Hẳn có nhiều người luôn thắc mắc rằng - Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm? Và giới hạn nào cho sự giàu có của một đời người? Phải chăng, hạnh phúc là phải đi đôi với sự giàu có và ngược lại?
Gia đình – tổ ấm thiêng liêng của mỗi con người
Người xưa nói, dù là vua chúa, quan lại hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất phải là người tìm được sự ấm êm trong ngôi nhà của mình. Dù là cung điện nguy nga, biệt thự tráng lệ hoặc chỉ căn nhà ngói tồi tàn, song cần nhất, đó phải là một mái ấm.
Gia đình – hai tiếng thiêng liêng ấy có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi duy trì giống nòi, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.
Với ý nghĩa cao đẹp đó, Ngày gia đình Việt Nam 28-6 ra đời trong 13 năm qua là ngày tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, đồng thời như một sự nhắc nhở mọi thành viên trong gia đình những con người đất Việt hướng về nguồn cội, về người thân, qua đó nuôi dưỡng tình cảm và những giá trị văn hóa cao quý của dân tộc.
Hai chữ “Gia đình” giản đơn mà cao quý là vậy, vậy nhưng không phải ai muốn cũng đều có và ai có cũng đều biết trân trọng!!!
Đâu đó ở ngoài kia vẫn có không ít trẻ em còn chịu nhiều bất hạnh, sinh ra và lớn lên khi thiếu cha hoặc mẹ, sống lay lắt, côi cút, thậm chí nhiều đứa trẻ còn bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng tình dục… Ngược lại, có không ít người dù có cuộc sống đầy đủ nhưng sa đọa, ngoại tình,mải mê với vui thú riêng mà quên mất trách nhiệm chung với gia đình.
![]() |
Bữa cơm luôn là nơi nuôi dưỡng và kết nối tình cảm gia đình |
Một trong những mảng tối của gia đình Việt Nam còn cho thấy, các nạn bạo hành vẫn đang tồn tại hiển nhiên và có chiều hướng loang rộng, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình. Hiện nay, khoảng cách giữa ông bà - cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn. Những trường hợp mẹ bỏ rơi con khi mới sinh, con giết cha, ruồng rẫy mẹ, vợ chồng sống trong “chiến tranh lạnh”, ruột rà máu mủ sẵn sàng ví như “nước lã, người dưng” khi đụng chạm đến chuyện chia chác, thừa kế đất đai, gia sản… có thể nói, không hiếm thấy trong xã hội hiện nay. Để rồi, những tình cảm huyết thống gia đình bị đảo lộn, làm xô lệch nền tảng đạo đức của cộng đồng.
Thế nhưng, bức tranh toàn cảnh của gia đình Việt Nam cũng cho thấy, vẫn còn có “bao mái nhà đèn hoa sáng ngời” với “lửa ấm tình yêu” của Tứ đại đồng đường hay Tam đại đồng đường chung sống; vẫn có biết bao “tổ ấm sống vui tình lứa đôi” dù đã có vài chục năm dìu bước trên đường đời; vẫn có bóng dáng của người vợ phía sau người chồng thành đạt, còn thành công của người vợ lại là sự hỗ trợ của người chồng; vẫn có những đứa con hiếu thảo, tài năng từ sự giáo dục căn bản của cha mẹ; có những người anh em trên thuận dưới hòa… Và cũng đáng tự hào thay khi ở nơi xa nghìn trùng Tổ quốc, có những ông bố, bà mẹ và những đứa con gốc Việt đã và đang làm rạng danh nước nhà bằng những thành tích xuất sắc tại các cuộc tranh tài quốc tế về kiến thức, sáng tạo kỹ thuật hay nghiên cứu khoa học... Họ, dù sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới nhưng vẫn coi trọng truyền thống dân tộc qua những dịp lễ tết, dạy con nói tiếng Việt và học hỏi văn hóa lịch sử… Có thể nói, cộng đồng các gia đình người Việt tại hải ngoại cùng với hàng triệu gia đình trong nước góp vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các thang giá trị đạo đức và nền tảng văn hóa của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Làm sao để có một gia đình Việt Nam đúng chuẩn mực? Làm sao để hướng đến lý tưởng - mỗi tổ ấm là nơi “kết nối yêu thương”, để tất cả mọi mái nhà cùng kiến tạo thành một “đại gia đình Việt Nam”? Thiết nghĩ, mỗi thành viên trong gia đình hãy là những ngọn nến lung linh để thắp sáng lửa ấm tình thương trong chính gia đình mình. Một gia đình hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng hạnh phúc.
Năm nay, Ngày gia đình Việt Nam với mục đích hướng tới là: "Bữa cơm gia đình”. Chủ đề nhỏ, nhưng lại chứa đựng nhiều thông điệp lớn, bởi lâu nay đã có một bộ phận người Việt quen với tác phong sống nhanh: Đồ ăn nhanh, hưởng thụ nhanh… mà quên mất rằng bữa cơm sum vầy của người Việt là bữa cơm kết tinh của mọi giá trị sống và giữ vai trò đặc biệt trong việc gìn giữ tổ ấm, nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi thế hệ.
Hạnh phúc – có lẽ chỉ đơn giản nhưng lại sâu sắc và vĩnh cửu nhất là khi mỗi người được ăn những bữa cơm giản dị trong chính tổ ấm của mình. Và như một danh nhân đã từng nói, giàu sang lẫn sự vĩ đại đều không thể mang cho chúng ta hạnh phúc.
Hãy trở về nhà, ăn những bữa cơm và trò chuyện với những người thân của mình, bạn nhé!
Chúc cho những mái nhà luôn đầm ấm.
Trường Xuân
“Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!”.
AN ĐÔNG
Khi những hạt mưa cuối cùng của mùa đông đã ngớt trên mặt sông sóng sánh và những vạt nắng đã bắt đầu tràn đến trên đám lá cỏ tơ non, người ta biết từ đâu đó, mùa xuân đã nhẹ nhàng gõ cửa.
Đô thị Việt Nam vốn yếu kém về quy hoạch, kiến trúc, chắp vá, lộn xộn, những tưởng những tượng đài sẽ góp phần cải thiện môi trường văn hoá, môi trường đô thị thì ngược lại những tượng đài to, xấu và lệch chuẩn càng góp phần làm cho bộ mặt đô thị trở nên tồi tệ hơn và chắc chắn nó để lại lâu dài nhiều hậu quả xấu về thẩm mỹ, xã hội cho con em, thế hệ trẻ.
Vừa qua, ngày 7/1/2013, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo Quốc gia về “Dạy học Ngữ văn ở Trường phổ thông Việt Nam”. Sau đấy 3 ngày, 10/1/2013, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hội Nhà văn Việt Nam đã ký kết văn bản hợp tác giữa hai cơ quan này về “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013-2020”.
Sự ra đời của Gangnam style đánh dấu thời điểm mà thị giác nghe nhìn của công chúng nói chung đã có những sự sa sút, mệt mỏi về mặt thẩm mỹ nghệ thuật.
Trong 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam có gì đổi mới? Đây là câu hỏi nhức nhối dành cho những nhà làm giáo dục, bao gồm cả những nhà giáo dục uyên thâm, đã từng đăng đàn đề nghị chấn hưng giáo dục.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, miền Bắc không chỉ làm tốt nhịêm vụ hậu phương lớn của cả nước, mà còn đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của quân đội Mỹ.
PHẠM HỮU THU
Ngày 22/12/2010, nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trân trọng trao tấm bằng công nhận Di tích lịch sử cách mạng cho địa điểm Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 tại 118 đường Lê Duẩn, Huế. Người nhận là ông Đặng Văn Việt, cựu sinh viên của ngôi trường độc đáo này.
Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế sắp tiến hành Đại hội Hội Nhà báo lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đây là lúc toàn thể các hội viên nhà báo đang tác nghiệp ở Thừa Thiên Huế nhìn lại một chặng đường đã qua, để cùng xác định những việc cần làm trong thời gian đến.
Báo chí Thừa Thiên Huế: Nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Th.S. PHAN CÔNG TUYÊN
UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
MINH KHUÊ - BẢO HÂN
Sáng ngày 5/9, đại diện các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn đã có dịp chia vui với Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế) và gia đình bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, người mà sau 10 lần mổ đến nỗi “người chị Tú không còn máu của chị Tú nữa” xuất viện. Thêm một thành tựu y học đã được xác lập và trở thành một y văn của Việt Nam và thế giới về ghép thận.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
"Nói đùa thì nói, nhưng có lẽ sẽ phải mở những loại trường đặc biệt, không hạn chế tuổi cho những người đến nay chưa học được gì ngoài việc "lãnh đạo", để cho bây giờ dù đã tứ tuần, họ vẫn có thể học được một nghề có ích. Phải tổ chức việc đó trên qui mô lớn trong phạm vi cả nước".
MINH KHUÊ
Thời gian gần đây đã xuất hiện tin đồn: Carlsberg đã bán Công ty Bia Huế cho đối tác Trung Quốc, hình tượng 5 ngôi sao trên vỏ lon bia Huda mới giống biểu tượng cờ Trung Quốc và do Trung Quốc sở hữu Bia Huế nên họ đã dùng chất chống say; có chất tiêu diệt tinh trùng, gây hại cho sức khỏe... Thông tin sai lệch này đã gây tâm lý bất an trong xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất đến sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế.
Tham luận phát biểu của một số tác giả quen biết trong tỉnh tiến tới "Hội nghị thơ miền Trung" do Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tổ chức năm 1986.
NHÂN TÀI, TẢN MẠN NHÌN TỪ HUẾ
HỒ TRƯỜNG AN
ĐỖ KIM CUÔNG
1.
44 năm trước khi mới chỉ là chàng trai 17 tuổi, sốt rét quặt quẹo, nằm trong căn hầm dã chiến thuộc trạm xá tiền phương sư đoàn 324, đặt dưới chân điểm cao 360, bên sông Bồ chịu trận với hàng trăm quả pháo và từng đợt máy bay B57 của không quân Mỹ phá nát rừng Hương Trà, chưa bao giờ trong tôi nẩy ra ý nghĩ một ngày kia mình sẽ viết văn.
HỮU THỈNH
Đã có lần tôi nói, mỗi lần về Huế, luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Đó không phải là câu nói lấy lòng, mà thực sự là một cảm nhận văn hóa.
PHAN CÔNG TUYÊN
Văn học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
LTS: Như tin đã đưa, đầu tháng 4/2012 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo “Văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế” ngay tại xứ sở thi ca. Để bạn đọc tiếp cận được tinh thần hội thảo, Sông Hương giới thiệu bài tổng thuật của PV và tham luận trình bày tại hội thảo của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịnh UBTQ LHCH VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT Huế.
LÊ CUNG
Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế (1957 - 2012)