Nỗi buồn thiếu phụ

16:57 29/12/2008
TRẦN HUYỀN SÂMNhư con thú hoang ôm vết thương lòng đi tìm nơi trú ẩn, gương mặt người thiếu phụ mang nỗi buồn tiền kiếp - tự ngàn xưa: Người thiếu phụ có đôi mắt buồnĐi lang thang trong chiều mùa hạNỗi cô đơn lây sang cả đá...

“Mang vết thương không chảy máu bao giờ”, thơ Thúy Nga là những giọt buồn vắt ra từ nỗi đau của một người đàn bà cô đơn và luôn luôn khao khát...
Mà không, hình như, đây không chỉ là thơ, mà còn là câu chuyện buồn về một cuộc kiếm tìm không dứt... của người thiếu phụ:
Có những cuộc kiếm tìm không dứt
Sợ thời gian hạn hữu vơi dần
Không dấu vết đi vào cõi nhớ...
Nếu theo triết thuyết: Đời người chỉ là một cuộc trở về, thì đây, người thiếu phụ đang đau đớn tìm lại chính mình: tìm về quá khứ, về với nỗi buồn xanh, với tiếng gọi tình xa xăm,với những giây phút thần tiên thuở xuân thì...
Nhón chân em bước vào quá khứ
Nhặt một nỗi buồn hiu hắt xanh...        
Càng kiếm tìm, người thiếu phụ càng rơi vào cõi hoang vắng, thất vọng và  cô đơn:
Ôi cuộc sống với nỗi đau quá thể
Đã bao lần
làm rạn vỡ trái tim ta!

Xưa, có một nhà hiền triết từng khuyên đồ đệ của mình: Thôi, con đừng kiếm tìm, hãy úp mặt vào đá!
Úp mặt vào để nhận ra bản thể của chính mình. Thơ Thúy Nga là một cái tôi tự cảm. Một cái tôi biết lắng nghe những bí mật thầm kín của cõi lòng. Một cái tôi ứ đầy nỗi đau, dồn nén niềm khát khao để bật lên thành tiếng: “Có phải nhiều đêm em đã khóc- Cả trong mơ tiếng nấc cũng nghẹn ngào?”
Kiếm tìm và khao khát. Khao khát rồi lại kiếm tìm... Nhưng, tàn cuộc, vẫn chỉ là một miền hoang tưởng, một gương mặt thiếu phụ buồn, úp mặt vào màn đêm  hư vô: “Và em, sau những cuộc kiếm tìm- Có chút gì để nhớ?- Chân dung em- Lấp lánh nụ cười thiếu phụ- Giọt sương tan, đêm tàn!”

Cùng với nỗi đau kiếm tìm, thơ Thúy Nga mở ra một miền không gian êm dịu của khu vườn cổ tích, hạnh phúc ngày xuân, cơn mưa đầu hạ và tiếng khóc thiên thần...
Thúy Nga là một người đàn bà biết yêu, biết sống, và biết chờ đợi... Đau đớn mà vẫn dịu dàng, thất vọng mà vẫn độ lượng: “Đôi khi em muốn quên- Để hóa thân thành đêm- Trùm lên anh- Màn đêm dịu êm...”
Thơ hay là thơ biết gọi nỗi buồn thành tên. Thơ Thúy Nga biết đốt cháy nỗi buồn để thành niềm đau: niềm đau thơ, niềm đau thiếu phụ; biết thoát xác và thăng hoa thành một cái tôi kiêu hãnh: được sống đúng là mình, cho dù đau đớn: “Cho đến lúc em về với cỏ - Linh hồn em nương náu ở trang thơ”.
Cảm ơn Thúy Nga, người thiếu phụ đã biết nói tiếng lòng của bao thiếu phụ...
                                T.H.S


THUÝ NGA

Chờ chồng

Có đợi-chờ-khuya-em mới biết
Rượu hồng chưa nhạt
chẵn mươi năm
Dằng dặc nỗi lo đêm sâu thẳm
Hiên nhà in bóng, 
dáng em nghiêng.
           
Bất chợt xô vào cơn gió lạ
Đông đã về chưa,  Thu sắp qua
Ngoài ấy sương đêm dày,        chắc lạnh
Mà anh không đội mũ  bao giờ
Mong gió hiền ngoan,
 trăng vẫn đợi
Tim em chỉ lối, dẫn anh về.

Cơn mưa đầu mùa

Em đi, mang hơi ấm đi theo
Cái lạnh Huế len vào chăn chiếu

Căn bếp nhỏ chơ vơ lạnh lẽo
Cơm bụi bên đường,
                nửa dĩa còn nguyên

Về đi em!
Người con gái Huế
Hè qua rồi trời đã sang Thu.

Em quay gót
Bên thềm xưa lá rụng
Cơn mưa đầu mùa
Xối sạch vết hờn chưa?

(nguồn: TCSH số 212 - 10 - 2006)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân. 

  • NGUYỄN DƯ

    Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!

  • NGUYỄN VĂN SƯỚNG

    Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.

  • TRUNG TRUNG ĐỈNH

    Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.

  • LIỄU TRẦN

    Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).

  • HOÀNG THỤY ANH    

    Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.

  • DO YÊN     

    Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.

  • TRẦN HOÀNG

    (Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
    Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)

  • LÊ KHAI

    "Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.

  • NGUYÊN HƯƠNG    

    1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.

  • NGUYỄN VĂN CƯƠNG

    Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.

  • NGUYỄN PHÚC VĨNH BA   

    Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.

  • ĐỖ HẢI NINH

    Trong công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), trên cơ sở nghiên cứu về trí thức người Việt từ phương diện xã hội học lịch sử, GS. Trịnh Văn Thảo xếp Nguyễn Vỹ vào thế hệ thứ 3 (thế hệ 1925) trong số 222 nhân vật thuộc ba thế hệ trí thức Việt Nam (1862, 1907 và 1925)(1).

  • ĐỖ LAI THÚY

    Tôi có trên tay cuốn Tôi về tôi đứng ngẩn ngơ (tập thơ - tranh, Sách đẹp Quán văn, 2014) và Đi vào cõi tạo hình (tập biên khảo, Văn Mới, California, 2015) của Đinh Cường.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Chim phương Nam, tạp bút của Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM, 2017).

  • HỒ TẤT ĐĂNG

    "Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi bỗng nhận ra rằng, cũng như bao người khác, cả gia đình tôi đã góp máu để làm nên cuộc sống hôm nay, nếu còn tồn tại điều gì chưa thỏa đáng, chính bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm trong đó.” (Phạm Phú Phong).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Có những thời đại lịch sử nóng bỏng riết róng, đặt những con người có tầm vóc, có lương tri và nhân cách luôn đứng trước những ngã ba đường, buộc phải có sự chọn lựa, không phải sự nhận đường một cách mơ hồ, thụ động mà là sự chọn lựa quyết liệt mang tính tất yếu và ý nghĩa sống còn của tiến trình lịch sử và số phận của những con người sống có mục đích lý tưởng, có độ dư về phẩm chất làm người.