Phạm Hồng Thái và tiếng bom thức tỉnh chân lý

10:04 18/06/2015

TRANG ĐOAN

“Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gương trung nghĩa động thần minh.”[1]

 

Liệt sĩ Phạm Hồng Thái - Ảnh: internet

Hơn 90 năm trước, một tiếng nổ đã vang lên tại Quảng Châu [Trung Quốc] làm chấn động dư luận quốc tế. Lịch sử sẽ không quên khoảnh khắc ngày 19/06/1924, khi tiếng bom ám sát viên toàn quyền Đông Dương Méc - lanh vang lên tại khách sạn Victoria, thuộc địa phận tô giới Sa Diện[2]. Vị anh hùng đã tạo nên sự kiện ấy, đã đánh một mốc son trong  lịch sử Việt Nam cận đại ấy là Phạm Hồng Thái (1895-1924)[3], người con của mảnh đất Do Nha, nay là xã Hưng Nhân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Từ sự thức tỉnh của cá nhân…

Sinh ra trên mảnh đất có truyền thống đấu tranh Cách mạng, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan lại sớm được tiếp cận với những tư tưởng đấu tranh của các bậc cha anh, Phạm Hồng Thái từ nhỏ đã không khỏi trăn trở và nuôi trong mình chí lớn cứu nước.

Hồi nhỏ, Phạm Hồng Thái là một cậu bé ít nói nhưng rất chăm chỉ học tập và làm việc. Khoảng 14 tuổi, cậu đã khá thông thạo chữ Hán và sau đó xin gia đình theo học tiếng Pháp. Học được 3 năm, cậu thất vọng  vì thấu rõ “Chính phủ Pháp thật là một nhà chế tạo dân tộc ta thành trâu ngựa”[4]. Nung nấu ý chí phải lật đổ Chính phủ Pháp, Phạm Hồng Thái bỏ học về quê và bắt đầu chuẩn bị những kế hoạch của mình.

Từ năm 1919 đến 1923, Phạm Hồng Thái theo làm tại các nhà xưởng như Nhà máy Điện Bến Thủy, Nhà máy Diêm, Nhà máy xi măng Hải Phòng... Tại đây, cậu được tiếp xúc với tầng lớp công nhân, chứng kiến sự áp bức bóc lột tàn tệ của bọn chủ xưởng và đồng thời được tiếp cận với nhiều thông tin trên báo chí hoặc qua nghe ngóng được về các phong trào đấu tranh trong cũng như ngoài nước. Đó chính là những luồng sáng tư tưởng đã tác động mạnh mẽ tới Phạm Hồng Thái. Phạm Hồng Thái đứng ra tổ chức công nhân tại Bến Thủy  bãi công phản đối nhưng rút cục không có kết quả. Tuy nhiên chính những hoạt động ấy đã giúp tổ chức “Tâm tâm xã” hay còn gọi là “Tân Việt thanh niên đoàn” ở Trung Quốc biết đến Phạm Hồng Thái cũng như khiến anh thấu hiểu hơn về bản chất của thực dân, sự bần cùng của kiếp đời nô lệ và nâng cao ý thức giai cấp của mình.

Năm 1924, Phạm Hồng Thái từ biệt vợ con, quyết chí xuất dương theo đường dây liên lạc của Tâm tâm xã. Đi cùng Phạm Hồng Thái còn có Lê Huy Doãn (tức Lê Hồng Phong) và Lê Thiết Hùng, được dẫn đường bởi Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục hội). Họ đi sang Lào và Xiêm La (Thái Lan) rồi đến Quảng Châu (Trung Quốc)[5]. Thời gian ở Thái Lan, Phạm Hồng Thái và những người đồng hành có lưu lại Trại Cày của Đặng Thúc Hứa, nơi tập trung nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước xuất dương sang. Đầu mùa hè năm 1924, Phạm Hồng Thái cùng với Lê Hồng Phong và 6 thanh niên khác đặt chân đến Quảng Châu[6]. Sau khi tìm đến Việt Nam Quang Phục hội của Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái nhận ra đây không phải là tổ chức có thể giúp mình thực hiện được hoài bão, nên bí mật gia nhập tổ chức Tâm tâm xã[7].

Đến tiếng bom làm sống dậy chân lý đấu tranh của dân tộc!

Tháng 3/1924, Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong chính thức gia nhập Tâm tâm xã, và nhanh chóng thiết lập được mối liên hệ mật thiết với Lê Văn Phan (tức Lê Hồng Sơn) - thành viên của Tâm tâm xã từ khi tổ chức này mới thành lập. Tháng 4/1924, biết tin Toàn quyền Đông Dương Méc – lanh sẽ có chuyến thăm Nhật Bản sau vụ động đất và trên đường về có ghé Trung Quốc, Tâm tâm xã nhận định đây là cơ hội để thủ tiêu tên toàn quyền nhằm chấn động dư luận. Sau họp bàn và vạch kế hoạch triển khai, tổ chức đã giao cho Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Sơn dưới sự trợ giúp của Lê Hồng Phong đảm nhiệm trọng trách này. Phạm Hồng Thái nhận trực tiếp ra tay và tuyên bố: “Sự việc thành công hay không, khó mà đoán trước được, nhưng tôi thề không chịu để rơi vào tay giặc Pháp”[8]. Nắm  được lịch trình của Méc- lanh, Phạm Hồng Thái cùng những người trong tổ chức quyết định hành động khi viên toàn quyền đến khách sạn Victoria dự buổi chiêu đãi nhằm hạn chế tối đa số người liên lụy. Trong bức di thư để lại, Phạm Hồng Thái đã viết: “Hồng Thái tôi, theo lệnh của Nghĩa liệt đoàn chỉ nhằm đánh vào một mình tên Méc – lanh này. Trong khi tạc đạn tung nổ, nếu có liên lụy tới người khác, đó là điều vạn bất đắc dĩ, mong các vị quân tử nguyên lượng mà hiểu cho. Hồng Thái tôi theo lệnh Đảng, vì bốn chục triệu đồng bào mà hy sinh, chết cũng không tiếc; chỉ mong toàn thế giới xét kỹ mà cứu lấy, khiến cho dân tộc Việt Nam chúng tôi được tồn tại trên mặt địa cầu này.”[9]

Và cuối cùng, ngày 19/06/1924, tiếng bom đã nổ. Dù cuối cùng Méc- lanh thoát chết song tiếng vang của vụ ám sát đã gây nên một làn sóng chấn động lúc bấy giờ.

Hành động của Phạm Hồng Thái biểu thị nhiều ý nghĩa song hơn hết có lẽ đó là giá trị của sự thức tỉnh người Việt Nam, nhất là thanh niên Việt vẫn đang chìm mình trong cuộc đời nô lệ,  cam chịu. Từ sau khi phong trào Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu khởi xướng tan rã, các hoạt động  đấu tranh chống lại thực dân Pháp của ta bấy giờ gần như tắt lịm. Đất nước chìm trong những ngày tháng đau thương và không lối đi. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã chấm dứt thời kỳ ấy, đã kéo 25 triệu người Việt  tỉnh dậy sau giấc ngủ dài 7 năm, vùng dậy đấu tranh. Thanh niên, trí thức yêu nước trong nước lẫn kiều bào nước ngoài được thắp lên ngọn lửa yêu nước và tìm thấy được con đường nên lựa chọn. Tiếng bom Phạm Hồng Thái đã gây chấn động địa cầu, suốt 3, 4 ngày liền các tờ báo quốc tế liên tục đưa tin về sự kiện này. Thế giới từ đây biết được bộ mặt của thực dân Pháp và biết được có một dân tộc Việt Nam sẵn sàng hy sinh để đòi lấy tự do.

Từ hành động này của Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu có dịp nhìn lại con đường của mình để nhận thấy sự lạc hậu trong đường lối và khẳng định con đường cách mạng phải có kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phải tiến hành cách mạng xã hội. Bởi lẽ đó mà Phạm Hồng Thái được ông tôn là bậc liệt thánh , là người đã “tay không xông vào hang cọp mà không sợ hãi gì đánh một cái, quét được oai của bọn cường quyền mà không nghĩ đến thân mình sau này.”[10]

Mặc dù ban đầu không đồng tình với đường lối hoạt động của Tâm tâm xã nhưng sau hành động của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Ái Quốc đã có lời ngợi ca hết sức và đánh giá hành động này như cánh én nhỏ báo hiệu mùa xuân. Tháng 12 năm đó Người tới Quảng Châu và tập hợp lực lượng để đến năm 1925 lập ra Việt Nam cách mạng thanh niên hội. Tiếng bom ấy như một đột phá khẩu, mở đầu cho phong trào cách mạng mới sẽ diễn ra trên đất nước ta nhằm chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp. Sau tiếng bom tại Sa Diện, các hoạt động yêu nước diễn ra sôi nổi và thu lại được nhiều kết quả. Các hoạt động đấu tranh sau đó đã tạo cơ sở thực tiễn cho năm 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời và đến năm 1930 thì Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời. 6 năm sau tiếng bom ấy, ngay trên quê hương của Phạm Hồng Thái đã bùng lên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Như nhận định của tác giả Thanh Đạm trong bài viết “Yếu tố nghịch lý và chân lý trong tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái”, hành động nhỏ bé ấy đã thức tỉnh một chân lý là muốn thay đổi phải có đấu tranh. Ý nghĩa đó không chỉ có giá trị trong thời điểm bấy giờ mà vẫn vẹn nguyên cho tới tận hôm nay, sau hơn 90 năm nhìn lại. Dù trong bất kì thời đại nào, nếu muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, muốn thay đổi thực trạng xã hội phải thức tỉnh để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

Phạm Hồng Thái và hành động của anh sẽ mãi ghi dấu trong lịch sử và trái tim người dân Việt Nam không chỉ như một vị anh hùng xả thân cho dân tộc mà còn như một lời nhắc nhở về chân lý đấu tranh, về giá trị của tự do và về cách sống ở đời.

“Sống làm quả bom nổ

Chết như dòng nước xanh”[11]

Nguồn: VHNA

 


[1]Trích thơ Trần Huy Liệu ca ngợi Phạm Hồng Thái trước hành động hy sinh đầy quả cảm của ông.

[2]  Có tài liệu ghi là Sa Điện

[3]  Các tài liệu có những ghi chép không giống nhau về ngày tháng năm sinh của Phạm Hồng Thái.. Quyển Sơ thảo tiểu sử Phạm Hồng Thái của Phạm Minh Nguyệt (con trai của Phạm Hồng Thái), Truyện Phạm Hồng Thái của Bạch Hào (Hà Nội, năm 1945), một số bài viết của học giả Trung Quốc như Viên Sỹ Luân, Trịnh Văn, Lục An Văn đều viết là Phạm Hồng Thái sinh năm 1893. Tác giả Chương Thâu (và Tôn Quang Phiệt) trong bài Phạm Hồng Thái (cuốn danh nhân Nghệ Tĩnh, tập 1) và bài Phạm Hồng Thái - Con người yêu dấu của đất Lam Hồng (Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994), rồi trên bia liệt sỹ Phạm Hồng Thái hiện nay ở Quảng Châu (Trung Quốc) đều viết là Phạm Hồng Thái sinh ngày 14/5/1895.

[4]  Phan Bội Châu – Toàn tập, NXB Thuận Hóa và TTVHNN Đông Tây, HN, 2000.

[5]  GS. Chương Thâu trong Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994, tr 21-22

[6]  Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994, tr77.

[7]  Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994, tr 11.

[8]  Theo Lê Khiêm, Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương Méc – lanh tại Sa Điện (Trung Quốc).

[9]Theo Di thư để lại của liệt sĩ Việt Nam Phạm Hồng Thái, bản Đặng Thắng Châu sưu tầm, Thanh Đạm dịch (Tạp chí Xưa và nay số 4- 1994).

[10]  Phan Bội Châu, Truyện Phạm Hồng Thái,; bản GS. Chương Thâu dịch từ bản chữ Hán in trong Phạm Hồng Thái truyện, bản in lại 1959 của Học viện sư phạm Quảng Đông.

[11]Thơ Tố Hữu

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HỒ DZẾNH
             Hồi ký

    Mai sau dù có bao giờ
    Đốt lò hương ấy, so tơ phím này

                                 NGUYỄN DU

  • LÝ HOÀI THU

    Tôi nhớ… một chiều cuối hạ năm 1972, trên con đường làng lát gạch tại nơi sơ tán Ứng Hòa - Hà Tây cũ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy thầy. Lúc đó lớp Văn K16 của chúng tôi đang bước vào những tuần cuối của học kỳ II năm thứ nhất.

  • PHẠM THỊ CÚC

    (Tặng bạn bè Cầu Ngói Thanh Toàn nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ)

  • Người ta vẫn nói Tô Hoài là “nhà văn của thiếu nhi”. Hình như chưa ai gọi ông là “nhà văn của tuổi già”. Cho dù giai đoạn cuối trong sự nghiệp của ông – cũng là giai đoạn khiến Tô Hoài trở thành “sự kiện” của đời sống văn học đương đại chứ không chỉ là sự nối dài những gì đã định hình tên tuổi ông từ quá khứ - sáng tác của ông thường xoay quanh một hình tượng người kể chuyện từng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhiều thăng trầm của đời sống, giờ đây ngồi nhớ lại, ngẫm lại, viết lại quá khứ, không phải nhằm dạy dỗ, khuyên nhủ gì ai, mà chỉ vì muốn lưu giữ và thú nhận.

  • CAO THỊ QUẾ HƯƠNG

    Tôi được gặp và quen nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào những ngày đầu mùa hè năm 1966 khi anh cùng anh Trần Viết Ngạc đến trụ sở Tổng hội Sinh viên, số 4 Duy Tân, Sài Gòn trình diễn các bài hát trong tập “Ca khúc da vàng”.

  • THÁI KIM LAN

    Lớp đệ nhất C2 của chúng tôi ở trường Quốc Học thập niên 60, niên khóa 59/60 gồm những nữ sinh (không kể đám nam sinh học trường Quốc Học và những trường khác đến) từ trường Đồng Khánh lên, những đứa đã qua phần tú tài 1.

  • Nhung nhăng, tần suất ấy dường như khá dày, là ngôn từ của nhà văn Tô Hoài để vận vào những trường hợp, lắm khi chả phải đi đứng thế này thế nọ mà đương bập vào việc chi đó?

  • Tôi được quen biết GS. Nguyễn Khắc Phi khá muộn. Đó là vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ trước, khi anh được chuyển công tác từ trường ĐHSP Vinh ra khoa Văn ĐHSPHN.

  • Năm 1960, tôi học lớp cuối cấp 3. Một hôm, ở khu tập  thể trường cấp 2 tranh nứa của tôi ở tỉnh, vợ một thầy giáo dạy Văn, cùng nhà, mang về cho chồng một cuốn sách mới. Chị là người bán sách.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    LTS: Trên số báo 5965 ra ngày 07/02/2014, báo Thừa Thiên Huế có bài “Vài điều trong các bài viết về Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, của tác giả Phạm Xuân Phụng, trong đó có nhắc nhiều đến các bài viết về Đại tướng đã đăng trên Sông Hương số đặc biệt tháng 12/2013 (số ĐB thứ 11), và cho rằng có nhiều sai sót trong các bài viết đó.

  • NGUYỄN THỊ PHƯỚC LIÊN

    (Thương nhớ Cẩm Nhung của Hương, Lại, Nguyệt, Liên)

  • BÙI KIM CHI

    Trời cuối thu. Rất đẹp. Lá phượng vàng bay đầy đường. Tôi đang trong tâm trạng náo nức của một thoáng hương xưa với con đường Bộ Học (nay là Hàn Thuyên) của một thời mà thời gian này thuở ấy tôi đã cắp sách đến trường. Thời con gái của tôi thênh thang trở về với “cặp sách, nón lá, tóc xõa ngang vai, đạp xe đạp…”. Mắt rưng rưng… để rồi…

  • LÊ MINH
    Nguyên Tư lệnh chiến dịch Bí thư Thành ủy Huế (*)

    … Chỉ còn hai ngày nữa là chiến dịch mở; tôi xin bàn giao lại cho Quân khu chức vụ "chính ủy Ban chuẩn bị chiến trường" để quay về lo việc của Thành ủy mà lúc đó tôi vẫn là Bí thư.

  • NGUYỄN KHOA BỘI LAN

    Cách đây mấy chục năm ở thôn Gia Lạc (hiện nay là thôn Tây Thượng) xã Phú Thượng có hai nhà thơ khá quen thuộc của bà con yêu thơ xứ Huế. Đó là bác Thúc Giạ (Ưng Bình) chủ soái của Hương Bình thi xã và cha tôi, Thảo Am (Nguyễn Khoa Vi) phó soái.

  • (SHO). Nhân dân Việt Nam khắc sâu và nhớ mãi cuộc chiến đấu can trường bảo vệ biên giới tổ quốc thân yêu tháng 2/1979. Điều đó đã thêm vào trang sử hào hùng về tinh thần bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc.

  • NGUYỄN CƯƠNG

    Có nhiều yếu tố để Cố đô Huế là một trung tâm văn hóa du lịch, trong đó có những con đường rợp bóng cây xanh làm cho Huế thơ mộng hơn, như đường Lê Lợi chạy dọc bên bờ sông Hương, đường 23/8 đi qua trước Đại Nội, rồi những con đường với những hàng cây phượng vỹ, xà cừ, bằng lăng, me xanh... điểm tô cho Huế.

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG

    Cách nay hơn một thế kỷ, người Huế, kể cả lớp lao động, nông dân, buôn bán cho đến các cậu mợ, các thầy các cô, các ông già bà lão, kể cả giới quý tộc, đều ghiền một lại thuốc lá gọi là thuốc Cẩm Lệ.

  • PHẠM HỮU THU

    Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đầu năm 1942, sau khi vượt ngục trở về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có quãng thời gian gắn bó với vùng đầm Cầu Hai, nơi có cồn Rau Câu, được Tỉnh ủy lâm thời chọn làm địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
    Để đảm bảo bí mật và an toàn, Tỉnh ủy đã chọn một số cơ sở là cư dân thủy diện đảm trách việc bảo vệ và đưa đón cán bộ.
    Số cơ sở này chủ yếu là dân vạn đò của làng chài Nghi Xuân.

  • TRẦN NGUYÊN

    Thăm Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, như được trở về mái nhà thân thương nơi làng quê yêu dấu. Những ngôi nhà bình dị nối nhau với liếp cửa mở rộng đón ánh nắng rọi vào góc sâu nhất.

  • PHẠM HỮU THU
           Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12

    “Có những sự thật quá lớn lao của một thời, đến nỗi hậu thế nhìn qua lớp sương mù của thời gian, không thể nào tin nổi” (Nhà văn Phùng Quán).