Phải từ bỏ sự thoả hiệp

14:39 25/05/2009
TRẦN THUỲ MAI            (Đọc Uẩn khúc, tiểu thuyết của Hoàng Văn Bàng, NXB Thuận Hoá 2002)Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê không xa lắm, với một tầm mức tai hại không lớn, gây một ảnh hưởng mới xem qua tưởng chừng không đáng kể. Một ông trưởng phòng ở huyện tham ô vài chục triệu thì đã thấm gì so với những câu chuyện động trời hàng ngày trên các báo, mà thủ phạm mang những chức tước lớn lao hơn, với những số tiền khổng lồ tới hàng nghìn tỉ!

Nhưng tầm sâu và độ rung của hiện thực trong tiểu thuyết này không phải vì thế mà giảm đi. Bởi vì ngòi bút trong tay tác giả không nhằm tới việc phản ánh một sự kiện thời sự trong dòng cuộc sống xã hội đương thời. Ngòi bút của tác giả như một con dao trủy thủ, nhỏ nhưng sắc bén, xoáy sâu vào "uẩn khúc" của lòng người, tìm cho đến chỗ thẳm sâu nơi cội nguồn của cái ác.

Số tiền tham ô mà ông Nguyễn Thanh Đấu nuốt trọn từ đâu mà có? Đấy là tiền xoá đói giảm nghèo mà nhà nước rót về cho dân nghèo xã Trung. Số tiền lẽ ra có thể giúp người dân vượt qua cảnh nghèo khó, thì lại dùng để "tăng giàu". Đây nhất định chỉ là một trong muôn ngàn "trò ảo thuật" của ông Đấu, bởi chỉ cần giữ chức trưởng phòng Thương binh Xã hội của một huyện cũng đủ để cho ông Đấu đạt đến một cơ ngơi giàu có: "Cửa vào bằng sắt nặng đến gần một tấn, lúc mở đóng phải đẩy chạy trên đường ray. Chuông điện đính trên trụ cổng ngang tầm người đứng. Đó là cái cổng sau. Khách quen thường đến nhà ông bằng cổng sau ấy. Cửa vào nhà qua hai lớp, lớp ngoài bằng sắt xếp gấp, lớp trong bằng kính".

Trên đất nước này có bao nhiêu ông trưởng phòng như Nguyễn Thanh Đấu?

Để đạt được sự giàu có ấy, ông Đấu phải có một bản lĩnh và cách sống đầy thủ đoạn. Chính đây là nơi ngòi bút của Hoàng Văn Bàng tập trung hết sự sắc sảo để thể hiện tính cách của một dạng người. Dạng người ấy ta vẫn gặp nhưng không nhận ra, bởi chúng mang khuôn mặt nguỵ trang. Bằng kinh nghiệm sống dày dặn, bằng sự quan sát sắc bén, Hoàng Văn Bàng lột tả hết khuôn mặt thật được che giấu của nhân vật: y rất thông minh, khôn khéo, nhưng trí thông minh của y được vận dụng để ăn chận từ món tiền một bữa nhậu, nuốt trộng món quà của một người cầu cạnh mà chẳng phải giúp gì người ta; trút trách nhiệm cho kẻ khác, mặc tình ăn ốc cho người đổ vỏ, giăng bẫy mỹ nhân kế với người có chức quyền cao hơn, để thao túng, trục lợi cho mình; bỏ bao nhiêu tâm can trí não dụ cho cả nông trường đi xem một chương trình văn nghệ tạp nham, chỉ để đạt đến mục đích: tạo điều kiện để ve vãn cưỡng hiếp người đàn bà mà y đang thèm muốn.

Đọc những dòng đặc tả tính cách Nguyễn Thanh Đấu, ta không khỏi rùng mình nghĩ đến những trang đặc tả nhân vật Frôlô, con quỷ dâm ác và xảo trá núp dưới bộ áo linh mục trong Nhà Thờ Đức Bà ở Paris...

Cũng như Frôlô và nhiều nhân vật điển hình cho cái ác trong văn học, Nguyễn Thanh Đấu là hình ảnh của sự xảo trá ranh ma và bản chất ích kỷ chiếm đoạt. Nét riêng của nhân vật Đấu là, hình thành trong khung cảnh chật hẹp bé nhỏ của nông thôn, y còn có thêm tính cách bần tiện bủn xỉn. Tính cách ấy được che giấu khéo léo dưới tấm áo cán bộ nhà nước nên lại làm phát sinh thêm tình huống mâu thuẫn đầy chất bi hài kịch; sự thấp hèn khoác áo cao cả, tâm địa nhỏ nhen độc ác được giấu che sau vẻ nghiêm túc, vị tha.

Chỉ ai từng là nạn nhân của Đấu, mới hiểu hết bản chất của y. Nhưng không ai ngăn cản được con đường hanh thông của Đấu, bởi chính sự hèn nhát của những kẻ chung quanh; một ông Thụ từng thân bại danh liệt dưới tay Đấu nhưng không dám phản kháng; một cô Miên xinh đẹp, ghê sợ sự phóng đãng của Đấu nhưng vẫn chơi trò "đem mỡ nhử mèo" bởi không muốn mất việc làm; Và cả Quân, chồng Miên, tuy cảnh giác nhưng vẫn có ý dùng vẻ hấp dẫn của vợ mình như một "con dao mỹ nhân"... Điều mà tác giả muốn nói lên là: cái ác tồn tại được bởi có sự thoả hiệp tầm thường của những người trong cuộc, họ không dám đứng lên tố cáo vì dù sao, họ phải duy trì sự sống bé mọn của mình, một đồng lương, một chỗ làm đủ cho họ tự nguyện trở thành nạn nhân, và mãi mãi kẻ gian tà vẫn luôn luôn thắng thế.

Cuối cùng, ở đỉnh điểm cao trào câu chuyện, độc giả mới được hả hê khi thấy Quân từ bỏ thái độ thỏa hiệp. Anh chĩa súng vào Nguyễn Thanh Đấu, giữa lúc y đang thực hiện dục vọng dâm ô của mình. Tên Đấu giờ đây phải đành vứt bỏ bộ mặt uy nghi để "ngồi chò hỏ chắp tay vái lạy", tuy thế vẫn không quên dùng ba tấc lưỡi xảo trá để tiếp tục cái luận điệu "vị tha"... mong thoát nguy trong đường tơ kẻ tóc.

Giả như lúc đó Quân không về kịp? Và chắc gì bản cung khai tội lỗi mà Quân bắt tên Đấu viết ra dưới sự đe dọa của cây súng trong tay đã được công nhận? Nếu diễn tiến câu truyện diễn ra chệch đi một chút thôi, có lẽ Đấu vẫn tiếp tục thắng lợi trên hành trình của cái ác!

Nguyễn Thanh Đấu cuối cùng đã phải quỳ xuống, hình ảnh đó làm hả lòng người đọc đang ghê tởm và căm giận. Nhưng y phải quỳ xuống chỉ vì sự sơ suất tình cờ của chính y, chứ chưa phải là từ tính tất yếu của lôgích câu truyện và lôgích cuộc sống.

Nếu sự tình cờ không xảy ra?
Gấp sách lại rồi, lòng ta vẫn còn chia xẻ nỗi âu lo cùng tác giả.

Huế, 16-5-03
T.T.M
(173/07-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân. 

  • NGUYỄN DƯ

    Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!

  • NGUYỄN VĂN SƯỚNG

    Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.

  • TRUNG TRUNG ĐỈNH

    Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.

  • LIỄU TRẦN

    Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).

  • HOÀNG THỤY ANH    

    Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.

  • DO YÊN     

    Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.

  • TRẦN HOÀNG

    (Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
    Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)

  • LÊ KHAI

    "Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.

  • NGUYÊN HƯƠNG    

    1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.

  • NGUYỄN VĂN CƯƠNG

    Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.

  • NGUYỄN PHÚC VĨNH BA   

    Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.

  • ĐỖ HẢI NINH

    Trong công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), trên cơ sở nghiên cứu về trí thức người Việt từ phương diện xã hội học lịch sử, GS. Trịnh Văn Thảo xếp Nguyễn Vỹ vào thế hệ thứ 3 (thế hệ 1925) trong số 222 nhân vật thuộc ba thế hệ trí thức Việt Nam (1862, 1907 và 1925)(1).

  • ĐỖ LAI THÚY

    Tôi có trên tay cuốn Tôi về tôi đứng ngẩn ngơ (tập thơ - tranh, Sách đẹp Quán văn, 2014) và Đi vào cõi tạo hình (tập biên khảo, Văn Mới, California, 2015) của Đinh Cường.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Chim phương Nam, tạp bút của Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM, 2017).

  • HỒ TẤT ĐĂNG

    "Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi bỗng nhận ra rằng, cũng như bao người khác, cả gia đình tôi đã góp máu để làm nên cuộc sống hôm nay, nếu còn tồn tại điều gì chưa thỏa đáng, chính bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm trong đó.” (Phạm Phú Phong).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Có những thời đại lịch sử nóng bỏng riết róng, đặt những con người có tầm vóc, có lương tri và nhân cách luôn đứng trước những ngã ba đường, buộc phải có sự chọn lựa, không phải sự nhận đường một cách mơ hồ, thụ động mà là sự chọn lựa quyết liệt mang tính tất yếu và ý nghĩa sống còn của tiến trình lịch sử và số phận của những con người sống có mục đích lý tưởng, có độ dư về phẩm chất làm người.