Sáng 17/8, tại thành phố Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế (01/7/1989 - 01/7/2019).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ
Đến dự có bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đọc diễn văn tại buổi lễ |
Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân hơn 710 năm trước, Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Với vị trí chiến lược đặc biệt - nối giữ hai miền Nam - Bắc, nơi đây đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Thừa Thiên Huế là nơi duy nhất còn lưu lại được tổng thể kiến trúc của một kinh đô với những giá trị di sản vô giá. Đây cũng là nơi có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã vượt mọi khó khăn, gian khổ, kháng chiến “toàn dân, toàn diện”, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. 21 năm tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thừa Thiên Huế lại cùng với nhân dân miền Nam lập nên những chiến công chói lọi mà đỉnh cao là chiến thắng xuân Mậu Thân 1968 với tinh thần “tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” làm rung động cả nước Mỹ. Mùa xuân 1975, với khí thế thần tốc, táo bạo, bất ngờ; ngày 26/3/1975, cờ cách mạng đã tung bay trên đỉnh kỳ đài Cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử - Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng; tạo đà cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước theo tâm nguyện và niềm tin tất thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đáp ứng yêu cầu phát triển sau giải phóng, ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 245 về chủ trương hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh, đến ngày 1/5/1976, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã được thành lập. Sau khi hợp nhất tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989), với tinh thần “vì cả nước, với cả nước”, cán bộ, quân và dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng và toàn tỉnh Bình Trị Thiên nói chung đã tập trung khôi phục, phát triển kinh tế xã hội, rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, tìm tòi các bước đi thích hợp, vượt qua khó khăn của thời kỳ bao cấp, vừa cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa... Sau 14 năm cùng phấn đấu dưới mái nhà chung, ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính; theo đó, chia tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kể từ ngày 01/7/1989, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức được tái lập, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dựng xây và phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà.
30 năm đã qua kể từ ngày tái lập là 30 năm nỗ lực kiên trì và phấn đấu, được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Trung ương, sự chia sẻ và hỗ trợ giúp đỡ của cả nước và bạn bè quốc tế, Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà đã đồng tâm nhất trí, vượt khó vươn lên tiếp tục đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và toàn diện.
Nền kinh tế tỉnh nhà đến nay đã từng bước tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1989 - 2018 là 7,2%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 7 lần (theo giá so sánh 2010). Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 gấp 81,6 lần so với năm 1990. Thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 7.800 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chiếm 55,7% trong GRDP, đóng vai trò chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Du lịch phát triển ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Giai đoạn 2009 - 2018 đã thu hút 387 dự án với tổng vốn đăng ký 100 nghìn tỷ đồng. Cùng với những thành tựu về kinh tế, phát triển đô thị, trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, chúng ta cũng đã phát huy và ngày càng khẳng định vị thế 4 trung tâm: văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Với bề dày truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, với 07 di sản văn hóa được UNESCO công nhận...
Ghi nhận quá trình nỗ lực thi đua và phấn đấu, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, từ 1989 đến nay, nhiều tập thể và cá nhân của Thừa Thiên Huế đã được Trung ương trao tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc… Đặc biệt, ngày 27/12/2007, Thừa Thiên Huế vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân hương Độc lập hạng Nhất, đó là phần thưởng xứng đáng cho những phấn đấu, nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế |
Tại buổi lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, những thành tựu đạt được sau 30 năm tái lập tỉnh đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc, tạo thế và lực mới cho Thừa Thiên Huế trên con đường phát triển và hội nhập. Đạt được những thành tựu quan trọng và những phần thưởng cao quý đó, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương cùng sự giúp đỡ và ủng hộ to lớn của các tỉnh, thành trong cả nước và bạn bè quốc tế. Đặc biệt, là những ân tình sâu nặng của 2 tỉnh bạn Quảng Trị, Quảng Bình; những sẻ chia, hợp tác của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và hai tỉnh Sê Kông, Salavan của nước bạn Lào; những nghĩa cử cao quý của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố kết nghĩa với truyền thống "Hà Nội - Huế - Sài gòn là cây một cội là con một nhà" đã dành cho Thừa Thiên Huế...
Đồng thời, Năm 2019, kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019 nhiệt huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bí thư Tỉnh Ủy Lê Trường Lưu kêu gọi toàn Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà hãy phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, vẻ vang; nâng cao ý chí tự lực tự cường và sức sáng tạo, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng thành sức mạnh tinh thần và hành động; cùng chung sức chung lòng, đem tất cả tâm huyết, tài năng và trí tuệ, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm. Đưa Thừa Thiên Huế tiếp tục vươn lên khẳng định vị thế của các trung tâm: văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; và đặc biệt phấn đấu để trở thành một Trung tâm kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và cả nước. Đây là cách để chúng ta bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng của Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế; bày tỏ niềm tin tưởng của chúng ta đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng và nhân dân giao phó.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Những kết quả rất đỗi tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thừa Thiên Huế là sự nỗ lực, phấn đấu bền bĩ; sự kế thừa và phát huy trách nhiệm của các thế hệ, đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng quê hương, đổi mới và bảo vệ đất nước. Ghi nhận những thành tích đó, Trung ương Đảng và Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thừa Thiên Huế nhiều phần thưởng cao quý… Và hôm nay, Thừa Thiên Huế tiếp tục vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất một lần nữa. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích xuất sắc của đồng bào và các đồng chí trong quá trình dựng xây và phát triển.”
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thừa Thiên Huế cần quan tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ, như: Tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, quan tâm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành “đô thị di sản” với định hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” theo Kết luận 48-KL/TW và Thông báo 175-TB/TW của Bộ Chính trị; đồng thời làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản cố đô Huế mà nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là thực hiện tốt việc di dời các hộ dân tại khu vực 1, Kinh thành Huế. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa, Du lịch đặc sắc của khu vực và cả nước; Trung tâm Giáo dục - Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; Trung tâm Y tế chuyên sâu; Trung tâm Khoa học và Công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác đối ngoại. Tập trung chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Chuẩn bị và chỉ đạo tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Ghi nhận quá trình nỗ lực thi đua và phấn đấu, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, từ 1989 đến nay, nhiều tập thể và cá nhân của Thừa Thiên Huế đã được Trung ương trao tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc… Vào ngày 27/12/2007, Thừa Thiên Huế vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân hương Độc lập hạng Nhất. Hôm nay, thêm một lần nữa, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Đây là phần thưởng xứng đáng cho những phấn đấu, nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
![]() |
UBND tỉnh trao Cờ thi đua của Chính phủ 7 tập thể |
Dịp này, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho 7 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác và dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của tỉnh.
Phương Anh
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.