LTS: Nguyễn Hưu, bút danh Thanh Minh, sinh năm 1914, quê huyện Can Lộc, hoạt động báo chí và văn học từ những năm 1934 - 1935. Ông là nhà báo, nhà thơ, dịch giả Hán - Nôm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà quản lý văn hóa văn nghệ có nhiều thành tựu và cống hiến. Ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh đầu tiên. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [21.8], VHNA sẽ lần lượt đăng một số bài viết về ông.
Anh em văn nghệ Hà Tĩnh thời chiến tranh chống Mỹ
Từ khi Thanh Minh vào bệnh viện, tôi không phải ra cơ quan [ở Vinh] mà làm việc ở nhà, nên có điều kiện đến với anh luôn. Đã hàng tháng nay anh điều trị ở đây bệnh vẫn chưa thuyên giảm, có điều không đến nỗi liệt là, nằm bẹp một chỗ. Lần nào tôi đến, anh cũng rất vui, ngồi nói chuyện thoải mái. Chúng tôi không nhắc đến bệnh tật mà chỉ trao đổi văn chương, thế sự như lúc ở nhà. Đôi khi, anh hỏi thăm bạn bè, thỉnh thoảng lại nói vài câu dí dỏm...
Nhớ lại ba tháng trước đây, anh đi bộ (thường thì anh đạp xe) xuống nhà tôi, trao cho một tập bản thảo dày cộm, bảo “Đọc đi” rồi vội vã ra về, không ngồi lại chuyện gẫu như mọi lần. Đó là tập hồi ký “Những mẩu đời không quên” anh vừa viết xong trang cuối hôm ấy. Tôi giở đọc ngấu nghiến.
Trong hồi ký, anh nói về làng Yên Tập, về xã Phù Lưu quê anh, về dòng họ Nguyễn và người cha, người anh yêu quý của mình, về những người làng, về những tri thức và bài học ban đầu, những cuộc gặp gỡ và suy nghĩ đầu tiên về mấy người cọng sản hoạt động bí mật vùng Ngàn Hống, về những ngày hoạt động sôi nổi sau cách mạng tháng Tám của anh... và về cả chuyện phấn đấu cai thuốc lá nữa. Một chương riêng chép lại bài thơ Khóc con. Một chương khác dành cho chuyến đi chơi xa cuối cùng, hồi tháng 6-1984, trở lại Huế, Sài Gòn... nơi anh đã sống và viết bốn mươi năm trước... Rất nhiều đoạn văn kể chuyện sinh động, hấp dẫn và dí dóm kiểu Thanh Minh... Nhưng tôi ngạc nhiên thấy anh “bỏ quên” một phần mà tôi cho là chính yếu. Ấy là việc anh học tập, lao động sáng tác suốt nửa thế kỷ...
Hôm ấy, ở bệnh viện, tôi nhắc, anh chỉ cười, không giải thích. Tôi hiểu rằng: anh cho sự nghiệp, văn chương của mình chẳng có gì đáng nói.
Tôi sống gần gủi, thân thiết với anh hơn ba chục năm, biết nhiều chi tiết về cuộc đời anh, hiểu tính nết của anh, thâm trầm, dí dỏm, mà cũng ngang tàng, “cộc” nữa... Tôi cũng đã đọc hầu hết tác phẩm của anh.
Thế mà có những việc khi đến thăm anh ở bệnh viện, tôi mới biết. Ví như, cái tiểu phẩm đầu tiên của anh đăng trên báo Tràng An số Tết năm 1937, đã khiến cho tờ báo nhận trợ cấp của “Chính phủ bảo hộ” ấy bị công kích là “thân cộng sản”!
Một hôm, tôi vừa đến, Thanh Minh liền trao cho tờ giấy chép hai bài thơ làm năm 1937... Một lúc sau, anh sực nhớ ra “À, còn bài này nữa” và đọc cho tôi chép thêm bài “Sơn cư” (Ở núi) làm năm 1942, lúc anh dựng túp lều tre dưới rú Hống:
“Bất tài minh chủ khí,
Đa bệnh cố nhân sơ.
Cuộc phong trần xông xáo mấy năm dư,
Đem sổ tính, ngày xuân tiêu chửa hết.
Ngàn dặm giang hồ chưa thấy mệt,
Vội gì trăng gió nhốt vào khoang!
Biết làm thơ, biết uống rượu, ngang tàng,
Khi đắc chí huênh hoang trong xó tối!
Bãi sậy nhấp nhô viền chái núi,
Làng mây thấp thoáng lẫn tầng non.
Cạnh đồi cao, riêng một túp lều con,
Rau cháo, vợ cùng con hú hí.
Thực vô bạo, cư vô yên là thế,
Nước non riêng một mảnh vẫy vùng.
Phong hoa tuyết nguyệt của chung.”
Hôm sau, anh lại trao cho tôi một tờ giấy nhỏ. Không phải là bài thơ mà là một chúc thư, giao cho tôi hai việc: “...1/ Tuyên truyền tác động, kể cả hoàn chỉnh bản thảo Hồi Ký của mình. Việc cho in được hay không là quyền của họ, chứ đâu phải quyền của ta. Được càng hay không thì cũng đành vậy!; 2/ Lúc nào thong thả, Đỉnh có thể lục tìm cho hết những ghi chép của mình trong cái rương đen, ở rương kê dưới đất đầu giường, ở giá, nghĩa là anh lục, anh soạn, anh gói riêng lại, giao cho bà nó và các cháu giữa làm kỷ vật gia đình – 12-1986 – Hưu”.(1)
Hôm được tin anh ở bệnh viện về nhà, tôi liền lên báo cho anh biết bài thơ Sự sống – Niềm tin của anh viết tháng trước, báo Nghệ Tĩnh đã đăng vào số ngày 16-12-1986. Lần này anh không ngồi dậy được, nhưng vẫn chuyện trò vui vẻ...
... Đến sáng 26-12, các anh Trần Hữu Thung, Trần Văn Kính, Nguyễn Quốc Anh từ Vinh vào. Chúng tôi cùng lên nhà anh.
Thanh Minh rất mệt, nhưng vẫn tỉnh táo, chị Cúc ngồi cạnh anh... Chúng tôi đứng vây quanh, xúc động. Anh mỉm cười, mấp máy môi, như muốn nói điều gì... Thung kéo tôi ghé ngồi lên chiếc chõng tre trước giường bệnh,... năm tay Thanh Minh, giọng run run xin đọc bài Văn tế sống bằng chữ Hán mới viết. Thanh Minh gật đầu, mỉm cười, rồi mắt lim dim, lắng nghe, trong khi chúng tôi cùng lặng im, cảm động. Đọc xong, Thung hỏi: “Thế nào anh, có được không?”. Thanh Minh lại mở mắt, mỉm cười, gật đầu, mấp máy môi, như muốn nói lời cảm ơn...
... Trước khi từ biệt anh, tôi dặn: “Khoan khoan đã nhé”. Anh gật đầu...
Nhưng ngày 28-12, chúng tôi đang họp cơ quan thì nhận được tin Thanh Minh đã mất, vội thu xếp về Hà Tĩnh ngay.
1-1987
Nguồn: Thái Kim Đỉnh - Văn Hóa Nghệ An
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi sáng tháng 7 năm 1994, tại Văn phòng Đảng ủy Bệnh viên Trung ương Huế, tôi tiếp một nhân viên văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật (nay là Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế).
TRẦN NGUYÊN HÀO
Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
HÀN NHÃ LẠC
Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.
ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT
(Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)
HÒA ÁI
Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.
PHẠM PHÚ PHONG
Du ký
Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.
TRẦN THỊ KIÊN TRINH
Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)
Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.
NGUYỄN TỰ LẬP
Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).
Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Thái độ về cuộc Cần Vương
Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?
CHƯƠNG THÂU
Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.
LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.
Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.
ĐẶNG NHẬT MINH
Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).
THÁI KIM LAN
Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư một thời quan quan thư cưu…
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.
HƯƠNG CẦN
Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.
VŨ HẢO
Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.