Sông Hương núi Ngự qua cảm nhận của vua Minh Mạng

17:38 16/04/2014

NGUYỄN HUY KHUYẾN 

Sông Hương núi Ngự từ xưa đến nay vẫn là thi tứ quen thuộc của nhiều tao nhân mặc khách du ngoạn thưởng lãm làm thơ. Ngay cả các vị vua triều Nguyễn viết về sông Hương núi Ngự cũng không ít bài. Ngoài việc nơi đây là cảnh đẹp hiếm có của đất Thần kinh, nó còn là báu vật của tự nhiên ban tặng để bảo vệ Kinh đô. Theo thuật phong thủy, Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường.

Ảnh: internet

Trong nhiều bài thơ viết về sông Hương và núi Ngự của các vua triều Nguyễn, chúng tôi xin được giới thiệu hai bài thơ của vua Minh Mạng về hai thắng cảnh mà sau này vua Thiệu Trị đã xếp vào Thần Kinh nhị thập cảnh.

Bài thơ Hương thủy, nằm ở tập “Ngự chế thi sơ tập”, quyển thứ 3, tờ số 51 a và 51 b. Đây là bài thơ thuộc thể ngũ ngôn bát cú, có nguyên chú địa danh rõ ràng của vua Minh Mạng. 源潔復 流長, 不孤名水芳. 味坩資眾飲, 性緩免堤防. 迥迴朝福地, 環遶奠金湯. 順化山川秀, 貽謀祚永昌.

Bài thơ "Hương Thủy"


Nguyên khiết phục lưu trường, Bất cô danh thủy phương. Vị cam tư chúng ẩm, Tính hoãn miễn đê phòng. Huýnh hồi triều phúc địa, Hoàn nhiễu điện kim thang. Thuận Hóa sơn xuyên tú, Di mưu tộ vĩnh xương. (Nguồn nước đã trong sạch sông lại chảy dài, Không chỉ có tiếng là nước sông có mùi thơm. Nước sông ngọt hợp mọi người uống, Tính tình con sông chảy thong thả không cần đê phòng. Chảy quanh co qua miền đất lành, Uốn khúc bảo vệ xứ Thần Kinh. Đất Thuận Hóa sông kì thủy tú, Để lại kế sách thái bình tốt đẹp mãi mãi).

Chính vua Minh Mạng cũng giải thích rằng: Con sông này tức là sông Hương Trà, vì tính tình ngọt và hiền hòa cho nên có tên đẹp như vậy. Các con sông ở phương Nam không con nào đẹp như thế:

“Con sông bắt nguồn ở trên núi cao xa mấy trăm dặm chia làm hai nhánh mà chảy về xuôi, cho nên nó có tên là Tả trạch, Hữu trạch, chảy đến xã La Khê thì tụ hợp mới bắt đầu có tên Hương Trà giang. Các lăng của các chúa Nguyễn đều dựa vào thế của con sông này mà chầu về. Phía hạ lưu thì chảy quanh Kinh thành và chảy thấu ra phía biển. Sông núi Thừa Thiên đẹp lạ thường thực không có gì để chê trách. Thái tổ Gia dũ Hoàng đế xây dựng nền móng, mở mang bờ cõi phía Nam, định cơ đồ ở nơi này. Tiểu tử ta thật là kính cẩn vâng mệnh, mưu tính lâu dài để làm cho cương vực quốc gia mãi dài lâu”.

Qua những lời nhận xét của vua Minh Mạng cũng như ca ngợi vẻ đẹp và tính cách của sông Hương. So với nhiều con sông khác, sông Hương ít gây tai họa cho người dân sống quanh vùng. Tuy hằng năm vào thu, nước vẫn dâng cao tràn ngập miền phụ cận, gây tai hại cho Kinh thành. Nhưng nếu đắp đê thì Kinh thành Huế và nhiều nơi phụ cận sẽ không thấy được vẻ đẹp của nó nữa. Như câu thơ của Thu Bồn: “Con sông dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.

Trong bài Ngự Bình sơn vua Minh Mạng cũng ca ngợi cảnh đẹp cũng như chức năng của núi Ngự đối với việc bảo vệ Kinh thành. Bài thơ cũng in trong “Ngự chế thi sơ tập”, quyển 3, tờ 34a:

御屏山
當闕巍巍列翠屏,藏風納水衛京城.山花似易丹清染, 松樹應難筆墨成.內抱重河佳氣聚, 外週疊嶂瑞光呈.蒼 蒼黛色年年在,屹立南天舉頂擎

Bài thơ "Ngự Bình sơn"


Đương khuyết nguy nguy liệt thúy bình, Tàng phong nạp thủy vệ Kinh thành. Sơn hoa tự dị đan thanh nhiễm, Tùng thụ ưng nan bút mặc thành. Nội bão trùng hà giai khí tụ, Ngoại chu điệp chướng thụy quang trình. Thương thương đại sắc niên niên tại, Ngất lập Nam thiên cử đỉnh kình. (Trước cửa cung cao vời vợi là núi Ngự Bình xanh biếc, Nơi chứa gió thu nước để bảo vệ chốn Kinh thành. Hoa trên núi đẹp như bức họa, Cây tùng khó có bút nào vẽ nên. Bên trong ôm ấp nhiều dòng sông khí tốt ngưng tụ, Bên ngoài núi nhỏ lớp lớp phô ánh hào quang. Sắc xanh bao phủ mãi mãi còn, Sững sững ở trời Nam tựa cột chống trời).

Núi Ngự bình được vua Minh Mạng ca ngợi là nơi chứa nước, thu gió để bảo vệ Kinh thành. Núi vừa cao lại vừa xanh màu xanh của thông của hoa cỏ. Bên trong núi thì ôm ấp nhiều dòng sông, nơi linh khí ngưng tụ, bên ngoài thì phô ánh hào quang trên từng lớp núi. Thật là một bức tranh khó có cây bút nào vẽ được.

Sông Hương núi Ngự mãi còn đó, nhưng so với xưa thì có nhiều đổi thay. Vạn vật tuần hoàn năm này qua năm khác, núi Ngự bình giờ đây chắc đã khác xưa, nhưng thông vẫn còn đó, vẫn rì rào theo gió, dòng Hương giang vẫn ngày ngày chảy qua Kinh thành, vẫn hiền dịu khoan thai lững lờ bên mái nhì mái đẩy, song trong lòng con sông ấy còn chất chứa bao điều của lịch sử văn hóa của vùng đất Thần kinh. Như lời nhận xét của vua Minh Mạng, đất Thuận Hóa sông núi đều đẹp.

N.H.K 
(SDB12/03-14)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • LÊ VĂN LÂN

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.

  • LTS: Đêm 30/8 vừa qua, tại Huế, Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam tổ chức giới thiệu cuốn sách “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn”, tập 2 do nhà sử học Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi của Huế đã đến dự và phát biểu ý kiến.