Thi ca và cái nhìn về tương lai

16:55 20/01/2009
VÕ TẤN CƯỜNGCon đường của thi ca và cái nhìn của nhà thơ thời hiện đại đang hướng tới tầm cao mới và cả chiều sâu thẳm bí ẩn của vô ngã ẩn khuất dưới bao biến động dữ dội của những thể chế chính trị, giáo lý và các phát minh khoa học kỹ thuật.

Cái nhìn về tương lai của thi ca chứa trong nó bao tai ương, bất trắc và cả niềm tin, sự hướng thiện với sự chuyển động âm thầm, đơn độc bất chấp mọi phán xử, kể cả thái độ thờ ơ của các nhà phê bình và người đọc cùng với sự xung đột, va chạm của các trường phái, khuynh hướng nghệ thuật. Sự thừa nhận hay khước từ thi ca từ phía người tiếp nhận và chỗ đứng, cái nhìn của nhà thơ trong không gian, thời gian sống và không gian văn hóa đều trở thành những tiền đề và sự giao thoa để hình thành tâm thế chung của cả thời đại.

Dù vị thế của nhà thơ nằm tận dưới đáy xã hội hay ở chót vót đỉnh cao danh vọng thì tâm thế của họ vẫn có sự chiếu rọi đến mọi chiều kích của vũ trụ. Ngôi vị của thi ca và của nhà thơ chân chính chẳng phải do sự suy tôn hay sự cộng hưởng đồng tâm của cộng đồng và xã hội. Nhà thơ đặt tâm thế giữa trung tâm của thế giới và gieo vào cõi hỗn mang âm u của ký ức hạt mầm niềm tin để hướng về những ẩn số của tương lai. Nhà thơ là “kẻ thấu thị tương lai” nhưng lại thường bị ruồng bỏ, bị tụt lại giữa dòng chảy khắc nghiệt của đời sống và cuộc đấu tranh quyết liệt của sự sinh tồn. Giới hạn của cái chết và sự bất lực của con người trước sự vô tận của thời gian buộc nhà thơ phải đặt cả cuộc đời mình vào canh bạc của tương lai. Do cái nhìn của nhà thơ hướng về tương lai nên dòng chảy của thi ca không có sự bất đầu và kết thúc, nó luôn ở trạng thái tuôn trào và hòa nhập với vô biên. Tương lai không lừa mị con người nhưng có những nhà thơ đã đánh tráo tương lai để biến nó thành con ngáo ộp đặt giữa trang thơ và những tuyên ngôn để hù dọa những tâm hồn yếu đuối, nhẹ bóng vía. Bóng dáng của tương lai nào phải sự vay mượn, sự mô phỏng những thành đạt và sự bất tử của thiên tài mà nó cháy bỏng trong đôi mắt và chất chứa trong trái tim yếu ớt, nhạy cảm của nhà thơ.

Nhà thơ Whit-man đã từng bị con người của hiện tại nguyền rủa nhưng ông không hề van xin sự che chở và bảo hộ của tương lai. Chính cõi đam mê, niềm khao khát tự do và sự hòa nhập với vô biên đã khiến nhà thơ chối bỏ mọi phép tắc, luật lệ, thủ pháp của cơ chế xã hội và nghệ thuật đương thời để tạo dựng cõi mê đắm, tự do của riêng mình trong thế giới mong manh, bền vững của ngôn từ. Tương lai theo cái nhìn của tôn giáo hướng về sự siêu thoát khỏi cõi ô trọc của trần thế và sự luân hồi vô tận. Tương lai với cái nhìn của nhà thơ là sự hóa giải, rút tỉa mọi cái nhìn từ tâm thế của cá nhân và cộng đồng để hướng về vương quốc của sự bình an, tự tại và nhất thể. Dù góc nhìn của nhà thơ rộng hay hẹp, như cánh chim bay qua cánh cửa vòm trời hay như chú lạc đà chui qua ống sáo thì ngôn từ của thi ca vẫn là cõi mênh mông, thẳm sâu và dài rộng của không gian thời gian vũ trụ. Cái tôi của nhà thơ trú ngụ không phải ở những lời tụng ca mà chính là ở “con mắt chữ” với sự bất an và kiêu hãnh trước thuốc thử màu của thời gian. Dù thi ca trở về thuở hoang sơ, phôi thai của nhân loại hay hướng đến cõi vô cùng của tạo vật vẫn chỉ là một cái nhìn duy nhất mang nguồn năng lượng của sự yêu thương và sự khoan dung vô bờ bến giữa các cá thể của nhân loại hôm nay và thế giới ngày mai.

Hoàn toàn không phải là lời cảnh tỉnh khi chúng ta từng chứng kiến có những nhà thơ đang đứng vững đôi chân giữa cõi trần thế mà lại bị tương lai cầm tù, giam hãm. Cái bóng của tương lai choáng ngợp, đè lên tâm thế của họ khiến họ bị chìm trong vũng lầy của thực tại và mù lòa trước cả tương lai. Nhà thơ là kẻ lưu giữ ký ức, kỷ niệm của dân tộc và nhân loại. Chính vì ký ức và kỷ niệm luôn đồng hành với hiện tại và tương lai nên nhà thơ và thi ca mãi mãi vẫn là niềm tri ân, là bảo tàng tinh thần không thể thiếu trong sự tồn vong, phát triển của nhân loại. Tương lai bắt đầu từ tiếng tích tắc của chiếc kim đồng hồ, từ cái chớp mắt của đứa hài nhi vừa lọt lòng mẹ và cả hơi thở cuối cùng của một cụ già bị khuất lấp bởi muôn sắc màu và âm thanh của cuộc sống. Liệu nhà thơ có thể thấu triệt được tương lai qua cái nhìn của mình? Chính cái tâm của nhà thơ là cục nam châm vô hình khép mở và thâu tóm, thu hút mọi vật thể của vũ trụ để chúng giao thoa với nhau thành một nhất thể toàn vẹn với mọi hình khối, màu sắc và nhịp điệu.

Dù thi ca mô phỏng thực tại hay tạo dáng tương lai thì nhà thơ cũng phải đối đầu với thời gian. Thi ca chỉ là một thực thể tinh thần và nhà thơ chỉ là một sinh linh bé bỏng bị hòa tan trong cõi đại đồng của vũ trụ. Nhà thơ chân chính không được ngủ quên trên xác phù du, trên đôi cánh của thời gian đã giãy chết mà luôn ở tư thế sẵn sàng vượt qua mọi giới hạn của thời gian sống và thời gian tâm tưởng. Nhà thơ hóa giải năng lượng tâm linh trong lớp vỏ của ngôn từ với sự an nhiên, tự tại và đặt tâm thế của mình giữa dòng chảy của thời gian. Thời gian là một tặng vật vô giá mà tạo hóa đã ban phát cho nhà thơ. Chẳng ai đoán định được tương lai của nhân loại sẽ thay đổi ra sao. Thời gian cư trú trong ngôn từ của nhà thơ nên nó đã trở thành tài sản, vật sở hữu chung của cả nhân loại. Chính vì thế, dù thời gian của quá khứ đã chết đi nhưng bóng dáng của nó vẫn hòa trộn cùng tâm thế nhà thơ, thấp thoáng sau từng con chữ và trong tâm hồn con người. Một nghịch lý thường xảy ra là trong khi người đọc luôn đòi hỏi thi ca phải thỏa mãn những nhu cầu tức thời thì nhà thơ lại đi hiến thân cho nàng thơ vĩnh cửu. Có thể nhà thơ có cái nhìn lướt qua trục thời gian đồng đại và anh ta thường phải trả giá bằng cả thời gian sống của đời mình, cùng với sự lãnh đạm thờ ơ của bạn đọc.

Thi ca với cái nhìn về tương lai không chỉ là sự kết tinh của thành tựu, không chỉ là sự khởi đầu liên tục mà còn là sự chiếu rọi, giao thoa giữa tâm thế của nhà thơ với chính nó và với tâm thế của cộng đồng của vũ trụ. Chỉ khi nào nhân loại không còn phải chịu nỗi thống khổ và hoàn toàn thoát khỏi cái chết thì thi ca mới thực sự hoàn thành trọng trách vén mở cõi bí ẩn của hồn người và vũ trụ ở phía tương lai.
V.T.C

(nguồn: TCSH số 240 - 02 - 2009)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN TẬN - HOÀNG THỊ ANH ĐÀO Thế kỷ XV - XVII, các nước phương Tây bước vào thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản, những cuộc phát kiến địa lý đã mở ra một cuộc “cách mạng thương mại” thực sự ở châu Âu và đưa đến việc thiết lập mạng lưới giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dương nối liền châu Âu với phương Đông.

  • BỬU Ý Tháng 11-1985, Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải thưởng Nobel cho Claude Simon, nhà văn Pháp theo trường phái mệnh danh là tiểu thuyết mới quy tụ những tên tuổi khác như A-lanh Ro-bơ Gri-dê (Alain Robbe-Grillet - người chủ xướng và lập thuyết), Na-ta-li Xa-rốt (Nathalie Sarraute), Mi-sen Buy-to (Michel Butor), Ro-ber Panh-Jê (Robert Pinget) v.v…

  • NGUYỄN VĂN HẠNH …Xa rời cuộc sống, xa rời con người, xa rời chủ nghĩa nhân văn vốn là linh hồn của văn học nghệ thuật trong sáng tạo, nghiên cứu, giảng dạy văn chương là mối lo lớn và là nguyên nhân sâu xa khiến cho văn chương mất sức sống, mất sức hấp dẫn vốn có…

  • LƯỜNG TÚ TUẤN Mỗi ngôn ngữ tự nó là một nghệ thuật diễn đạt của tập thể.                                 (E.Sapir)

  • ROLAND BARTHES Lôgic học dạy chúng ta biết cách phân biệt thích đáng ngôn ngữ-đối tượng với siêu-ngôn ngữ. Ngôn ngữ-đối tượng chính là chất liệu phục tùng sự nghiên cứu lôgic; còn siêu-ngôn ngữ là ngôn ngữ, không tránh khỏi có tính cách nhân tạo, trong đó ta tiến hành sự nghiên cứu này.

  • TRẦN THIỆN KHANH Chúng ta sống trong một thế giới đầy những quy ước. Có quy ước công khai, thành văn; có quy ước ngầm, bất thành văn. Quy ước nhiều và có sức mạnh đến mức chúng ta tưởng chính nó làm ra chúng ta.

  • TRIỀU NGUYÊN 1. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được một số nhà nghiên cứu xếp vào loại truyện ngắn hài hay truyện ngắn trào phúng.

  • - Cứ trừ dần đi dần đi, có thể còn lại là em, ôi Man Nương (Phạm Thị Hoài) - Đi tới tận cùng của cái vô thức, cùng với nhà thơ, hãy tìm thấy lại giấc mơ nguyên thủy (G. Bachelard).

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY 1. “Người trần thuật kiểu tác giả” hay “tình thế trần thuật của tác giả” là một thuật ngữ được đưa ra năm 1955 bởi nhà nghiên cứu văn học người Áo F.K.Stanzel và sau đó được tu chỉnh bởi J.Kristéva, G.Genette và J.Lintvelt.

  • INRASARA Khả năng nhận diện và tâm thế đón nhận cái mới ít liên quan đến thế hệ. Dù thế hệ mới nhờ ưu thế tuổi tác, dễ làm quen với cái mới, cái xa lạ. Dễ làm quen thôi, chứ chưa chắc đã chấp nhận, nhất là với cái mới trong văn chương. Sự thể cả bốn thế hệ người viết nhận định về thơ tân hình thức và sáng tác hậu hiện đại giai đoạn qua, là minh chứng(1).

  • TRẦN XUÂN AN …Ngẩng đầu/Im lặng/Ai hỏi nhà/Tôi chỉ xuống chân…

  • NGUYỄN THI VÂN Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Tagore Trong quá trình tìm kiếm các bản dịch tiếng Hà Lan của đại thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941) trong những năm làm việc tại Hà Lan, nghiên cứu gia Liesbeth Meyer đã phát hiện một số thư trao đổi giữa Tagore với Frederik van Eeden (1860-1932) một trong những người Hà Lan đầu tiên đã giới thiệu thơ Tagore đến với xứ xở hoa tuy líp.

  • PHẠM PHÚ PHONG Đối với sự tồn tại và phát triển của một nền văn học không thể không kể đến đội ngũ những người sáng tác trẻ. Đó là lực lượng sung sức, giàu nhiệt tình và báo hiệu những năng lực mới cần được liên tục bổ sung.

  • AN-ĐRÂY ĐÊ-MEN-CHI-ÉP(Phát biểu của nhà thơ An-đrây Đê-men-chi-ép - Tổng biên tập Tạp chí “Tuổi trẻ” trong cuộc hội thảo về thơ nhân Đại hội các nhà văn trẻ Liên Xô lần thứ VIII.)

  • PHAN TUẤN ANH“Ôi, có lý và phi lý lẫn lộn vào nhau, lý trí trong điên loạn” [6,39].

  • TRẦN THIỆN ĐẠONếu như Viện Hàn lâm Thụy Điển, đầu tháng mười năm ngoái, rốt cuộc đã trao giải Nobel 2010 cho nhà văn Pêru Mario Vargas Llosa hụt biết bao nhiêu lần trước đó(1), thì nay, Viện không còn có thể vớt vát được nữa.

  • PHONG LÊ Trở ngược lại buổi đầu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, ta đều thấy lực lượng viết của văn học “vô sản - cách mạng” - như tên gọi ở giai đoạn hình thành của nó, cơ bản được cấu tạo từ hai nguồn.

  • Lời người dịch: Nhà thơ Slam Lisa Martinovic đồng ý cho chúng tôi chuyển dịch bài viết ngắn này, khởi đầu giới thiệu với bạn đọc một phong trào thơ trình diễn Mỹ. Đây là một phong trào thơ được nhà thơ Marc Smith sáng lập tại Chicago.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần - grand tsunami - vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật.

  • NGUYỄN QUÂNLà một người vẽ mà lại yêu thơ, khi đọc liên tưởng của tôi trước hết là liên tưởng của con mắt. Cái chúng ta quen gọi là hình ảnh, hình tượng thơ … với tôi trước hết là cái có thể nhìn thấy trong đầu, khi đọc thơ.