu và dịch)
Thế kỷ XX, một trào lưu thơ được mệnh danh là thơ mới Pháp từ sông Seine đã tràn qua các đại dương và ảnh hưởng sâu đậm đến phong trào thơ thế giới.
MOHINEET KAUR BOPARAI
CHU ĐÌNH KIÊN
Vượt qua nhiều nhà văn tên tuổi được bạn đọc trên toàn thế giới mong đợi được gọi tên như: Annie Ernaux (Pháp), Margaret Atwood, Anne Carson (Canada), Haruki Murakami (Nhật Bản), Ludmila Ulitskaya (Nga), Ngũgĩ wa Thiong’o (Kenya)… năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn học năm 2021 cho nhà văn Abdulrazak Gurnah (1948).
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
Là thủ đô của vương quốc Thụy Điển, Stockholm được mệnh danh là “Một trong những thành phố đẹp nhất thế giới”, là “Thủ đô xanh”, là “Thủ đô của những thủ đô vùng Scandinavia”, là “Thành phố của mọi cảm giác”, là “Thành phố của nước và cây”, là “Venice của phương Bắc”, là “Con đường dẫn đến giải Nobel”… Tôi thích hình tượng: Con đường dẫn đến giải Nobel.
MICHAEL MARDER
Tất cả chúng ta đều đã nghe nói đến công dụng của vi khuẩn đường ruột khi tham gia tích cực vào trong quá trình tiêu hóa của con người và động vật. Đó là ví dụ hoàn hảo về sự cộng sinh, hay sự chung sống lâu dài của các sinh thể thuộc các loài khác nhau.
MICHAEL MARDER
Michael Marder là giáo sư triết học tại Đại học Basque Country, Vitoria-Gasteiz. Ông làm việc trong các lĩnh vực như hiện tượng học, triết học chính trị và lý luận về môi trường. Là tác giả của 10 đầu sách gồm Plant-Thinking (2013), Pyropolitics (2015), Dust (2016),… Hiện ông đang triển khai hướng tiếp cận triết học về vấn đề năng lượng vốn được truyền cảm hứng từ suy tư về cây cỏ, thực vật.
EMMANUEL ALLOA
Cơ chế của mỗi trận đại dịch đều hết sức quen thuộc: mỗi cuộc khủng hoảng đều có những thủ phạm nhất định của nó.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Tiểu thuyết ngắn Chết ở Venice được Thomas Mann cho ra đời năm 1912, khi bệnh tả là một căn bệnh đang gây ra cái chết hàng loạt ở Ý.
CARLOS SPOERHASE
Ta có thể đánh giá Louise Glück qua các tác phẩm mà bà đã xuất bản trong vòng 5 thập niên vừa qua, vốn đã được trao tặng những giải thưởng văn học danh giá nhất nước Mỹ.
VŨ THƯỜNG LINH
LGT: Kỷ niệm 75 chiến thắng chủ nghĩa phát xít (1945 - 2020), chúng ta quay lại vấn đề “The Reader” (Người Đọc) của nhà văn người Đức, Bernhard Schlink, đã vang dội trong tâm thức văn học toàn thế giới.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Lời nguyện cầu Chernobyl” - Nxb. Phụ Nữ, 2020)
GIÁP VĂN CHUNG
Truyện Kiều của Nguyễn Du, không chỉ là kiệt tác vô tiền khoáng hậu của thi ca và văn học Việt Nam, mà còn là viên ngọc quý mãi mãi lấp lánh sáng của văn hóa Việt Nam.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Đầu tháng 5 năm 1989, từ Moskva, nhà văn Vương Trí Nhàn rủ tôi đi thăm nhà giáo Trần Đình Sử(*) đang làm thực tập sinh cao cấp ở thủ đô Kiev của nước Cộng hòa Ucraina.
ORHAN PAMUK
Trong bốn năm qua, tôi đã và đang viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử kể lại câu chuyện diễn ra vào năm 1901, trong suốt giai đoạn được biết đến với cái tên Trận đại dịch hạch thứ ba. Đó là một đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã giết chết hàng triệu người ở châu Á khi mà châu Âu không chịu nhiều ảnh hưởng từ nó.