Thờ sự thật

10:05 05/03/2014

Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

Thờ sự thật, lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Đó là vấn đề của một nền văn hóa: nền văn hóa ấy có coi việc phải cố gắng đi đến sự thật là mục đích tối thượng của tinh thần? Hay là không?

"Vừa lòng nhau"

“Túi khôn” của văn hóa dân gian Việt hướng dẫn:


"Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."


Túi khôn này bày ra cả một thực tế đời sống ngồn ngộn của mỗi người Việt. Dẫu rằng vẫn có mặt bên kia của túi khôn dân gian, "thuốc đắng dã tật", nhưng túi khôn ấy cũng đã kèm theo ngay lời phân bua"sự thật mất lòng".

Tại sao con người thích thờ "vừa lòng nhau"?

Vì, đó là thờ tình cảm, điều dễ nhất.

Thờ tình cảm không buộc người ta phải suy nghĩ nhiều.

Thờ tình cảm không buộc người ta phải khó khăn đi tìm sự thật.

Thờ tình cảm không buộc người ta phải khó khăn để nghe cho tới lúc hiểu ra được sự thật.

Thờ tình cảm không buộc người ta phải chịu đựng việc nghe cho thủng ra những sự thật bất lợi cho chính mình.

Thờ tình cảm cho người ta sự thỏa mãn tức thì.

Thờ tình cảm không buộc người ta phải xây dựng cho được tư duy duy lý.

Thờ tình cảm không buộc người ta phải cố gắng tổng hợp được các sự thật đã tìm được thành ra một bức tranh khả dĩ hợp lý.

Thờ tình cảm dễ dàng tạo hiệu ứng đám đông.

Thờ tình cảm dễ dàng khai thác các tập tục cổ truyền sẵn có rồi.

Thờ tình cảm nhanh chóng chiếm đoạt được quyền lực, quyền lực của tình cảm, rồi của yêu ma, của thần thánh, và rốt cục, quyền lực trần tụccủa cộng đồng.


Cơn xoáy lốc quẩn của "vừa lòng nhau"

Khi các cố gắng của một cộng đồng chỉ xoay quanh việc tranh đoạt sự "vừa lòng nhau", nó tạo lên một vòng xoáy lốc “văn hóa” mà cộng đồng ấy bị chìm vào trong, không làm sao tự thoát ra được: mỗi thành viên đều vừa là nạn nhân, vừa là tác giả. "Vừa lòng nhau" trở thành tâm điểm của cơn xoáy lốc thường hằng của “văn hóa”, cơn xoáy lốc này chứa đựng ít ra những thành tố đặc trưng như sau.

- Thờ quyền lực trực tiếp, quyền lực của người trị người trực tiếp. Tinh thần cộng đồng không đi tìm một điểm tựa nào khác ngoài cái hiện trạng "vừa lòng nhau" kết đọng mong manh ở mỗi thời điểm nhất định.

- Đạo "đối nhân xử thế". Thoạt nghe, đạo này mang vẻ rất hấp dẫn, mang tính “nghệ thuật”, “nhân văn”. Nhưng thực chất nó chỉ là thứ "tương quan lực lượng", “ai thắng ai” giữa các đối tác vào mỗi thời điểm nhất định. Hành xử xã hội trở nên một thứ nguyên tắc của vô nguyên tắc, mở đường cho bạo lực muôn dạng, trải từ dạng "tinh tế" kín đáo, cho tới dạng "thô bạo" thách đố. Dẫu như có luật lệ chăng nữa, luật lệ ấy cũng sẽ chỉ có được tính trang trí, nằm gọn trong tay của kẻ đang mạnh hơn, kẻ đang tạm có được nhiều "vừa lòng nhau" hơn, cái cũng đã từng được gọi là “pháp trị” (trị bằng luật hình) từ thời Trung Hoa cổ đại, cái đã được nhận dạng bằng thuật ngữ “rule by law”. Quyền lực của “pháp trị” là cái roi nằm trong tay của người đang thắng thế, đang thống trị. Điều này khác hoàn toàn với tư tưởng “pháp quyền” nơi mà các quyền lực cá nhân và các quyền lực công cộng được dần dà khách thể hóa ra bên ngoài, được thượng tôn, và mọi người của cộng đồng đều vừa có được các quyền phổ quát được công nhận, vừa phải khép mình bình đẳng bên dưới hệ thống luật pháp đã được đồng thuận ấy (rule of law).

- “Tự do cá nhân” dưới dạng thức tích cực, dạng khẳng định không thể tồn tại được, vì không có điểm tựa. “Tự do cá nhân” chỉ còn là dạng thức tiêu cực, tự phủ định, được vẽ lên như cắt tóc đi tu, trốn vào núirừng ở ẩn, treo ấn từ quan thả thuyền mất tích, được tô lên thành những đạo Lão, đạo Trang.

- “Cộng đồng dân chủ” của các cá nhân tự do vì thế cũng không thể hình thành.

- "Đạo vòng" sẽ trở thành nghệ thuật làm biến dạng vòng vèo mọi quy cách, để rốt cục thực thi sức mạnh của kẻ mạnh hơn.

Nan đề của cơn xoáy lốc quẩn này là không thể có được các tiến hóa căn bản của đời sống, nó là một con rắn cắn đuôi bất chấp thời gian.

Nếu các thành viên của một cộng đồng một hôm quyết định với nhau, rằng "vừa lòng nhau" tuy có những cái hay thật, tình cảm thật, được việc tức thì thật, thỉnh thoảng có lợi thật… nhưng thôi, không thể sống luẩn quẩn mãi trong cơn xoáylốc kéo dài hàng ngàn năm ấy nữa… thì họ phải thảo luận… thật… với nhau. Tôi tin rằng chỉ có một lối ra, dứt khoát, duy nhất, là chuyển sang “đạo thờ sự thật”.

Đường “thờ sự thật"

Sự thật khó khăn, nhưng “thờ sự thật” sẽ cho phép con người ngày càng vứt bỏ đi được những của nả gây nhiễu loạn đời sống, dựng dần lên được những rường cột căn bản, để ngày càng ổn định đời sống, và đi lên vững chãi. Vì vậy công việc đầu tiên của “thờ sự thật” là con người không lao vào môn cố tình bịa đặt, mặc dù biết rằng mình có thể nhầm lẫn trong nhận thức.

Thờ sự thật hướng con người đến sự chân thật. Giải tỏa các tư liệu lịch sử chẳng hạn, phải trở thành công việc tự nhiên, và bức thiết của cộng đồng. Phải dựng đạo luật, sau mỗi khoảng thời gian, ví dụ 40 năm hay 50 năm, tất cả các tư liệu phải được công bố tự do, được nghiên cứu tự do. Lịch sử không thể nửa kín nửa hở nửa thần thoại mãi mãi đối với một cộng đồng thờ sự thật.

Con người phải được giải phóng khỏi sự sợ hãi tập tục, khỏi “đạo vừa lòng nhau”, mà vẫn giữ được sự nhã nhặn. Xã hội đang vận hành như thế nào, phải được tự do nghiên cứu, công bố, thảo luận. Các khảo sát xã hội học tường tận phải được thúc đẩy, được trân trọng. Chỉ từ đó mới dựng lại được bộ mặt ngày càng thật của xã hội. Có sự thật ấy, mới mong đến sự sắp xếp, chỉnh đốn, rồi cải cách.


Con người phải thay đổi được thái độ đối với hiện thực qua tinh thần “thờ sự thật”. Nghĩa là “sự thật” không phải là một thứ vũ khí để tranh nhau thắng thua, để ra đòn trừng phạt nhau. Con người phải học tập để giữ được một thái độ bình thản, từ tốn, có khoảng cách đối với “hiện thực”, với “sự thật” được nhận thấy, để ngày càng tiến đến gần hơn và toàn diện hơn về phía sự thật đang vận động, và từ đó, từ tốn xử lý, cải cách đời sống của mình qua các qui trình trật tự, an nhiên.

Những điều thuộc về văn hóa mà chúng ta nói đến ở đây trước hết phải bắt đầu ngay từ những tế bào đơn giản nhất của xã hội. Từ việc đồng tiền của một gia đình nằm rõ ra từng khoản, khoản để đi chợ, khoản tiền điện nước, khoản để càfé bia bọt, không có nạn “ăn gian” khoản này sang khoản kia ngay từ trong nhà. Từ việc tất cả các bậc cha mẹ có thể và cần phải chống lại nạn học hành thi cử khuất tất đè nén lên trẻ em suốt tuổi thơ từ bao nhiêu năm nay. Từ việc đi ra đường phải chờ đèn xanh đèn đỏ ở ngã tư đường, vi phạm sẽ bị chụp ảnh gửi hóa đơn về nhà,thể theo biển số đăng kí. Từ các đòi hỏi phải tạo áp lực dựng lên một hệ thống y tế dù còn nghèo nhưng sạch sẽ, tử tế, chưa có nhà gạch thì dựng nhà lá lên… Các áp lực ấy chỉ giản đơn từ cái tinh thần “thờ sự thật”, tôi quyết không đi vòng quanh cái cối xay mãi để phí hoại cả cuộc đời mình. Các áp lực ấy sẽ làm xã hội tổng thể phải tìm ra giải pháp.

Còn bao nhiêu điều phải nói, và đáng nói tiếp… Nhưng, chúng ta đã cảm nhận quá rõ điều đau đớn và bất lực vô cùng dài lâu khi mà sự thật chưa phải là cái căn bản được một nền văn hóa của chúng ta hiện nay thờ phượng.

Theo Hoàng Hồng Minh - tiasang

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.

  • Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.

  • Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.

  • Nhà thơ Phạm Tiến Duật năm 2002, khi vào tuổi 61, đã đưa ra mười tiêu chí để xác định “thế nào là nhà văn già”. Tỷ như nhà văn già là nhà văn thích đề tặng và chú thích, thích quản lý người khác mà không quản lý chính mình, thích chê bai xã hội, phàn nàn đủ thứ và tỏ ra mình là người lịch lãm, chỉ không biết chê chính cái mình viết ra…

  • Trong những ngày cuối tháng 5/2015, dư luận khắp nơi tỏ vẻ đồng tình với phát biểu tại Quốc Hội của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó giám đốc Học viện Quốc phòng): “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.

  • Khái niệm không gian văn hóa của các dòng sông đã rõ ràng và cụ thể khi liên quan đến quy hoạch cảnh quan kiến trúc của đô thị. Nhưng ngoài quy hoạch đô thị, không gian đó không chỉ gói gọn ở các điểm nhấn kiến trúc nhà cửa, cầu và cây xanh.

  • Khai thác các di tích văn hóa- lịch sử vào mục đích du lịch đang trở thành một hướng đi được quan tâm đầu tư của nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng bởi có lẽ đó là cách hiệu quả hàng đầu để quảng bá những giá trị văn hóa của một vùng miền mà không cần phải tốn quá nhiều lời.

  • Cô bé Lolita dạo chơi đến Việt Nam gần đây đã làm nổ ra một sự “mất đoàn kết” không nhỏ trong giới dịch thuật. Thậm chí, có khi người ta chú ý đến chuyện nóng bỏng của “trường văn trận bút” nhiều hơn là chú ý đến vẻ đẹp của cô ấy, hay nói cách khác, giá trị của bản thân tác phẩm của Vladimir Nabokov.

  • Truyền thông tạo định kiến “người Israel chuyên đánh bom cảm tử”, “người Anh lãnh đạm và xa cách”, nhưng văn chương liên kết nhân loại bằng những câu chuyện giản dị. Chủ đề này được nói đến trong Những ngày Văn học châu Âu tại Hà Nội.

  • Không phải là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng biến các khoảng đất trống ở Hà Nội thành sân chơi cho trẻ em nhưng họ là những người đầu tiên thực hiện thành công ý tưởng đó - chúng tôi muốn nói đến các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” (Think Playgrounds - TPG).

  • Nhân dịp tái bản có sửa chữa Lolita, dịch giả An Lý, người biên tập bản tiếng Việt lần này,  có bài viết về tác phẩm mà lịch sử xuất bản của nó sang các thứ tiếng khác dường như chịu một lời nguyền cho những bản dịch lại, hoặc những bản dịch liên tục sửa chữa.

  • Văn hóa đọc của Việt Nam không hề suy đồi? Vấn đề là giới trẻ của chúng ta đang quan tâm gì và đọc gì?

  • Robert Lucius - giám đốc chương trình khu vực châu Á, Tổ chức Humane Society International, một tổ chức bảo vệ động vật quốc tế hơn 60 năm - đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi đặc biệt khi Việt Nam đã làm ông thay đổi cuộc đời của mình, từ một sĩ quan quân đội ông trở thành nhà hoạt động bảo vệ động vật.

  • Trách nhiệm giáo dục thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? có nhiều người đổ lỗi cho đó là bị tác động bởi "mặt trái của kinh tế thị trường".

  • Con số 6.200 nói lên điều gì...!

    6.200 người bị nhập viện do ẩu đả trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nói lên điều gì, chẳng phải là bạo lực đang lên ngôi!

  • Xem lễ hội ở xứ ta dễ có cảm giác mình bị dẫm nát như những cánh hoa trên Đường hoa xuân. Lễ hội Việt hiện đại, không khéo, trở thành đồng nghĩa với từ vandalism – nôm na là hủy hoại các giá trị văn hóa nhân loại.

  • Tưởng lì xì con trẻ là... chuyện nhỏ, nhưng thật ra có rất nhiều điều đáng bàn quanh câu chuyện lì xì đầu năm.

  • Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.

  • Theo thống kê của Cục Xuất bản-in-phát hành, năm 2014 ngành xuất bản đã tăng 50 triệu bản sách so với 10 năm trước.

  • Đó là một trong những vấn đề đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm với chủ đề “Những cuốn sách làm ô nhiễm môi trường giáo dục thanh thiếu niên - Thực trạng và Giải pháp”, do Hội xuất bản Việt Nam tổ chức vào sáng nay 21/1 ở TPHCM.