CÁT LÂM
Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Ảnh: internet
Những tư tưởng, quan điểm về nữ quyền được thể hiện trên sách báo đương thời đã được Lại Nguyên Ân và Nguyễn Kim Hiền sưu tầm và biên soạn trong cuốn Dư luận nữ quyền tại Huế (1926-1929) trên sách báo đương thời. Đây là một trong những cuốn sách nằm trong tủ sách Phụ nữ tùng thư (tủ sách Giới và Phát triển) của Nxb. Phụ Nữ Việt Nam công bố các công trình về vấn đề phụ nữ, hướng tới các nhận thức và thực hành quyền phụ nữ, cũng như đấu tranh cho nữ quyền, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và phát triển bền vững của đất nước.
Những quan điểm nữ quyền tại Huế
Năm 1926, trong khi nhật báo, những trang tin tức chưa thịnh hành thì Nữ công học hội ở Huế được thành lập, cùng với đó là những dư luận về nữ quyền được phát biểu tại Hội nằm trong các trường ở Huế. Những quan điểm về nữ quyền được các chí sĩ yêu nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Phan Bội Châu, Đạm Phương nữ sử phát biểu.
Theo đó, phụ nữ cần được đối xử ngang hàng với nam giới, phải được tôn trọng và được thực hiện các quyền bình đẳng với nam giới, từ lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt cho tới việc học hành, sinh hoạt trong các hội nhóm và vươn mình, đồng hành cùng sự phát triển của xã hội.
Để làm rõ vấn đề này, trong bài diễn thuyết tại trường Đồng Khánh ở Huế, cụ Phan Bội Châu đã so sánh về cái nhìn đối với phụ nữ ở một số nước từ phương Tây tới phương Đông: “Tôi hằng ngày vì chị em mà trộm nghĩ thầm lo, tấm lòng tôi có khi đứt đôi đoạn, giọt lệ tôi có khi nhỏ đôi hàng. Khi tôi còn ở đất nước nhà, tôi những nghĩ ngược nghĩ xuôi muốn suy cho ra cái cớ vì sao như thế. Nhưng tôi chưa xét được rõ ràng. Đến khi tôi đi ra ngoại quốc, tôi thấy như nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, nước Đức, nước Anh cho đến nước Trung Hoa, nước nào cũng có trường học cho con gái. Trường học gái có lẽ nhiều hơn trường học trai, danh giá các nữ học sinh so với nam học sinh cũng không chút gì thua kém...”.
Thông qua đó, người phụ nữ được nhìn nhận một cách trực diện từ những phẩm chất cao quý như đức hy sinh cho tới khả năng tự chủ, gồng gánh cuộc sống không thua kém đấng mày râu. Hơn thế, phụ nữ chính là những con người góp phần quan trọng cho sự phát triển của xã hội mà theo Đạm Phương nữ sử: “... một cái xã hội tốt hay là xấu là do tại gia đình tốt hay xấu, mà gia đình tốt hay xấu là do sự giáo dục của mỗi gia đình đối với mỗi cá nhơn mà tạo ra, đàn bà vẫn có một phần trách nhiệm trong cuộc tạo nhân kết quả ấy. Vì vậy mà gây dựng một cái gia đình tốt không gì bằng xây dựng một nền đạo đức luân lý cho phụ nữ thật hoàn toàn.”
Ngoài ra, các bài phát biểu đều nhằm khích lệ tinh thần người phụ nữ bỏ qua sự rụt rè, sợ hãi trước kia mà dấn thân vào đời sống mới cởi mở hơn, cổ vũ họ sống bằng lý trí, quan điểm của chính mình, nói lên tiếng nói của chính mình. Đưa ra các phân tích lý lẽ về thời cuộc, khoa học kỹ thuật, sự tiếp thu văn hóa phương Tây ảnh hưởng tới xã hội ra sao, bản thân người phụ nữ thế nào. Rồi rằng văn hóa phương Đông có nhiều điểm đã không còn phù hợp nữa. Nghĩa vụ của người phụ nữ là không thể ngồi im đợi thời đại xoay vần mà họ cần tham gia vào cuộc xoay vần của thời đại. Họ được tự do làm chủ cuộc đời mình, chịu trách nhiệm về quyết định mình đưa ra mà không phụ thuộc vào ai.
Những quan điểm ấy đã phá vỡ đi những suy nghĩ cũ mòn rằng phụ nữ phải chịu đựng phục tùng chồng con, ở nhà làm việc nhà, v.v.
Quan niệm nữ quyền trên báo Tiếng Dân (1927-1929)
Trước tình hình đất nước còn nhiều rối ren, báo Tiếng Dân xuất hiện với vai trò cập nhật tình hình chính trị trong nước lẫn quốc tế. Đây cũng là tờ báo cập nhật tình hình của cụ Phan Bội Châu khi bị Pháp giam lỏng ở Huế.
Các bài viết về nữ quyền thường được đăng trong mục “Phụ nữ diễn đàn”, “Độc giả luận bàn”. Một số tin tức liên quan tới phụ nữ được đăng trong mục “Việc trong nước”.
Liên quan tới vấn đề nữ quyền, không thể không kể đến những cái tên như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh, Đạm Phương nữ sử, Hoàng Khuê Bích, những người có công không nhỏ trong việc duy trì và phát triển cũng như lan tỏa tờ báo Tiếng Dân.
Ở các mục, các bài viết đã đi thẳng vào những vấn đề cụ thể đưa ra phương hướng nhằm cải lương, khẳng định vị trí của người phụ nữ. Và điều ấy được thể hiện rõ nét từ nhan đề của bài viết như: “Chị em ta nên có phụ nữ tạp chí”, “Chị em chốn thôn quê nên đọc báo và xem sách”, “Địa vị phụ nữ trong xã hội ngày nay”, “Phụ nữ đối với hòa bình”, “Đòi nữ quyền thế nào là chính đáng”, “Hiện tượng và tiền đồ của nữ giới nước ta”, “Đàn bà ta có đi xe đạp được không?”, “Chữ trinh”, “Phụ nữ có nên giải phóng không”, “Đàn bà Việt Nam có nên cúp tóc không?’, “Phụ nữ ta có nên sợ những lời mỉa mai không?”, “Chị em ta bây giờ đã nên hoàn toàn tự do kết hôn chưa?”, “Đàn bà An Nam có nên bỏ hẳn tục nhuộm răng không?”…
Không chỉ có các bài phát biểu, báo chí, thời gian này ở Huế cũng có cuốn sách nói về nữ quyền ở các nước là Phụ nữ vận động, do Dã Lan nữ sĩ (Đào Duy Anh) biên dịch. Cuốn sách giới thiệu các trào lưu lớn về phụ nữ ở một số nước như Anh, Pháp, Mỹ… Rồi việc phụ nữ tham chính ở Đức, Ý, Thụy Sĩ, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nam Phi, Ấn Độ… Phụ nữ với xã hội, một phụ lục của sách Xã hội do Quan Hải Tùng thư xuất bản.
Những quan điểm trên báo Tiếng Dân nói riêng và dư luận trên sách báo về nữ quyền được đưa ra tại Huế đầu thế kỷ XX nói chung, vẫn rất tân tiến và có tính ứng dụng cao cho tới cả ngày nay.
C.L
(TCSH411/05-2023)
TRẦN HUYỀN ÂN
Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.
Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành
“Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.
LÊ XUÂN VIỆT
Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!
Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.
TẤN HOÀI
bút ký
Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".
NHẤT LÂM
Bút ký
NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
Hồi ký
Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.
HỮU THU - CHIẾN HỮU
Ghi chép
Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.
THANH THANH
Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.
HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.
PHẠM HUY LIỆU
Hồi ký
Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.
TRẦN SỬ kể
HOÀNG NHÂN ghi
Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.
NGÔ MINH
Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên!
HỒNG NHU
Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.