Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Ông Nguyễn Thành Nhân - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế trao cờ lưu niệm cho các tạp chí tham dự hội thảo.
Tham dự có Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Nguyên Trưởng ban Tư Tưởng Văn hóa Trung ương – Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, đồng chí Nguyễn Thành Nhân – Phó Trưởng ban Tuyên Giáo tỉnh ủy, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế cùng đông đảo văn nghệ sĩ, các cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương.
![]() |
Đại diện các Tạp chí chủ trì Hội thảo |
Hội thảo là dịp để nhìn nhận lại vai trò cũng như đóng góp của tạp chí văn nghệ trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa đồng thời gợi mở những giải pháp tuyên truyền, quảng bá di sản trên các ấn phẩm văn nghệ ở mỗi địa phương. Bên cạnh đó, Hội thảo là dịp các văn nghệ sĩ bàn bạc tìm ra một giải pháp hữu ích cho sự phát triển đặc thù văn học nghệ thuật, văn hóa vùng đất chúng ta đang sống, để vừa phát triển và cũng gìn giữ, phát huy những gái trị di sản văn hóa mà cha ông chúng ta đã để lại.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Nguyên Trưởng ban Tư Tưởng Văn hóa Trung ương – Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại hội thảo |
Phát biểu đề dẫn hội thảo, nhà thơ Lê Vĩnh Thái – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: Văn hóa, di sản luôn là nền tảng của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. 80 năm qua bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” cũng đã khẳng định vai trò của văn hóa là ánh sáng dẫn lối trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Cùng với những di sản quý giá, văn hóa làm sáng thêm những giá trị của tiền nhân và lịch sử để lại, và chính di sản sẽ là thước đo cho văn hóa của thế hệ sau khi chúng ta giữ gìn, phát huy và ứng xử với di sản như thế nào.
![]() |
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu khai mạc Hội thảo |
Tại hội thảo, ban tổ chức nhận được 11 tham luận, bên cạnh những vấn đề chung trong cách tiếp nhận và gìn giữ, bảo tồn di sản, văn hóa, các tham luận cũng đã nêu bật lên được nhiệm vụ, tâm huyết và phương cách để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và di sản của vùng đất quê hương.
Tại Hội thảo, nhà phê bình Hoàng Thụy Anh đến từ Tạp chí Nhật Lệ đã có những trăn trở về nguy cơ bị đứt gãy và rạn nứt của hệ giá trị văn hóa địa phương trước cơn lốc của cách mạng công nghiệp, của kỹ thuật số, của những luồng văn hóa ngoại lai mà với thế giới phẳng đang tràn vào khắp các vùng đất. Nhà lý luận phê bình Hoàng Thụy Anh khẳng định: “Tạp chí văn nghệ địa phương được xem là nơi lưu giữ và thức dậy kí ức văn hóa bản địa”. Để thấy cơ chế bảo lưu và gìn giữ văn hóa, di sản của tạp chí văn nghệ địa phương là rất quan trọng.
![]() |
Nhà lý luận phê bình Nguyễn Thị Nguyệt - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh phát biểu tham luận tại hội thảo |
Nhà văn Lưu Nga – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xứ Thanh có những nhận định rất xác đáng về mối quan hệ giữa hội văn nghệ, tạp chí văn học với văn hóa, di sản địa phương. Nhà văn khẳng định: “Tạp chí văn học nghệ thuật là kênh thông tin phản ánh đa chiều về các sự kiện, các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, để từ đó giúp cho các cơ quan chức năng và những người làm công tác quản lý, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử có thêm thông tin hữu ích.” “Từ đó Tạp chí văn nghệ địa phương đã góp phần to lớn trong việc đấu tranh bảo vệ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trước sự tấn công, du nhập của các trào lưu văn hóa, lối sống xa lạ đi ngược với truyền thống lịch sử dân tộc, khí phách và những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người Việt Nam”.
![]() |
Nhà báo Đào Thị Thúy Hoa đến từ Tạp chí Sông Lam phát biểu tham luận “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa xứ Nghệ trên Tạp chí Sông Lam” |
Nhà lý luận phê bình Nguyễn Thị Nguyệt - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh cho rằng, khi “các cây bút có thể viết nghiên cứu văn hóa mỏng dần, hàm lượng nghiên cứu trong các bà viết về văn hóa cũng nhẹ dần”. Theo đó tham luận đã nêu lên vấn đề cần phát huy đặt bài, kích thích lượng bài vở ở hai mảng chính là nghiên cứu văn hóa, di sản chuyên sâu và bút ký văn hóa. Đây cũng là vấn đề mà một số tạp chí khác cũng nêu lên và mong muốn có được.
![]() |
Nhà phê bình Hoàng Thụy Anh đến từ Tạp chí Nhật Lệ đã có những trăn trở về nguy cơ bị đứt gãy và rạn nứt của hệ giá trị văn hóa địa phương trước cơn lốc của cách mạng công nghiệp, của kỹ thuật số, của những luồng văn hóa ngoại lai |
Nhà nghiên cứu Đỗ Minh Điền với tham luận “Sông Hương, 40 năm với dòng chảy văn hóa Huế” đã có góc nhìn về chuyên mục “Huế - dòng chảy văn hóa” trên Tạp chí Sông Hương, điểm về những đóng góp của tạp chí đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế sau bốn thập kỷ hình thành và phát triển.
Qua nghiên cứu của tác giả, trước thời điểm các tờ tạp chí chuyên ngành xuất hiện ở Huế như Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Tạp chí Huế Xưa và Nay; thì Tạp chí Sông Hương được xem là kênh thông tin gần như là duy nhất tại Huế lúc đó có vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu hệ thống các di sản cung đình triều Nguyễn; những bài viết được đăng trước cả thời điểm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh năm 1993.
![]() |
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội phát biểu tham luận “Tạp chí Người Hà Nội với việc giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô Hà Nội” |
Từ góc nhìn di sản, nhà nghiên cứu trẻ Võ Vinh Quang đã nêu tầm quan trọng của di sản Hám Nôm bởi những dấu ấn về truyền thống làng xã, các phong tục, tục lệ, hương ước, gia phong lễ giáo… làm nền tảng giúp duy trì và xây dựng, phát triển toàn diện quê hương, đất nước… đều được kết tinh thông qua nguồn tư liệu Hán Nôm. Bởi thế, để xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hóa đặc sắc của Việt Nam phù hợp với tầm nhìn phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tiêu chí thành phố di sản đặc thù, tác giả nêu vấn đề cần có phương án khai thác, bảo tồn, hồi hương loại tư liệu Hán Nôm quý giá và độc đáo này.
Tạp chí văn nghệ địa phương, song hành với việc góp sức phát huy cao nhất tính sáng tạo văn học nghệ thuật bằng những tư liệu, chất liệu về di sản, văn hóa bản địa, là công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Chung quy lại vẫn với mục đích cao cả là gìn giữ và lan tỏa giá trị về văn hóa là nền tảng sức mạnh của dân tộc.
![]() |
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương trao cờ đăng cai Hội thảo các tỉnh Bắc Miền Trung năm 2024 cho Nhà văn Nguyễn Thị Lê Na - Tổng Biên tập Tạp chí Nhật Lệ |
Phát biểu tại Hội thảo, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đã đề cập đến vấn đề nguy cơ đứt gãy văn hóa từ sự thờ ơ, lạnh nhạt với văn hóa của lớp trẻ, nhà thơ cho rằng các tạp chí văn nghệ phải rất cố gắng để thúc đẩy văn hóa trên ấn phẩm, làm sao để đánh thức di sản, để lớp trẻ đọc được di sản.
Phát biểu kết luận hội thảo, nhà thơ Lê Vĩnh Thái, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: Những nội dung tham luận và các ý kiến tại hội thảo cho thấy văn nghệ phải hướng tới cái đẹp, phải góp phần gìn giữ di sản của cha ông để lại. Hi vọng rằng sau hội thảo, các tạp chí văn nghệ các tỉnh bắc miền Trung và tạp chí văn nghệ 5 vùng kinh đô xưa và nay sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ, đẩy mạnh quảng bá, tôn vinh tinh hoa, bản sắc dân tộc dân tộc, tạo điều kiện để những giá trị văn hóa, di sản đặc trưng trở thành đối tượng gần gũi hơn nữa của nghệ thuật.
![]() |
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).