Nỗ lực vì người viết trẻ Thủ đô

08:58 15/11/2019

Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.

Toàn cảnh Hội nghị.

Còn nhiều trăn trở

Qua khảo sát, số lượng tác giả sinh từ năm 1980 trở về sau, sáng tác thể loại thơ, văn đã có tác phẩm in thành sách và đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi trong nước, Hà Nội vẫn được xếp vào tốp đầu. Trong đó phải kể đến những cái tên quen thuộc như: Vi Thùy Linh, Đào Quốc Minh, Trần Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Quang Hưng, Vân Anh, Nguyễn Việt Anh, Lữ Mai, Khúc Hồng Thiện, Lý Hữu Lương, Nguyễn Thị Kim Nhung, Ngô Gia Thiên An… và nhiều tác giả khác mà chúng tôi không thể liệt kê hết. Song thực tế, sự dấn thân và nổi trội chưa nhiều.

Năm 2015, Hội nghị viết văn trẻ Thủ đô lần thứ II được tổ chức cách lần thứ nhất… 22 năm. Một số ý tưởng được nêu ra rồi cũng chủ yếu nằm… trong sự tưởng tượng. Hội Nhà văn Hà Nội chưa có nhiều hoạt động đủ sức kích thích sự sáng tạo. Lực lượng sáng tác vẫn chủ yếu ai đi đường người ấy bằng sự cố gắng cá nhân.

Đến với Hội nghị, tác giả trẻ Nhật Phi lo lắng khi ngày nay các phương tiện truyền thông lấn lướt văn chương, văn chương trẻ mất bạn đọc, đặc biệt là những người đang cố gắng làm mới mình càng bị… bỏ lại. Nhật Phi chia sẻ: “Chúng tôi gần như chỉ lủi thủi chơi trong khoảnh sân con con của mình. Trong khi vẫn đi dạy, vẫn làm báo, làm xuất bản… hay những việc lặt vặt khác để mưu sinh, chỉ chờ một vài kỳ, cuộc để cảm thấy mình được chia sẻ và có giá trị”.

Còn tác giả Đặng Thiên Sơn nhấn mạnh: “Bệ phóng và nhu cầu sử dụng tác phẩm của các nhà văn trẻ hiện nay vẫn còn hạn chế, điều ấy khiến cho các cây bút trẻ nản chí, rẽ sang một hướng khác, chỉ xem văn chương như một cuộc dạo chơi. Giá như có nhiều giải thưởng hơn cho văn trẻ, các nhà xuất bản, các công ty sách mặn mà hơn với tác phẩm của họ, để họ có thể sống được bằng nghề viết thì chắc chắn là sẽ có những tác phẩm hay”.

Đặng Thiên Sơn cũng dẫn ra, việc in ấn, xuất bản, truyền thông thơ trong những năm gần đây cũng được các tác giả chú tâm. Nếu như trước đây việc in thơ, xuất bản thơ do Nhà nước, hoặc các hội chuyên ngành hỗ trợ thì các tác phẩm của các tác giả trẻ hôm nay chủ yếu là phải tự mình in lấy. Thị trường thơ ế ẩm, người đọc không mấy mặn mà với thơ.

Một vấn đề khác, nhìn vào thực tế của nền văn học Thủ đô, giữa các nhà văn, nhất là các tác giả trẻ vẫn chưa thực sự gắn kết với nhau, tạo nên một cộng đồng sáng tác văn học. Điều này khiến cho mạnh ai nấy làm, nhiều tác giả trẻ sau khi tác phẩm ra đời thấy lạc lõng, không có những sẻ chia.

Cần hỗ trợ để đột phá

Sáng tạo nghệ thuật luôn là hành trình gian nan. Người viết trẻ đang bị thử thách, đang bị cân đong đo đếm và đang bị đặt lên vai rất nhiều áp lực. Họ cần một bệ phóng, ít nhất họ cần điều kiện, môi trường thuận lợi để phát triển tài năng, chứng tỏ khả năng sáng tạo văn chương và gắn bó lâu bền với nghề viết.

Nhiều tác giả cho rằng, phê bình và sự động viên của các nhà văn đi trước với đội ngũ sáng tác trẻ là hết sức cần thiết. Vì qua những nhận xét và động viên ấy giúp họ tìm ra được những điểm mạnh, yếu và hơn nữa họ cảm thấy tác phẩm của mình được ghi nhận phần nào. Họ cũng bớt mặc cảm và dấn thân với yêu thích của mình… Tác giả Nguyệt Chu, cây bút sinh sống ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội), được đánh giá khá cao về các truyện ngắn viết về đề tài lịch sử, kiến nghị: “Cần tổ chức nhiều hơn cuộc thi sáng tác văn trẻ và trao giải thưởng cao, chấm nghiêm túc. Qua đó thu hút nhiều người quan tâm đến văn học”.

Trong kế hoạch hoạt động của Hội Nhà văn Hà Nội trong nhiệm kỳ 2016-2020 đã cố gắng xây dựng đề án tổ chức Hội nghị nhà văn trẻ Hà Nội lần thứ III. Mục đích trước tiên là thúc đẩy sự sáng tạo nơi người cầm bút, nâng cao chất lượng sáng tác văn học góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại nói chung và phát hiện, bồi dưỡng những cây bút mới cho văn học Hà Nội nói riêng.

Nhà văn Nguyễn Việt Chiến, cho hay: “Thông qua Hội nghị viết văn trẻ Thủ đô lần này, hội thảo văn học với sự tham gia của các tác giả trẻ cùng với các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lớp trước sẽ góp phần nhận diện, định hướng và khắc phục những khiếm khuyết, thiếu hụt… của văn học trẻ nói trên”.

Mới đây Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã quyết định thành lập câu lạc bộ Văn học trẻ nhằm tạo một sân chơi văn chương cùng các cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ giữa những người viết văn trẻ của Thủ đô với sự tham gia tự nguyện của những người viết trẻ với mục đích cao nhất là thúc đẩy sự sáng tạo nơi người cầm bút, nâng cao chất lượng sáng tác văn học nói chung và phát hiện, bồi dưỡng những cây bút mới cho văn học trẻ Thủ đô nói riêng. Hy vọng với Hội nghị viết văn trẻ lần thứ III, sẽ có những giải pháp đột phá, hỗ trợ người viết trẻ sáng tạo.


Theo Nguyễn Văn Học - NDĐT

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời ở tuổi 89, một lần nữa dư âm “Chuyện ngõ nghèo” của ông được công chúng nhắc tới bằng sự ngưỡng mộ đầy trân trọng.

  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.

  • Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.

  • Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
    Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.

  • Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.

  • “Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.

  • Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.

  • “Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.

  • Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.

  • Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...

  • PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…

  • Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...

  • Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...

  • Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.

  • Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.

  • Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...

  • Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

  • Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.

  • Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.