Sóng trên mặt cát

15:57 10/06/2010
VŨ DUY THÔNG        (Thơ - Nghiêm Huyền Vũ, Nxb Trẻ 2000)Khác với bên ngoài, Nghiêm Huyền Vũ trong thơ là người trầm tư, cái trầm tư nhuốm vị triết học.Vây bọc quanh anh là không gian, thứ không gian cô liêu.

Ảnh: Internet

Đó là bầu trời mênh mông không có nơi trú ngụ dù chỉ cho ý nghĩ. Là biển với bãi bờ xa vắng. Là màn sao linh hồn oan khuất. Là đổ nát con đường, ngọn gió vô định. Với một không gian như thế, con người dễ rợn ngợp trước cái vô cùng, hư vô trước cái hữu hạn.

Quanh anh là thời gian, thứ thời gian đầy ắp quá khứ, ngổn ngang buổi chiều và run rẩy, mong manh như số phận. Như một ngày chưa bình minh đã hoàng hôn. Như khoảnh khắc vụt đến không từ quá khứ, không từ tương lai, rồi lại vụt đi trước khi ta kịp nhận. Thời gian trong cảm nhận của Nghiêm Huyền Vũ là thời gian tự tan rã, thời gian chỉ tồn tại trong con người.

Vật vã trong không gian hoang vu, trong thời gian phi nhiên đó, con người thơ trong anh luôn thảng thốt, luôn chới với giữa sự tự tin và mặc cảm như vừa để mất, để trôi đi một phần sống của mình. Bao giờ anh cũng cảm thấy như đã muộn, đã lỡ. Lỡ không hái kịp bông cúc vàng, lỡ hẹn với mùa xuân, lỡ hẹn với tình yêu và lỡ hẹn với chính mình. Và buồn xa xót:

Chợt nhớ, sương giăng mờ trước mặt
Lặng lẽ ngày đang tắt trong cây


Anh bây giờ sóng trên mặt cát
Nỗi khát khô gợn đến chân trời
Biển đã cạn từ lâu đáy mắt
Ảo ảnh buồn ám ảnh khôn nguôi


Nhưng nếu chỉ có vậy thì cùng lắm, cũng chỉ đủ để thông cảm với anh. Thất vọng, cô đơn kể cả đau vờ khóc giả đang hoành hành thơ như một thứ mốt, một kiểu tán. Nghiêm Huyền Vũ làm ta đồng cảm được là ở chỗ sau nỗi đau thật là niềm khát sống cũng rất thật. Hành trình của nhà thơ là những dặm dài đau đớn và hoang vắng nhưng cuộc hành hương đó phải dẫn đến sự sống và tình yêu. Nghiêm Huyền Vũ chưa bao giờ mất tin vào con người, vào cuộc đời. Con người trong anh vật vã trong đêm, nhưng niềm khát khao hạnh phúc của họ vẫn đang cộng hưởng trong tiếng gió cồn cào. Anh tin con người có rất nhiều ước mơ cần đánh thức. Và sau mỗi thảm họa:

Dẫu phải xây tượng đài nước mắt
Sự sống không ngơi nghỉ bao giờ

Đặt đối diện trái tim và thảm họa
Con người thêm lần nữa nhận ra mình.


Vì thế, anh trân trọng người làm vườn tình ái, người đã đốt tim mình thành ngọn lửa để thắp sáng tình yêu và soi tỏ những trang thơ. Anh tin vào cuộc sống như dòng sông vẫn chảy trong đêm giữa đôi bờ lở sạt. Anh tin từ vết thương trai ngọc vẫn âm thầm làm ngọc. Anh nói với người yêu.

Cuối tháng ba, Hà Nội
Em chọn áo màu gì
Mùa hạ còn đang tới
Mùa xuân còn đang đi


và với chính mình, như một cam kết với cuộc đời:

Để tôi đi xa viết cho em câu hát
Câu hát dòng sông vẫn hát
Cả khi không có tôi về
Và không có em.


Tôi yêu cách cảm nhận tinh tế, giọng thơ của người có học, cảm xúc chân thành và ấm nóng trong thơ Nghiêm Huyền Vũ. Tôi tin anh có thể đi xa hơn.

V.D.T
(142/12-00)




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.

  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).

  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng.