Sách được giải nhưng không được bán

14:48 30/12/2019

Ngày 26-12, chương trình giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM 5 năm lần II (2012 - 2017) đã diễn ra tại TPHCM, nhiều tác phẩm có giá trị đã được xướng tên, có điều, với việc được dán nhãn “sách không bán”, chưa biết tác phẩm sẽ đến với độc giả như thế nào?

Nhóm tác giả ở lĩnh vực nhiếp ảnh và hội họa nhận Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần II

Vinh danh nhiều tác phẩm giá trị 

Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần II đã được TPHCM tổ chức lễ công bố và trao tặng vào tháng 4 vừa qua tại Nhà hát Thành phố. Trong chương trình diễn ra vào ngày 26-12, Liên hiệp Các hội VHNT TPHCM đã giới thiệu 9 ấn phẩm liên kết với các đơn vị như: NXB Văn hóa - Văn nghệ, NXB Văn hóa Dân tộc và NXB Mỹ thuật để xuất bản và tái bản tổng cộng 11.000 cuốn sách, là tác phẩm của 23 tác giả - nhóm tác giả thuộc các lĩnh vực chuyên ngành văn học (7 tác phẩm), lý luận phê bình (2 tác phẩm), mỹ thuật (6 tác phẩm), nhiếp ảnh (7 tác phẩm) và thư pháp (1 tác phẩm). 

Trong số tác phẩm được vinh danh lần này, Ở R - Chuyện kể sau 50 năm là tác phẩm cuối cùng của nhà văn Lê Văn Thảo. Nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM đánh giá cao tác phẩm này bởi tất cả tình tiết, khung cảnh, con người ở R sau 50 năm vẫn còn rất sinh động. Ông cho rằng, nhu cầu của bạn đọc trong tương lai sẽ hướng đến văn chương người thật, việc thật, dựa trên sự kiện hay tư liệu. “Nếu văn chương không làm đúng chức năng “thật hơn đời sống thật” thì có lẽ vai trò của văn chương sẽ mờ đi”, nhà văn Trần Văn Tuấn bày tỏ.  

Đặc biệt, đa số các tác phẩm văn học được vinh danh trong đợt này đều mang cảm hứng và tình yêu với quê hương, đất nước; thể hiện trách nhiệm công dân của người cầm bút. Theo chia sẻ của nhà văn Văn Lê, ông viết về chiến tranh đơn giản vì muốn giải tỏa những điều mình đã nhìn thấy trong chiến tranh, đã chứng kiến đồng đội mình chết trong chiến tranh, nhân dân mình chết trong chiến tranh. Phượng Hoàng là cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch cùng tên do Mỹ và quân đội Sài Gòn thực hiện trong giai đoạn từ năm 1968 và những năm sau đó. Trong chiến dịch này, có hàng trăm ngàn chiến sĩ và hơn 40.000 cán bộ cơ sở của ta hy sinh, bị bắt bớ, tù đày. Trong bối cảnh mất hết và bị dồn đến đường cùng, nhưng chiến sĩ và nhân dân vẫn chấp nhận hy sinh, tích cóp sức lực và cuối cùng đã lật được thế cờ.

“Viết về người lính là viết về phẩm hạnh, về lòng trắc ẩn - cái mà thiếu nó, chúng ta khó có thể củng cố được danh giá và thể thống con người. Phẩm hạnh của người lính được thử thách bởi thời gian, được tổ tiên ta truyền lại một cách thần bí cho các thế hệ. Nhờ có phẩm hạnh ấy mà dân tộc ta đã đi vào giai đoạn cuối của chiến tranh một cách điềm tĩnh và đầy nhân bản”, nhà văn Văn Lê chia sẻ.  

Quảng bá bằng cách nào? 

Không thể phủ nhận giá trị của những tác phẩm được vinh danh tại Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần II. Có điều, làm cách nào để tác phẩm đến rộng rãi hơn với công chúng là một vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Chia sẻ với Báo SGGP, bà Đinh Thị Phương Thảo, Giám đốc NXB Văn hóa - Văn nghệ, cho biết, trước mắt đơn vị này đã thương thảo được với tác giả để đầu tư xuất bản công trình lý luận phê bình điện ảnh Phương pháp phê bình điện ảnh của PGS-TS Trần Luân Kim. 

Nhưng không may mắn như tác phẩm của PGS-TS Trần Luân Kim, số phận của những tác phẩm còn lại sẽ như thế nào khi được dán nhãn “sách không bán”? Chẳng hạn, trước khi đạt giải nhất Giải thưởng VHNT TPHCM 5 năm lần II, tác phẩm Ở R - Chuyện kể sau 50 năm của cố nhà văn Lê Văn Thảo từng đạt giải B Sách hay - Giải thưởng Sách quốc gia 2018. Tác phẩm này đã được NXB Văn hóa Dân tộc ấn hành trong năm đó. Tuy nhiên, giống như lần trước, ở lần tái bản này, tác phẩm cũng được dán nhãn “sách không bán”. Và không khó để hình dung ra số phận của những đầu sách này: lưu kho, lưu thư viện rồi nằm đó! 

Theo họa sĩ - NGND Huỳnh Văn Mười, để các tác phẩm đến được với đông đảo công chúng, cần có sự đầu tư về công tác quảng bá. Và mỗi loại hình cần có một phương thức quảng bá khác nhau. “Muốn làm được điều này, chúng ta phải trang bị các phương tiện để quảng bá các tác phẩm. Bởi vì bản thân người nghệ sĩ không thể tự thân quảng bá tác phẩm của mình được, vì thế vai trò của nhà nước rất quan trọng. Nếu không làm điều này thì chiến lược công nghiệp văn hóa sẽ không có hiệu quả”, NGND Huỳnh Văn Mười chia sẻ. 

Tuy nhiên, khi được hỏi về “đường đi” của dòng sách Nhà nước đặt hàng, NGND Huỳnh Văn Mười bày tỏ: “Cũng đáng tiếc thật. Sao Nhà nước không nghĩ đến việc chuyển thành ebook để độc giả đọc nhanh hơn?”.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời ở tuổi 89, một lần nữa dư âm “Chuyện ngõ nghèo” của ông được công chúng nhắc tới bằng sự ngưỡng mộ đầy trân trọng.

  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.

  • Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.

  • Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
    Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.

  • Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.

  • “Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.

  • Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.

  • “Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.

  • Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.

  • Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...

  • PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…

  • Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...

  • Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...

  • Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.

  • Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.

  • Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...

  • Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

  • Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.

  • Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.