Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, miền Bắc không chỉ làm tốt nhịêm vụ hậu phương lớn của cả nước, mà còn đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của quân đội Mỹ.
Dân quân Từ Liêm, Hà Nội trực chiến trong 12 ngày đêm
Đỉnh cao là đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yêu bằng máy bay B52 cuối tháng 12/1972, làm nên Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, góp phần cho công cuộc thống nhất đất nước. Chiến thắng đó mãi là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết định. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6/4/1972, Tổng thống Ních-xơn ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với quy mô lớn hơn. Âm mưu của cuộc tập kích chiến lược này là nhằm ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản sửa đổi của Mỹ, hủy điệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của miền Bắc, hạn chế chi viện cho miền Nam, đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới. Mỹ đã huy động số lượng lớn máy bay chiến lược B52, với 193/400 chiếc hiện có lúc đó của quân đội, 1.077/3.043 máy bay không quân chiến thuật, 6/24 tàu sân bay, hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và nhiều loại máy bay phục vu jkhasc như máy bay gây nhiễu, máy bay trinh sát... cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.
Cuộc tập kích đường không đó là một cuộc ném bom hủy diệt vô cùng man rợ. Trong 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lượt máy bay B52 và 3.920 lượt máy bay chiến thuật ném xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc hơn 100.000 tấn bom đạn. Chỉ riêng phố Khâm Thiên, bom Mỹ đã tàn phá chiều dài khu phố dài 1.200m, gần 2000 ngôi nhà, đền chùa, trường học, trạm xá, 287 người chết, 290 người bị thương.
Từ năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo đúng tình hình và chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quốc phòng phải nêu cao cảnh giác. Ngày 7/8/1964, hai ngày sau khi Mỹ dựng nên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Hồ Chủ tịch khẳng định: “Nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình nhưng nếu đế quốc Mỹ và tay sai xâm phạm đến miền Bắc nước ta thì toàn dân ta nhất định sẽ đánh bại chúng”. Ngày 18/6/1965, Mỹ lần đầu tiên dùng B52 ném bom Bến Cát. Ngay 9/7/1965, Hồ Chủ tịch nhận định: “Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”. Ngày 12/41966, B52 của Mỹ ném bom Quảng Bình, mở đầu chiến lược đánh phá miền Bắc, Hồ Chủ tịch chỉ thị phải tìm cách đánh được B52. Ngày 17/9/1967, Tiểu đoàn 84, Trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên, khẳng định khả năng đánh thắng các cuộc tập kích B52 của địch. Cuốn sách “Cách đánh B52 của Bộ đội Tên lửa” được phổ biến. Đầu xuân 1968, Bác Hồ triệu tập Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài và Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đến nghe báo cáo và nhận định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua... Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Gần 5 năm sau, lời tiên đoán của Hồ Chủ tịch trở thành sự thật, Mỹ ồ ạt mang B52 đánh phá Hà Nội. Lúc 10h30’ ngày 17/12/1972, Tổng thống Ních – xơn ra lệnh ném bom đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và nhiều vùng khác ở miền Bắc. Ngày 18/12, những trận đánh đầu tiên của quân dân miền Bắc đã bắn rơi tại chỗ “Siêu pháo đài bay B52” – thần tượng của không lực Hoa Kỳ. Đến ngày 29/12, do tổn thất nặng nề trong 11 ngày liên tiếp, B52 của Mỹ không dám đến Hà Nội nữa. Sau 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, sáng tạo, quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô chưa từng có của Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội – Điên Biên Phủ trên không”. Đây cũng là lần đầu tiên, không quân Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất: Có 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 B52, bắt sống nhiều phi công Mỹ. 7h sáng 30/12, Tổng thống Nich-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và chấp nhận họp lại Hội nghị Paris về Việt Nam. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết.
Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” là biểu tượng trí tuệ, nghệ thuật quân sự của Việt Nam. Trong đó, yếu tố rất quan trọng là tìm được cách đánh B52 được cả thế giới quan tâm, vì B52 là thần tượng không lực Mỹ, là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng dùng để ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có lực lượng nào bắn rơi B52 trừ Việt Nam. Để đánh được B52, phải chủ động trước về cách đánh. Từ tháng 5/1966, ta vừa đánh và nghiên cứu cách đánh B52. Trước hết phải biết vạch nhiễu để phát hiện B52, bố trí rada sao cho phát hiện khi chúng chưa kịp vào miền Bắc. Bộ đội tên lửa đã khắc phục được những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, phân biệt mục tiêu, nhận diện được B52 để tiêu diệt. Quân ta đã nghiên cứu phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của không quân Mỹ, đảm bảo vũ khí nào của ta cũng phát huy tác dụng lực lượng nào cũng có thể hạn máy bay địch, kể cả dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, khống chế được máy bay hộ tống, tạo điều kiện cho Bộ đội tên lửa và Không quân bắn hạ B52...
Chiến thắng lừng lẫy này là sự kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp. Tròn 40 năm qua, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã trở thành huyền thoại, thành biểu trưng cho sức mạnh tinh thần và đoàn kết dân tộc của Việt Nam...
PHAN VIỆT
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.