Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.
Toàn cảnh Hội nghị.
Còn nhiều trăn trở
Qua khảo sát, số lượng tác giả sinh từ năm 1980 trở về sau, sáng tác thể loại thơ, văn đã có tác phẩm in thành sách và đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi trong nước, Hà Nội vẫn được xếp vào tốp đầu. Trong đó phải kể đến những cái tên quen thuộc như: Vi Thùy Linh, Đào Quốc Minh, Trần Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Quang Hưng, Vân Anh, Nguyễn Việt Anh, Lữ Mai, Khúc Hồng Thiện, Lý Hữu Lương, Nguyễn Thị Kim Nhung, Ngô Gia Thiên An… và nhiều tác giả khác mà chúng tôi không thể liệt kê hết. Song thực tế, sự dấn thân và nổi trội chưa nhiều.
Năm 2015, Hội nghị viết văn trẻ Thủ đô lần thứ II được tổ chức cách lần thứ nhất… 22 năm. Một số ý tưởng được nêu ra rồi cũng chủ yếu nằm… trong sự tưởng tượng. Hội Nhà văn Hà Nội chưa có nhiều hoạt động đủ sức kích thích sự sáng tạo. Lực lượng sáng tác vẫn chủ yếu ai đi đường người ấy bằng sự cố gắng cá nhân.
Đến với Hội nghị, tác giả trẻ Nhật Phi lo lắng khi ngày nay các phương tiện truyền thông lấn lướt văn chương, văn chương trẻ mất bạn đọc, đặc biệt là những người đang cố gắng làm mới mình càng bị… bỏ lại. Nhật Phi chia sẻ: “Chúng tôi gần như chỉ lủi thủi chơi trong khoảnh sân con con của mình. Trong khi vẫn đi dạy, vẫn làm báo, làm xuất bản… hay những việc lặt vặt khác để mưu sinh, chỉ chờ một vài kỳ, cuộc để cảm thấy mình được chia sẻ và có giá trị”.
Còn tác giả Đặng Thiên Sơn nhấn mạnh: “Bệ phóng và nhu cầu sử dụng tác phẩm của các nhà văn trẻ hiện nay vẫn còn hạn chế, điều ấy khiến cho các cây bút trẻ nản chí, rẽ sang một hướng khác, chỉ xem văn chương như một cuộc dạo chơi. Giá như có nhiều giải thưởng hơn cho văn trẻ, các nhà xuất bản, các công ty sách mặn mà hơn với tác phẩm của họ, để họ có thể sống được bằng nghề viết thì chắc chắn là sẽ có những tác phẩm hay”.
Đặng Thiên Sơn cũng dẫn ra, việc in ấn, xuất bản, truyền thông thơ trong những năm gần đây cũng được các tác giả chú tâm. Nếu như trước đây việc in thơ, xuất bản thơ do Nhà nước, hoặc các hội chuyên ngành hỗ trợ thì các tác phẩm của các tác giả trẻ hôm nay chủ yếu là phải tự mình in lấy. Thị trường thơ ế ẩm, người đọc không mấy mặn mà với thơ.
Một vấn đề khác, nhìn vào thực tế của nền văn học Thủ đô, giữa các nhà văn, nhất là các tác giả trẻ vẫn chưa thực sự gắn kết với nhau, tạo nên một cộng đồng sáng tác văn học. Điều này khiến cho mạnh ai nấy làm, nhiều tác giả trẻ sau khi tác phẩm ra đời thấy lạc lõng, không có những sẻ chia.
Cần hỗ trợ để đột phá
Sáng tạo nghệ thuật luôn là hành trình gian nan. Người viết trẻ đang bị thử thách, đang bị cân đong đo đếm và đang bị đặt lên vai rất nhiều áp lực. Họ cần một bệ phóng, ít nhất họ cần điều kiện, môi trường thuận lợi để phát triển tài năng, chứng tỏ khả năng sáng tạo văn chương và gắn bó lâu bền với nghề viết.
Nhiều tác giả cho rằng, phê bình và sự động viên của các nhà văn đi trước với đội ngũ sáng tác trẻ là hết sức cần thiết. Vì qua những nhận xét và động viên ấy giúp họ tìm ra được những điểm mạnh, yếu và hơn nữa họ cảm thấy tác phẩm của mình được ghi nhận phần nào. Họ cũng bớt mặc cảm và dấn thân với yêu thích của mình… Tác giả Nguyệt Chu, cây bút sinh sống ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội), được đánh giá khá cao về các truyện ngắn viết về đề tài lịch sử, kiến nghị: “Cần tổ chức nhiều hơn cuộc thi sáng tác văn trẻ và trao giải thưởng cao, chấm nghiêm túc. Qua đó thu hút nhiều người quan tâm đến văn học”.
Trong kế hoạch hoạt động của Hội Nhà văn Hà Nội trong nhiệm kỳ 2016-2020 đã cố gắng xây dựng đề án tổ chức Hội nghị nhà văn trẻ Hà Nội lần thứ III. Mục đích trước tiên là thúc đẩy sự sáng tạo nơi người cầm bút, nâng cao chất lượng sáng tác văn học góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại nói chung và phát hiện, bồi dưỡng những cây bút mới cho văn học Hà Nội nói riêng.
Nhà văn Nguyễn Việt Chiến, cho hay: “Thông qua Hội nghị viết văn trẻ Thủ đô lần này, hội thảo văn học với sự tham gia của các tác giả trẻ cùng với các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lớp trước sẽ góp phần nhận diện, định hướng và khắc phục những khiếm khuyết, thiếu hụt… của văn học trẻ nói trên”.
Mới đây Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã quyết định thành lập câu lạc bộ Văn học trẻ nhằm tạo một sân chơi văn chương cùng các cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ giữa những người viết văn trẻ của Thủ đô với sự tham gia tự nguyện của những người viết trẻ với mục đích cao nhất là thúc đẩy sự sáng tạo nơi người cầm bút, nâng cao chất lượng sáng tác văn học nói chung và phát hiện, bồi dưỡng những cây bút mới cho văn học trẻ Thủ đô nói riêng. Hy vọng với Hội nghị viết văn trẻ lần thứ III, sẽ có những giải pháp đột phá, hỗ trợ người viết trẻ sáng tạo.
Theo Nguyễn Văn Học - NDĐT
Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.
Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.
Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.
Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạc, Dưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.
NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.
“Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.
Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.
Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.
Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.
“ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.
Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.
Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.
Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.
Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.