VŨ THÀNH SƠN
Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.
Tác giả Vũ Lập Nhật - Ảnh: internet
rằng để đi bộ bình thường
hai chân anh không được cùng lúc nằm trên một đường thẳng
thơ cũng là dao động giữa trái và phải
nhịp này nhịp kia tìm lấy nhau
mất cân bằng mới tiến về phía trước
nên khi anh dừng lại
thơ biến mất
…
thơ không thể vận hành bằng sự phô diễn
anh phải chờ nó biến mất
để rồi tìm lại đâu đó trong ký ức
về những bước chân anh đã không bước
(Một tối xem tranh của Van Gogh)
Trong lúc nhiều nhà thơ còn say sưa triết lý, hoặc than mây khóc gió trên một niềm tin vững chắc về tính tất yếu hiển nhiên của đời sống hữu hạn, Vũ Lập Nhật đem đến một thứ Thơ hoàn toàn khác; ở đó, cái chất liệu làm nên Thơ là ngôn ngữ bị đem ra xét hỏi và cũng qua đó, ngôn ngữ mới được trả lại bản chất đích thực ban đầu của nó: đó là tiếng vọng của sự im lặng.
tôi sẽ không thể cất lên bất cứ tiếng nói nào
hoặc chỉ ú ớ vài từ vô nghĩa
người ta sẽ không phán xét tôi như trong mọi cuộc phán xét về cách sử dụng ngôn ngữ
im lặng và tôi
sẽ chết theo cách của tôi
(Tôi không phải là tôi)
Rất ít những nhà thơ Việt Nam truy vấn về tính khả thể của Thơ để cho ra đời một thứ Thơ về Thơ (metapoetry) như Vũ Lập Nhật. Đó không phải là một môn thể thao nhào lộn trong phòng kính mà là một sự khai quật nguồn ánh sáng kỳ diệu đã bị tước đoạt bởi truyền hình, phim ảnh, báo chí hay facebook; sự khai quật đó có tên gọi là Homer.
như suy tư về tàn tích một thành phố không tồn tại nữa
Đó cũng chính là suy tư của Ulysses sau những tháng năm dài lưu lạc quay đầu nhìn về cố quận Ithaca và của mỗi chúng ta trong cuộc sinh tồn này.
“Hiện hữu hay không hiện hữu”, câu hỏi đó không bao giờ lỗi thời bởi vì nó phủ nhận đời sống con người như là một thứ tất định, phủ nhận quyền uy tối thượng của Tạo Hóa và khẳng định tự do không thể đảo ngược của Con Người.
tôi không phải là tôi
tôi là tóc của tôi
mỗi sáng sớm khi nhớ ra điều gì về thế giới này thì thấy mình xoăn tít trong đám đồng loại
và vài ngày sau thấy mình mắc kẹt trong những
thanh nhựa song song của một chiếc lược có khi
bụi bám đầy
thấy mình trôi
vào
nhiều ống cống cho những cuộc tái sinh
rơi
trên vô số nơi mà tôi chỉ ước gì nó không
tồn tại trên mặt đất này
(Tôi không phải là tôi)
Câu hỏi đó không những làm cho nhiều người hoảng sợ mà họ còn hoang mang, bất ổn ngay từ ngưỡng cửa của thơ Vũ Lập Nhật khi chính ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc trong thơ Vũ Lập Nhật đã vượt quá cái khung an toàn của ước lệ và điển phạm.
em hỏi tôi thay vì vậy
sao tôi không viết bài thơ chào mừng lưỡi dao mới
những tờ giấy gập đôi từ nay sẽ tách rời nhau dễ dàng hơn
sao tôi không mơ một cách hợp lý
về em, về lưỡi dao, ngày kỷ niệm lao động, ngày lễ tình nhân
nhưng tôi thấy em trong ngày kỷ niệm lao động
thấy lưỡi dao trong ngày lễ tình nhân
tôi nói những điều riêng tư trong khán phòng đông người
rồi thuyết trình về vấn đề phổ quát trong phòng mình
cũng như ăn trưa cùng các nhân vật trong rạp chiếu phim
hay xem phim trong nhà bếp cùng lũ kiến bò trên thức ăn vụn còn sót lại vào buổi sáng
tôi ngủ trong công viên và chơi trò đu quay trong phòng ngủ
(Tôi đã viết một bài thơ tình)
Không có nỗi sợ nào, kể cả cái chết, kinh hoàng cho bằng nỗi sợ khi đứng trước cái xa lạ và cái không thể hiểu, bởi vì, nói như Epicure, đối với người đang sống thì cái chết chưa xuất hiện, còn đối với người đã chết thì họ không còn hiện hữu nữa để có thể cảm nhận được cái chết như thế nào. Cái chết, suy cho cùng, chẳng có liên hệ gì đến con người trong khi cái thực sự có giá trị đối với con người chính là cuộc sống ở thời hiện tại thì đang bị hoài phí.
anh không thể thưởng thức trọn vẹn ổ bánh mì
nếu không đọc hết câu chữ được in trên tờ báo làm giấy gói
anh chẳng xé nát bìa sách khi ngốn hết câu chuyện bên trong
vì anh biết vật chứa đôi khi lại đẹp hơn thứ nó chứa đựng
anh lật ngược bìa vào trong và đảo trang cuối sách ra làm bìa
cũng như đôi khi ta cần biết trước kết thúc để quyết định có sống cuộc đời này hay không
những đứa trẻ ra đời vì ai đó đã giấu đi chương tối hậu
(Nào đâu có gì khác biệt nơi đây)
Với những dòng thơ như thế này, Vũ Lập Nhật đang thực sự chiêu niệm những nỗi buồn lô xô mái ngói, mắt lúng liếng, hay nắng thủy tinh và lệ đá xanh… của một thời không xa:
Nếu tôi không ở nhà thì chắc là tôi đang ở dưới trời mưa
Nếu tôi không ở dưới trời mưa thì chắc là tôi đang trên đường đến đó
Nếu tôi không trên đường đến đó, chắc là tôi đã muốn đến một nơi nào khác
Nếu tôi không muốn đến một nơi khác, chắc là tôi vẫn mong đến nơi có mưa
Nếu tôi không mong đến nơi có mưa, chắc là tôi đang muốn hủy diệt đi sự lưu trú của mình... hủy diệt bất cứ địa hạt nào của cuộc sống chứa chấp tôi ảo não
Nếu tôi không muốn hủy diệt đi sự tồn lưu, chắc là tôi đang muốn làm biến mất đi những đường viền xung quanh nó và thử tưởng tượng có một lằn ranh giới trắng bao quanh tôi khi đứng dưới cơn mưa này.
Nếu tôi không muốn làm biến mất đi những giới hạn ấy, chắc là tôi đang muốn làm biến mất đi vỏ bọc của chính tôi và thử tưởng tượng thật ra những đường viền ấy không phải màu trắng vì nó được làm bằng da của tôi, da đang chai sần đi vì những vệt nắng cứa vào các kẽ hở nhỏ của những lỗ thoát khí.
Nếu tôi không muốn làm biến mất đi da thịt của mình như cách một con rắn gỡ bỏ lớp da để tiếp tục thanh xuân hóa đời sống, thì chắc là do tôi đã biết sẽ có ai đó thay tôi làm công việc này
Nếu tôi không biết sẽ có ai đó thay mình róc da thịt, chắc là tôi sẽ đứng dưới mưa và tiếp tục đi tìm mưa để nó xối rửa những tiểu tiết và đại sự trên cơ thể. Sẽ chẳng còn gì cả…
(Mưa)
Cái làm nên vẻ đẹp của thơ Vũ Lập Nhật chính là ở sự thách thức tính hợp lý của những biểu tượng đã được khuôn đúc và hằn dấu nung đỏ lên trí tưởng tượng của con người.
người lao công nói về điều hợp lí
khi những chiếc đũa tre trong hộp cơm trưa ai đó vứt đi được cắm vào bình hoa
tôi đốt những chiếc đũa ấy và cầu nguyện
tựa như thể đũa là danh từ mở rộng của nhang và bình hoa là danh từ thay thế của lư hương
(At right place)
Tuy vậy, vẻ đẹp đó cũng vẫn là một vẻ đẹp kết tinh trong suốt của lý tính cho dù Vũ Lập Nhật thường đào xới tính bất hợp lý trong thơ, và chính vì vậy thơ của Vũ Lập Nhật không có cái bay bổng siêu thực. Vũ Lập Nhật một chân còn bám chặt vào mảnh đất của hiện thực trong khi chân kia vẫn còn lưỡng lự trên miệng hố thẳm của vô thức, nên thơ của Vũ Lập Nhật thiếu cái say khướt nổi loạn.
như con kiến nhẫn nại
tôi bò quanh
thành cốc nước
vừa chờ đợi
vừa tiến hành cái chết của mình
bằng nghi thức bức tử sự lãng mạn
trong cái nóng khủng khiếp từ những khung cửa sổ bị tra tấn bằng nhiệt độ
mà hơi thở là đồng lõa của nỗi buồn
và khoảng giữa chỉ là khái niệm
như con cá tung mình trên mặt biển hoàng hôn
có lẽ nó không thấy đường chân trời nằm giữa đâu cả
và trong tiếng lắc cắc...
những hòn đá lạnh cuối cùng còn sót lại
tôi quyết định
nhảy
xuống
một bài thơ khác
(Những suy nghĩ trước khi kết thúc một hư cấu)
Đọc thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta niềm vui thú của sự khám phá những cái bất ngờ, bất định giống như một người gặp những ngã rẽ không báo trước trên con đường quen thuộc, nó vừa bất trắc nhưng vừa mời mọc kêu gọi. Những du khách đã quen ngồi sau một tay lái sẽ không có được cái cảm giác của một sự hồi hộp, lưỡng lự hay liều lĩnh đó bởi khi đó, đọc một bài thơ, chẳng khác gì làm một bài trắc nghiệm trí nhớ của học sinh thi tốt nghiệp; họ sẽ bỏ trống ô vuông bên cạnh đối với những cái lạ lẫm chưa từng được dạy dỗ bao giờ. Vũ Lập Nhật đem vào trong thơ một chiều kích khác của ngôn ngữ, đó là một sự triển khai hình ảnh trong trường ngôn ngữ (Jacques Lacan), là sự mơ hồ cấu thành của thông điệp thi ca (R. Jakobson), là thứ ngôn ngữ biểu tượng của Roland Barthes.
Khi sự im lặng của tôi hút hết dưỡng khí để trưởng thành
bầy cá nhỏ vẫn lặng lẽ bơi qua sự im lặng đã từng chứa những bầy cá nhỏ khác
sự im lặng của tôi có những cánh tay dài sọc
như nét gạch ngang trong bức tranh đứa trẻ vẽ tượng trưng cho biển
_ ___ __ ___ ____ _ _ ___ __
____ __ ____ _ _ _ _____ __
__ ___ __ ____ ___ ___ _ _
rồi chúng thành đường thẳng duy nhất
mà bất cứ con cá nào bơi qua cũng biến mất
Khi sự im lặng của tôi hấp hối
chúng mới hiểu rằng
từ lâu mình đã bị gọi sai tên.
(Bầy cá nhỏ bơi qua sự im lặng)
Và chúng ta hy vọng, như Vũ Lập Nhật hy vọng, rằng:
thơ không thể vận hành bằng sự phô diễn
anh phải chờ nó biến mất
để rồi tìm lại đâu đó trong ký ức
về những bước chân anh đã không bước
(Một tối xem tranh Van Gogh)
Những bài thơ mà Vũ Lập Nhật không viết hoa.
V.T.S
(SHSDB32/03-2019)
Đặng Nguyệt Anh là một trong rất ít nhà thơ nữ được vinh dự sống và viết ở chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
Trình làng một tập thơ vào thời điểm đương đại luôn tiềm chứa nhiều nguy cơ, và người viết hẳn nhiên phải luôn là một kẻ dấn thân dũng cảm. Nhiều năm qua, phải thú thực là tôi đọc không nhiều thơ, dù bản thân có làm thơ và nhiều người vẫn gọi tôi như một nhà thơ đích thực.
Chúng ta đ ề u đã bi ết Hàn Mặc Tử n ằ m ở nhà thương Qu y Hoà từ 21- 9 -1940 đ ế n 11 - 11 -1940 thì từ tr ầ n. Nhưng có một đi ề u dám chắc ai cũng băn khoăn là su ố t trong 51 ngày đ êm đó, thi sĩ có làm bài thơ nào không?
Công chúng yêu sân khấu cả nước ngưỡng mộ Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình với tư cách là một diễn viên tài năng, một đạo diễn gạo cội, một lãnh đạo ngành sân khấu năng nổ, nhưng ít ai biết anh còn là một tác giả sáng tác kịch bản văn học cho nhiều thể loại sân khấu, mà chủ yếu là kịch nói và ca kịch...
Kể từ khi ca khúc “Có một dòng sông” được công bố lần đầu tiên qua loa truyền thanh xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả cầm guitar thùng trình bày khi vừa viết xong, đến nay vừa tròn 40 năm, nhưng sức lay động của bài ca vẫn còn ngân vang mãi trong nhiều thế hệ người nghe được sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy, bất chấp dòng chảy thời gian.
Mẹ trong mỗi chúng ta là hình ảnh đầy thiêng liêng và diệu kỳ. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất/ Một bầu trời/ Một mặt đất/ Một vầng trăng/ Mẹ không sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát (Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên).
(Đọc “Chuyện kể về món hàng quý giá nhất đời” của Jean-Claude Grumberg, Nxb. Văn học 2023 - Dịch giả: Hoàng Anh).
Nhìn thấu mà không nói thấu là đỉnh cao cảnh giới xử thế trí tuệ. Nói theo thuật ngữ Phật học, cái trí nói chung có ba phần hợp thành là trí thức, trí tuệ và trí huệ.
Lê Minh Phong (sinh 1985) vốn cùng quê với Huy Cận, nhưng xa hơn về phía núi. Cả hai đều có một tâm hồn cổ sơ. Nét hoang dã của vùng đất ấy đã tạo ra ngọn Lửa thiêng trong thơ Huy Cận, tạo nên những huyền thoại, cổ tích trong văn xuôi Lê Minh Phong.
(Đọc tập tiểu luận “Ngắn dần đều” của Hoàng Đăng Khoa, Nxb. Đà Nẵng và Book Hunter, 2024)
YẾN THANH
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
Tôi luôn quan niệm rằng, tiểu thuyết là một bản tự thuật chân thật về tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca có thể là tiếng nói trực tiếp, chân thành của cảm xúc, song những giới hạn của thể loại về nhạc tính, vần điệu, câu từ, khổ thơ, số chữ trong từng câu… luôn ngăn trở tác giả vẽ nên bức chân dung đầy đủ, hoàn thiện về tâm hồn của mình.
VÕ QUỐC VIỆT (Đọc “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của Trần Bảo Định)
Tập thơ Vực trắng, Nxb. Hội Nhà văn quý 2/2024 của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gồm 55 bài thơ, được sắp xếp thành 6 phần: “Từ núi”, “Đi lạc”, “Nói bằng gai sắc”, “Trở về chạng vạng”, “Gửi Huế”, “Cánh tàn bừng giấc”.
HỒ THẾ HÀ
Lê Quang Sinh sáng tác thơ và trở thành nhà thơ được độc giả cả nước yêu quý và đón nhận nồng nhiệt. Nhưng ít ai biết Lê Quang Sinh là nhà phê bình thơ có uy tín với mỹ cảm tiếp nhận bất ngờ qua từng trang viết đồng sáng tạo tài hoa của anh.
PHONG LÊ
Hải Triều, đó là một tên tuổi quan trọng trong sinh hoạt văn chương - học thuật thời kỳ 1930 - 1945. Ông vừa giống vừa khác với thế hệ những đồng nghiệp cùng thời, nếu xét trên phạm vi các mối quan tâm về học thuật.
TRẦN HOÀNG
HỒ THẾ HÀ
Võ Mạnh Lập là nhà văn chuyên viết ký (essai/ essey) với thế mạnh sở trường nghiêng về ký sự, truyện ký, bút ký, hồi ký, phóng sự, ghi chép…
NHẬT CHIÊU
(Chiyo-ni: The relief offered by haiku)
Có một nghệ thuật cứu chữa, cứu thoát chúng ta trong cuộc sống bản thân trong tình trạng thương tổn, trong tâm lý và tâm linh, đó là thực tập viết thơ và đọc thơ.