Những tựa sách văn học nước ngoài thú vị đến với độc giả Việt

08:37 29/01/2018

Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.

Nhà văn Michel Bussi - tác giả của "Mẹ đã sai rồi." (Ảnh: michel-bussi.fr)

“Mẹ đã sai rồi” (Michel Bussi)

Trong “Mẹ đã sai rồi,” Malone - một đứa trẻ ba tuổi rưỡi khăng khăng nói rằng, bố mẹ hiện tại của cậu bé không phải là bố mẹ thật; đồng thời, cậu luôn kể về một cuộc sống trước đây (với một ngôi nhà, một người mẹ hoàn toàn khác) với những chi tiết vừa cụ thể lại vừa mông lung.

Không ai tin lời Malone ngoại trừ bác sỹ tâm lý Vasile. Anh đã tìm đến sự hỗ trợ của thiếu tá cảnh sát Marianne Augresse. Đây thực sự là một cuộc chạy đua với thời gian bởi theo Vasile, do đặc tính của lứa tuổi, ký ức của Malone chẳng mấy chốc sẽ bị xóa nhòa, thay thế bởi những ký ức mới.

Trong quá trình cùng bác sỹ Vasile đi tìm sự thật, Marianne Augresse đồng thời phải truy bắt hai thủ phạm của một vụ cướp có vũ khí. 10 tháng sau ngày xảy ra vụ cướp, cảnh sát vẫn lần theo dấu vết của hai kẻ đào tẩu Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, họ để tuột khỏi tay hai kẻ đào tẩu bị thương nặng đúng vào phút chót một cách khó hiểu.

Hai vụ án buộc thiếu tá Marianne Augresse phải đau đầu thực chất lại chỉ là một kế hoạch đã được dày công sắp đặt bởi một nhân vật mà cô không thể ngờ tới.

Michel Bussi là một trong những tác giả best-seller ở mảng truyện trinh thám của Pháp. Trước “Mẹ đã sai rồi,” một số tác phẩm của Michel Bussi đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt: “Hoa sung đen,” “Xin đừng buông tay”…

“Một gánh xiếc qua” (Patrick Modiano)

Cũng giống như nhiều sáng tác khác của Patrick Modiano - chủ nhân giải Nobel Văn học 2014, “Một gánh xiếc qua” không tạo cho người đọc những dằn vặt, suy tư nặng nề.

Ngược lại, chúng đưa độc giả đến với thế giới của tuổi trẻ - nơi chứa đựng cả vẻ huyễn hoặc khó lý giải và sự tinh tế. Ở đó có cả nỗi hoang mang và lòng can đảm, gói trọn cả những nỗi đau và sự hân hoan, tràn đầy năng lượng. Dưới ngòi bút của Patrick Modiano, nỗi buồn cũng trở nên nhẹ bẫng…
 


Có thể hình dung, “Một gánh xiếc qua” giống như một chương đặc biệt của bản nhạc dài (bao gồm cả “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” và “Từ thăm thẳm lãng quên”). Đó là một bản nhạc da diết với lời nhắn gửi: dẫu ở độ tuổi nào, bao giờ người ta cũng quá trẻ khi sống ở Paris!

“Yêu dấu” (Toni Morrison)

“Yêu dấu” không đơn giản và đương nhiên, không hề dễ đọc và không hề dễ chịu. Tác phẩm của Toni Morrison nhìn thẳng vào vực thẳm của chế độ nô lệ, biến lịch sử thành một câu chuyện dữ dội và rúng động.

Lấy bối cảnh ở vùng Ohio, “Yêu dấu” là câu chuyện xúc động và đầy ám ảnh về thân phận người nô lệ da đen trên đất Mỹ. Seth - nhân vật chính của tác phẩm là một người phụ nữ đen xinh đẹp và kiêu hãnh. Sau cuộc bỏ trốn, cô vượt thoát được thân phận nô lệ nhưng không thoát khỏi những ám ảnh của nó.

Sau những dằn vặt về sự ác nghiệt của số phận và lòng người, cuốn tiểu thuyết vẫn là câu chuyện đẹp đẽ về sự kiên cường, tình yêu, khát vọng sống và khát vọng tự do mãnh liệt đến bạo liệt của con người.
 


Nữ văn sỹ Toni Morrison. (Ảnh: The Guardian)


Nữ văn sỹ Toni Morrison là chủ nhân của giải Nobel Văn học 1993 và giải Pulitzer 1988. “Yêu dấu” là một trong những tác phẩm thành công nhất của bà.

“Cò súng tử thần” (Anthony Horowitz)

Đây là một tiểu thuyết về siêu điệp viên James Bond do tác giả Anthony Horowitz viết dựa trên các di cảo của Ian Fleming. James Bond đã giành chiến thắng trước tên tội phạm đầu sỏ Auric Goldfinger nhưng một cuộc chiến mới đã lại bắt đầu.

Cùng với cô nàng Pussy Galore lộng lẫy, Bond trở về nhà và chỉ biết rằng, một tổ chức gián điệp đối thủ đang lên kế hoạch phá hoại một giải đua xe quốc tế. Bond có nhiệm vụ ngăn chặn âm mưu này.
 


Thế nhưng, trò chơi mèo đuổi chuột tốc độ cao đầy kịch tính trên đường đua ấy thực chất chỉ là khúc dạo đầu. Cuộc chạm trán tình cờ với một tay tỷ phú bí ẩn còn dẫn Bond tới những âm mưu nham hiểm hơn.

Theo An Ngọc (Vietnam+)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.

  • Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành. 

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.

  • Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.

  • Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.

  • Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.

  • Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.

  • Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8. 

  • Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).

  • Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.

  • Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...

  • Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.

  • Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.

  • Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.

  • Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.

  • Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trờiTrên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.

  • Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.

  • Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.