Mỗi lần đi ngang cầu Ca Cút đều có cái cảm giác “trời đất bao la, chìm đắm trong ta” cho dù buổi sáng, buổi chiều hay có khi về đêm. Cuối năm, khi ngọn giáo đông bắc còn căm căm, cảm giác đó chừng se sắt hơn...
Có lẽ cái cảm giác bao la, bàng bạc với trời đất, mây nước đó đến từ những câu chuyện xưa và cái tên cầu Ca Cút. Thực ra cây cầu đã được mang tên là Tam Giang từ khi mới khánh thành với ngụ ý là cây cầu đã chấm dứt vĩnh viễn những chuyến đò ngang qua phá một thời.Nhưng cái địa danh bến đò xưa Ca Cút nó gợi cảnh quá, nó bàng bạc quá thành ra cầu vẫn cứ là Ca Cút trong lòng người...
Nằm trên đoạn hẹp nhất của phá Tam Giang, bến đò Ca Cút đã từng ghi dấu thời gian lịch sử cũng như số phận của đất và người bên phá “Thương em anh cũng muốn vô - Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang”. Con phá Tam Giang cũng như Bến đò Ca Cút ngày xưa là địa danh gợi về của sự xa xôi cách trở. Vẫn chưa có lời giải thích nào thật cặn kẽ và thuyết phục về cái tên Ca Cút. Có người nói rằng Ca Cút là âm thanh tiếng gọi đò, có người lại cho rằng Ca Cút là từ chỉ sự xa ngái từ bên này qua bên kia phá; lại có người cho rằng đó là tiếng kêu của một loài chim...Chuyện rằng, cô lái đò đã đưa người học trò sang sông trong một ngày mưa gió với những lời thề hẹn chàng sẽ trở về sau khi “ công thành danh toại”. Năm dài tháng rộng, chờ đợi đợi chờ bóng người xưa vẫn biệt tăm. Buồn tình mà cô gái đã quyên sinh trên bến đò xưa và biến thành một loài chim. Sau bao năm, người học trò năm xưa chợt nhớ lại lời hẹn thề năm cũ mà trở về. Bến đò còn đó nhưng người xưa không còn. Mưa gió kéo về trong ngày chàng trở lại và nghe khắc khoải tiếng chim như lời hẹn thề cũng như lời trách móc: “Ca cút...Ca cút...”. Câu chuyện đó mình đã được nghe một người đàn ông ở thôn Thuận Hòa- xã Hương Phong kể lại trong một lần về thăm bến đò Ca Cút... Từ khu dân cư Thuận Hòa phải đi vòng vèo qua mấy ao tôm chừng 3 cây số mới tời cái bến đò Ca Cút năm nao.
Khi chưa có cầu mình đã từng lội bộ đến ngay bến đò xưa để làm phóng sự: cũng chẳng còn dấu tích nào của một bến đò đã từng đi vào giai thoại ngoài khoảng cách khá gần có thể nhìn thấy bóng người khi nhìn qua bên kia phá Tam Giang. Ngày trước khi phương tiện đường thuỷ còn thô sơ, con phá Tam Giang thì quá rộng lớn không thể dùng tay chèo đi sang phá dễ dàng thì đoạn phá hẹp nhất này có lẽ cũng là bến đò duy nhất qua phá Tam Giang. Cũng dễ hiểu là vì sao mà cái tên Ca Cút vẫn còn lưu danh đến chừ như là một sự gợi nhớ, như là một niềm trắc trở, hoài mong của những phận người truân chuyên một thuở…Theo lời kể của những người già các làng ven phá, thì bến đò Ca Cút bắt đầu hoạt động từ 4 giờ sáng mỗi ngày để những người dân bên kia phá Tam Giang gánh khoai, gánh cá sang bên này buôn bán. Bến đò Ca Cút đã hình thành từ khi làng mới thành lập đời chúa Nguyễn Phúc Tần, khoảng năm 1648. Hồi đó dân cư thưa thớt, bến đò Ca Cút là một địa điểm rất ít người qua lại. Hay cái tên Ca Cút cũng chỉ về sự hoang vắng đó!?
Chuyện xưa đã cũ mèm theo ký ức. Những chuyến đò qua lại dưới dòng phá Tam Giang chỉ là những con đò nhỏ đánh cá lưa thưa mấy người. Bây chừ đứng trên cầu, không như cụ Tú “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” mà cứ như văng vẳng lời Bà nội mỗi lần gọi mấy anh em mình về ăn cơm thuở ấu thời: “ Mệ kêu mấy đứa bây như kêu đò Ca Cút...”
Theo TRT
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".
Sáng ngày 30/6, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức Họp báo thông báo về kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Sáng 28/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế ( Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – TP Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu phối hợp vơi Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Triển lãm ““Aotearoa – Một miền mây trắng”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế.
Tối 23/6, tại đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm (TP Huế), Sở Du lịch phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Sen Huế 2023 – Sen tô sắc Huế”.
Chiều 23/6, tại công viên Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã diễn ra diễn tập chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy mô cấp tỉnh trên sông Hương. Đến dự có ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), sáng ngày 21/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Chiều 20/6, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt báo chí và trao giải báo chí Hải Triều lần thứ IV – 2023 nhân Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Sáng ngày 20/6, Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Đại diện Ban Giám đốc Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Tối ngày 17/6, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế, 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Sáng 17/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan tổ chức khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – Thơ vua Thiệu trị qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”.
Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".
Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.
Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).
Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).
Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.