Sóng trên mặt cát

15:57 10/06/2010
VŨ DUY THÔNG        (Thơ - Nghiêm Huyền Vũ, Nxb Trẻ 2000)Khác với bên ngoài, Nghiêm Huyền Vũ trong thơ là người trầm tư, cái trầm tư nhuốm vị triết học.Vây bọc quanh anh là không gian, thứ không gian cô liêu.

Ảnh: Internet

Đó là bầu trời mênh mông không có nơi trú ngụ dù chỉ cho ý nghĩ. Là biển với bãi bờ xa vắng. Là màn sao linh hồn oan khuất. Là đổ nát con đường, ngọn gió vô định. Với một không gian như thế, con người dễ rợn ngợp trước cái vô cùng, hư vô trước cái hữu hạn.

Quanh anh là thời gian, thứ thời gian đầy ắp quá khứ, ngổn ngang buổi chiều và run rẩy, mong manh như số phận. Như một ngày chưa bình minh đã hoàng hôn. Như khoảnh khắc vụt đến không từ quá khứ, không từ tương lai, rồi lại vụt đi trước khi ta kịp nhận. Thời gian trong cảm nhận của Nghiêm Huyền Vũ là thời gian tự tan rã, thời gian chỉ tồn tại trong con người.

Vật vã trong không gian hoang vu, trong thời gian phi nhiên đó, con người thơ trong anh luôn thảng thốt, luôn chới với giữa sự tự tin và mặc cảm như vừa để mất, để trôi đi một phần sống của mình. Bao giờ anh cũng cảm thấy như đã muộn, đã lỡ. Lỡ không hái kịp bông cúc vàng, lỡ hẹn với mùa xuân, lỡ hẹn với tình yêu và lỡ hẹn với chính mình. Và buồn xa xót:

Chợt nhớ, sương giăng mờ trước mặt
Lặng lẽ ngày đang tắt trong cây


Anh bây giờ sóng trên mặt cát
Nỗi khát khô gợn đến chân trời
Biển đã cạn từ lâu đáy mắt
Ảo ảnh buồn ám ảnh khôn nguôi


Nhưng nếu chỉ có vậy thì cùng lắm, cũng chỉ đủ để thông cảm với anh. Thất vọng, cô đơn kể cả đau vờ khóc giả đang hoành hành thơ như một thứ mốt, một kiểu tán. Nghiêm Huyền Vũ làm ta đồng cảm được là ở chỗ sau nỗi đau thật là niềm khát sống cũng rất thật. Hành trình của nhà thơ là những dặm dài đau đớn và hoang vắng nhưng cuộc hành hương đó phải dẫn đến sự sống và tình yêu. Nghiêm Huyền Vũ chưa bao giờ mất tin vào con người, vào cuộc đời. Con người trong anh vật vã trong đêm, nhưng niềm khát khao hạnh phúc của họ vẫn đang cộng hưởng trong tiếng gió cồn cào. Anh tin con người có rất nhiều ước mơ cần đánh thức. Và sau mỗi thảm họa:

Dẫu phải xây tượng đài nước mắt
Sự sống không ngơi nghỉ bao giờ

Đặt đối diện trái tim và thảm họa
Con người thêm lần nữa nhận ra mình.


Vì thế, anh trân trọng người làm vườn tình ái, người đã đốt tim mình thành ngọn lửa để thắp sáng tình yêu và soi tỏ những trang thơ. Anh tin vào cuộc sống như dòng sông vẫn chảy trong đêm giữa đôi bờ lở sạt. Anh tin từ vết thương trai ngọc vẫn âm thầm làm ngọc. Anh nói với người yêu.

Cuối tháng ba, Hà Nội
Em chọn áo màu gì
Mùa hạ còn đang tới
Mùa xuân còn đang đi


và với chính mình, như một cam kết với cuộc đời:

Để tôi đi xa viết cho em câu hát
Câu hát dòng sông vẫn hát
Cả khi không có tôi về
Và không có em.


Tôi yêu cách cảm nhận tinh tế, giọng thơ của người có học, cảm xúc chân thành và ấm nóng trong thơ Nghiêm Huyền Vũ. Tôi tin anh có thể đi xa hơn.

V.D.T
(142/12-00)




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM TRƯỜNG THI  

    Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.

  • HỒ HUY SƠN  

    Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.