Mỗi lần đi ngang cầu Ca Cút đều có cái cảm giác “trời đất bao la, chìm đắm trong ta” cho dù buổi sáng, buổi chiều hay có khi về đêm. Cuối năm, khi ngọn giáo đông bắc còn căm căm, cảm giác đó chừng se sắt hơn...
Có lẽ cái cảm giác bao la, bàng bạc với trời đất, mây nước đó đến từ những câu chuyện xưa và cái tên cầu Ca Cút. Thực ra cây cầu đã được mang tên là Tam Giang từ khi mới khánh thành với ngụ ý là cây cầu đã chấm dứt vĩnh viễn những chuyến đò ngang qua phá một thời.Nhưng cái địa danh bến đò xưa Ca Cút nó gợi cảnh quá, nó bàng bạc quá thành ra cầu vẫn cứ là Ca Cút trong lòng người...
Nằm trên đoạn hẹp nhất của phá Tam Giang, bến đò Ca Cút đã từng ghi dấu thời gian lịch sử cũng như số phận của đất và người bên phá “Thương em anh cũng muốn vô - Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang”. Con phá Tam Giang cũng như Bến đò Ca Cút ngày xưa là địa danh gợi về của sự xa xôi cách trở. Vẫn chưa có lời giải thích nào thật cặn kẽ và thuyết phục về cái tên Ca Cút. Có người nói rằng Ca Cút là âm thanh tiếng gọi đò, có người lại cho rằng Ca Cút là từ chỉ sự xa ngái từ bên này qua bên kia phá; lại có người cho rằng đó là tiếng kêu của một loài chim...Chuyện rằng, cô lái đò đã đưa người học trò sang sông trong một ngày mưa gió với những lời thề hẹn chàng sẽ trở về sau khi “ công thành danh toại”. Năm dài tháng rộng, chờ đợi đợi chờ bóng người xưa vẫn biệt tăm. Buồn tình mà cô gái đã quyên sinh trên bến đò xưa và biến thành một loài chim. Sau bao năm, người học trò năm xưa chợt nhớ lại lời hẹn thề năm cũ mà trở về. Bến đò còn đó nhưng người xưa không còn. Mưa gió kéo về trong ngày chàng trở lại và nghe khắc khoải tiếng chim như lời hẹn thề cũng như lời trách móc: “Ca cút...Ca cút...”. Câu chuyện đó mình đã được nghe một người đàn ông ở thôn Thuận Hòa- xã Hương Phong kể lại trong một lần về thăm bến đò Ca Cút... Từ khu dân cư Thuận Hòa phải đi vòng vèo qua mấy ao tôm chừng 3 cây số mới tời cái bến đò Ca Cút năm nao.
Khi chưa có cầu mình đã từng lội bộ đến ngay bến đò xưa để làm phóng sự: cũng chẳng còn dấu tích nào của một bến đò đã từng đi vào giai thoại ngoài khoảng cách khá gần có thể nhìn thấy bóng người khi nhìn qua bên kia phá Tam Giang. Ngày trước khi phương tiện đường thuỷ còn thô sơ, con phá Tam Giang thì quá rộng lớn không thể dùng tay chèo đi sang phá dễ dàng thì đoạn phá hẹp nhất này có lẽ cũng là bến đò duy nhất qua phá Tam Giang. Cũng dễ hiểu là vì sao mà cái tên Ca Cút vẫn còn lưu danh đến chừ như là một sự gợi nhớ, như là một niềm trắc trở, hoài mong của những phận người truân chuyên một thuở…Theo lời kể của những người già các làng ven phá, thì bến đò Ca Cút bắt đầu hoạt động từ 4 giờ sáng mỗi ngày để những người dân bên kia phá Tam Giang gánh khoai, gánh cá sang bên này buôn bán. Bến đò Ca Cút đã hình thành từ khi làng mới thành lập đời chúa Nguyễn Phúc Tần, khoảng năm 1648. Hồi đó dân cư thưa thớt, bến đò Ca Cút là một địa điểm rất ít người qua lại. Hay cái tên Ca Cút cũng chỉ về sự hoang vắng đó!?
Chuyện xưa đã cũ mèm theo ký ức. Những chuyến đò qua lại dưới dòng phá Tam Giang chỉ là những con đò nhỏ đánh cá lưa thưa mấy người. Bây chừ đứng trên cầu, không như cụ Tú “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” mà cứ như văng vẳng lời Bà nội mỗi lần gọi mấy anh em mình về ăn cơm thuở ấu thời: “ Mệ kêu mấy đứa bây như kêu đò Ca Cút...”
Theo TRT
Chiều ngày 04/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Mùa hè của lớp vẽ thiếu nhi YN”.
Tối 2/8, tại Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế diễn ra triển lãm mỹ thuật quốc tế với chủ đề “Sống cùng di sản”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng của Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Huế.
Sáng 01/8, tại trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã diễn Khai mạc Hội thảo “Kết nối với Việt Nam - Engaging With Vietnam” lần thứ 14. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế; bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 31/7, Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tiếp tục diễn ra tại Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhiều quan khách, bạn bè, văn nghệ sĩ và công chúng đến thắp hương tưởng nhớ.
Chiều 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế cùng gia đình tổ chức lễ tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại số 1 Phan Bội Châu - Tp Huế.
Sáng 27/7, tại khu Di tích lịch sử Chín Hầm, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương và khai mạc triển lãm “Trọn nghĩa tri ân”.
Ngày 26/7, Ban tổ chức Festival Huế 2023 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ trị giá 1 tỷ đồng cho các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2023.
Sáng ngày 25/7, tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 tại tuyến đường 71, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa phát động cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề “Huế - Vùng đất thân thiện”.
Sáng 22/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phong Hải miền nhớ" năm 2023.
Sáng ngày 22/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 đã diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều ngày 21/7, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chiều ngày 21/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác về chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng” năm 2023. Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Sáng 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối ngày 10/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ khai mạc không gian triển lãm với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh - Hội tụ niềm tin, thắp sáng tương lai”.
Chiều 10/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Khai mạc Triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật Ký họa”.
Sáng 07/7, tại Triệu Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức lễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nhằm tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.