LTS: Nguyễn Hưu, bút danh Thanh Minh, sinh năm 1914, quê huyện Can Lộc, hoạt động báo chí và văn học từ những năm 1934 - 1935. Ông là nhà báo, nhà thơ, dịch giả Hán - Nôm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà quản lý văn hóa văn nghệ có nhiều thành tựu và cống hiến. Ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh đầu tiên. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [21.8], VHNA sẽ lần lượt đăng một số bài viết về ông.
Anh em văn nghệ Hà Tĩnh thời chiến tranh chống Mỹ
Từ khi Thanh Minh vào bệnh viện, tôi không phải ra cơ quan [ở Vinh] mà làm việc ở nhà, nên có điều kiện đến với anh luôn. Đã hàng tháng nay anh điều trị ở đây bệnh vẫn chưa thuyên giảm, có điều không đến nỗi liệt là, nằm bẹp một chỗ. Lần nào tôi đến, anh cũng rất vui, ngồi nói chuyện thoải mái. Chúng tôi không nhắc đến bệnh tật mà chỉ trao đổi văn chương, thế sự như lúc ở nhà. Đôi khi, anh hỏi thăm bạn bè, thỉnh thoảng lại nói vài câu dí dỏm...
Nhớ lại ba tháng trước đây, anh đi bộ (thường thì anh đạp xe) xuống nhà tôi, trao cho một tập bản thảo dày cộm, bảo “Đọc đi” rồi vội vã ra về, không ngồi lại chuyện gẫu như mọi lần. Đó là tập hồi ký “Những mẩu đời không quên” anh vừa viết xong trang cuối hôm ấy. Tôi giở đọc ngấu nghiến.
Trong hồi ký, anh nói về làng Yên Tập, về xã Phù Lưu quê anh, về dòng họ Nguyễn và người cha, người anh yêu quý của mình, về những người làng, về những tri thức và bài học ban đầu, những cuộc gặp gỡ và suy nghĩ đầu tiên về mấy người cọng sản hoạt động bí mật vùng Ngàn Hống, về những ngày hoạt động sôi nổi sau cách mạng tháng Tám của anh... và về cả chuyện phấn đấu cai thuốc lá nữa. Một chương riêng chép lại bài thơ Khóc con. Một chương khác dành cho chuyến đi chơi xa cuối cùng, hồi tháng 6-1984, trở lại Huế, Sài Gòn... nơi anh đã sống và viết bốn mươi năm trước... Rất nhiều đoạn văn kể chuyện sinh động, hấp dẫn và dí dóm kiểu Thanh Minh... Nhưng tôi ngạc nhiên thấy anh “bỏ quên” một phần mà tôi cho là chính yếu. Ấy là việc anh học tập, lao động sáng tác suốt nửa thế kỷ...
Hôm ấy, ở bệnh viện, tôi nhắc, anh chỉ cười, không giải thích. Tôi hiểu rằng: anh cho sự nghiệp, văn chương của mình chẳng có gì đáng nói.
Tôi sống gần gủi, thân thiết với anh hơn ba chục năm, biết nhiều chi tiết về cuộc đời anh, hiểu tính nết của anh, thâm trầm, dí dỏm, mà cũng ngang tàng, “cộc” nữa... Tôi cũng đã đọc hầu hết tác phẩm của anh.
Thế mà có những việc khi đến thăm anh ở bệnh viện, tôi mới biết. Ví như, cái tiểu phẩm đầu tiên của anh đăng trên báo Tràng An số Tết năm 1937, đã khiến cho tờ báo nhận trợ cấp của “Chính phủ bảo hộ” ấy bị công kích là “thân cộng sản”!
Một hôm, tôi vừa đến, Thanh Minh liền trao cho tờ giấy chép hai bài thơ làm năm 1937... Một lúc sau, anh sực nhớ ra “À, còn bài này nữa” và đọc cho tôi chép thêm bài “Sơn cư” (Ở núi) làm năm 1942, lúc anh dựng túp lều tre dưới rú Hống:
“Bất tài minh chủ khí,
Đa bệnh cố nhân sơ.
Cuộc phong trần xông xáo mấy năm dư,
Đem sổ tính, ngày xuân tiêu chửa hết.
Ngàn dặm giang hồ chưa thấy mệt,
Vội gì trăng gió nhốt vào khoang!
Biết làm thơ, biết uống rượu, ngang tàng,
Khi đắc chí huênh hoang trong xó tối!
Bãi sậy nhấp nhô viền chái núi,
Làng mây thấp thoáng lẫn tầng non.
Cạnh đồi cao, riêng một túp lều con,
Rau cháo, vợ cùng con hú hí.
Thực vô bạo, cư vô yên là thế,
Nước non riêng một mảnh vẫy vùng.
Phong hoa tuyết nguyệt của chung.”
Hôm sau, anh lại trao cho tôi một tờ giấy nhỏ. Không phải là bài thơ mà là một chúc thư, giao cho tôi hai việc: “...1/ Tuyên truyền tác động, kể cả hoàn chỉnh bản thảo Hồi Ký của mình. Việc cho in được hay không là quyền của họ, chứ đâu phải quyền của ta. Được càng hay không thì cũng đành vậy!; 2/ Lúc nào thong thả, Đỉnh có thể lục tìm cho hết những ghi chép của mình trong cái rương đen, ở rương kê dưới đất đầu giường, ở giá, nghĩa là anh lục, anh soạn, anh gói riêng lại, giao cho bà nó và các cháu giữa làm kỷ vật gia đình – 12-1986 – Hưu”.(1)
Hôm được tin anh ở bệnh viện về nhà, tôi liền lên báo cho anh biết bài thơ Sự sống – Niềm tin của anh viết tháng trước, báo Nghệ Tĩnh đã đăng vào số ngày 16-12-1986. Lần này anh không ngồi dậy được, nhưng vẫn chuyện trò vui vẻ...
... Đến sáng 26-12, các anh Trần Hữu Thung, Trần Văn Kính, Nguyễn Quốc Anh từ Vinh vào. Chúng tôi cùng lên nhà anh.
Thanh Minh rất mệt, nhưng vẫn tỉnh táo, chị Cúc ngồi cạnh anh... Chúng tôi đứng vây quanh, xúc động. Anh mỉm cười, mấp máy môi, như muốn nói điều gì... Thung kéo tôi ghé ngồi lên chiếc chõng tre trước giường bệnh,... năm tay Thanh Minh, giọng run run xin đọc bài Văn tế sống bằng chữ Hán mới viết. Thanh Minh gật đầu, mỉm cười, rồi mắt lim dim, lắng nghe, trong khi chúng tôi cùng lặng im, cảm động. Đọc xong, Thung hỏi: “Thế nào anh, có được không?”. Thanh Minh lại mở mắt, mỉm cười, gật đầu, mấp máy môi, như muốn nói lời cảm ơn...
... Trước khi từ biệt anh, tôi dặn: “Khoan khoan đã nhé”. Anh gật đầu...
Nhưng ngày 28-12, chúng tôi đang họp cơ quan thì nhận được tin Thanh Minh đã mất, vội thu xếp về Hà Tĩnh ngay.
1-1987
Nguồn: Thái Kim Đỉnh - Văn Hóa Nghệ An
BỬU Ý
Ngược dòng thời gian, nhẩm tính lại, tôi gặp Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên lúc nào? Chắc hẳn là dịp tôi làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Mai.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN
PHI TÂN
Làng Đại Lộc quê tôi cách biển không xa, nhưng người làng tôi không một ai biết đi biển đánh cá. Nghề đi biển là của những người đàn ông làng biển.
LÊ QUỐC HÁN
Huy Cận (31/5/1919 - 19/2/2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới (1939 - 1945). Nhiều nhà phê bình xếp ông cùng với Xuân Diệu, Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử vào hàng “tứ bất tử” trong thi ca Việt Nam của thời kỳ này.
BÙI KIM CHI
Tôi rời trường xưa, Đại học Sư phạm Huế chạm ngưỡng 50 năm. Bàng hoàng. Xao xuyến. Thuở vàng son của những tháng năm cũ vẫn lặng lẽ theo tôi, giao cảm tuyệt vời.
NGUYỄN XUÂN HOA
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Sáu chục năm trước, tôi chỉ là người hoạt động văn nghệ “tay trái”, vì “tay phải” còn lo làm công ăn lương. Sau khi rời ngành giao thông 1974 cho đến lúc về hưu năm 1999, thì làm văn nghệ cả hai tay!
DƯƠNG PHƯỚC THU
Theo báo Quyết Chiến, Cơ quan Thành bộ Việt Minh Thuận Hóa, về sau là của Việt Minh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên), do nhà báo Vĩnh Mai (bí danh và cũng là bút danh của Nguyễn Hoàng) làm chủ bút; các nhà báo Nguyễn Đức Phiên, Vĩnh Hòa, Nguyễn Cửu Kiếm kế nhau làm quản lý và trị sự.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người sáng lập và linh hồn của nhiều tờ báo vô sản đầu tiên trong lịch sử báo chí ở nước ta và trên thế giới.
Kỷ Niệm 130 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
VÕ VÂN ĐÌNH
PHẠM XUÂN PHỤNG
Về quê mẹ là về quê nội của mạ mình, tức là làng Tân Xuân Lai thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Còn “Quê Mẹ” là nhan đề một bài thơ của Tố Hữu viết về quê hương mình (cả quê nội lẫn quê ngoại), mà địa danh đại diện trong bài là Huế: “Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi!”
Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020)
PHONG LÊ
ĐÔNG HÀ
Người ta mỗi ngày thường hay nhìn tới để đi, nhưng cũng nhiều lúc, chọn cho mình một góc riêng tư, lại thường nhớ về những nỗi nhớ.
XUÂN CỬU
Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế
BÙI HIỂN
Giữa năm 1949, lúc ấy tôi đang là ủy viên kiểm tra sở thông tin tuyên truyền liên khu IV, ông Hải Triều gợi ý tôi nên đi công tác một chuyến vào vùng tạm chiếm Bình Trị Thiên.
LÊ QUANG THÁI
Nhà thơ Nguyễn Khoa Vy (1881-1968) ở làng An Cựu, phủ Thừa Thiên, bút hiệu Thảo Am, đã sáng tác bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú theo hạn mỗi câu có tên một con thú.
ĐỖ QUÝ DÂN
Có lẽ tất cả những ai lớn lên ở Việt Nam đều biết đến nước mắm. Và đây chỉ là một câu chuyện. Một câu chuyện có chút liên quan đến nước mắm. Câu chuyện này cũng liên quan đến một người đàn bà được hoặc bị người ta gán cho cái tên Nước Mắm, hoặc Mắm, nếu người ta lười, chỉ muốn dùng một chữ để cho tiện gọi tên.
HỒ NGỌC DIỆP
Rất nhiều nhà viết sử, làm văn ao ước một lần được Bác Hồ tiết lộ một chút đời tư, nhưng may mắn đó chỉ thuộc về một người, đó là cố Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn Sơn Tùng.
CHÍ QUANG
Tết Nguyên đán là ngày lễ hội lớn nhất trong năm của toàn dân tộc. Những nghi lễ, tập tục ngày Tết biểu hiện đậm nét văn hóa Việt Nam, chứa đựng tổng thể văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa nghệ thuật trong đời sống.