Những tựa sách văn học nước ngoài thú vị đến với độc giả Việt

08:37 29/01/2018

Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.

Nhà văn Michel Bussi - tác giả của "Mẹ đã sai rồi." (Ảnh: michel-bussi.fr)

“Mẹ đã sai rồi” (Michel Bussi)

Trong “Mẹ đã sai rồi,” Malone - một đứa trẻ ba tuổi rưỡi khăng khăng nói rằng, bố mẹ hiện tại của cậu bé không phải là bố mẹ thật; đồng thời, cậu luôn kể về một cuộc sống trước đây (với một ngôi nhà, một người mẹ hoàn toàn khác) với những chi tiết vừa cụ thể lại vừa mông lung.

Không ai tin lời Malone ngoại trừ bác sỹ tâm lý Vasile. Anh đã tìm đến sự hỗ trợ của thiếu tá cảnh sát Marianne Augresse. Đây thực sự là một cuộc chạy đua với thời gian bởi theo Vasile, do đặc tính của lứa tuổi, ký ức của Malone chẳng mấy chốc sẽ bị xóa nhòa, thay thế bởi những ký ức mới.

Trong quá trình cùng bác sỹ Vasile đi tìm sự thật, Marianne Augresse đồng thời phải truy bắt hai thủ phạm của một vụ cướp có vũ khí. 10 tháng sau ngày xảy ra vụ cướp, cảnh sát vẫn lần theo dấu vết của hai kẻ đào tẩu Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, họ để tuột khỏi tay hai kẻ đào tẩu bị thương nặng đúng vào phút chót một cách khó hiểu.

Hai vụ án buộc thiếu tá Marianne Augresse phải đau đầu thực chất lại chỉ là một kế hoạch đã được dày công sắp đặt bởi một nhân vật mà cô không thể ngờ tới.

Michel Bussi là một trong những tác giả best-seller ở mảng truyện trinh thám của Pháp. Trước “Mẹ đã sai rồi,” một số tác phẩm của Michel Bussi đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt: “Hoa sung đen,” “Xin đừng buông tay”…

“Một gánh xiếc qua” (Patrick Modiano)

Cũng giống như nhiều sáng tác khác của Patrick Modiano - chủ nhân giải Nobel Văn học 2014, “Một gánh xiếc qua” không tạo cho người đọc những dằn vặt, suy tư nặng nề.

Ngược lại, chúng đưa độc giả đến với thế giới của tuổi trẻ - nơi chứa đựng cả vẻ huyễn hoặc khó lý giải và sự tinh tế. Ở đó có cả nỗi hoang mang và lòng can đảm, gói trọn cả những nỗi đau và sự hân hoan, tràn đầy năng lượng. Dưới ngòi bút của Patrick Modiano, nỗi buồn cũng trở nên nhẹ bẫng…
 


Có thể hình dung, “Một gánh xiếc qua” giống như một chương đặc biệt của bản nhạc dài (bao gồm cả “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” và “Từ thăm thẳm lãng quên”). Đó là một bản nhạc da diết với lời nhắn gửi: dẫu ở độ tuổi nào, bao giờ người ta cũng quá trẻ khi sống ở Paris!

“Yêu dấu” (Toni Morrison)

“Yêu dấu” không đơn giản và đương nhiên, không hề dễ đọc và không hề dễ chịu. Tác phẩm của Toni Morrison nhìn thẳng vào vực thẳm của chế độ nô lệ, biến lịch sử thành một câu chuyện dữ dội và rúng động.

Lấy bối cảnh ở vùng Ohio, “Yêu dấu” là câu chuyện xúc động và đầy ám ảnh về thân phận người nô lệ da đen trên đất Mỹ. Seth - nhân vật chính của tác phẩm là một người phụ nữ đen xinh đẹp và kiêu hãnh. Sau cuộc bỏ trốn, cô vượt thoát được thân phận nô lệ nhưng không thoát khỏi những ám ảnh của nó.

Sau những dằn vặt về sự ác nghiệt của số phận và lòng người, cuốn tiểu thuyết vẫn là câu chuyện đẹp đẽ về sự kiên cường, tình yêu, khát vọng sống và khát vọng tự do mãnh liệt đến bạo liệt của con người.
 


Nữ văn sỹ Toni Morrison. (Ảnh: The Guardian)


Nữ văn sỹ Toni Morrison là chủ nhân của giải Nobel Văn học 1993 và giải Pulitzer 1988. “Yêu dấu” là một trong những tác phẩm thành công nhất của bà.

“Cò súng tử thần” (Anthony Horowitz)

Đây là một tiểu thuyết về siêu điệp viên James Bond do tác giả Anthony Horowitz viết dựa trên các di cảo của Ian Fleming. James Bond đã giành chiến thắng trước tên tội phạm đầu sỏ Auric Goldfinger nhưng một cuộc chiến mới đã lại bắt đầu.

Cùng với cô nàng Pussy Galore lộng lẫy, Bond trở về nhà và chỉ biết rằng, một tổ chức gián điệp đối thủ đang lên kế hoạch phá hoại một giải đua xe quốc tế. Bond có nhiệm vụ ngăn chặn âm mưu này.
 


Thế nhưng, trò chơi mèo đuổi chuột tốc độ cao đầy kịch tính trên đường đua ấy thực chất chỉ là khúc dạo đầu. Cuộc chạm trán tình cờ với một tay tỷ phú bí ẩn còn dẫn Bond tới những âm mưu nham hiểm hơn.

Theo An Ngọc (Vietnam+)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 26-12, chương trình giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM 5 năm lần II (2012 - 2017) đã diễn ra tại TPHCM, nhiều tác phẩm có giá trị đã được xướng tên, có điều, với việc được dán nhãn “sách không bán”, chưa biết tác phẩm sẽ đến với độc giả như thế nào?

  • Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.

  • Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.

  • Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.

  • Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.

  • Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.

  • Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.

  • Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.

  • Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. 

  • Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”. 

  • Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.

  • Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.

     

  • Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.

  • Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.

  • Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.

  • Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.

  • “Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.

  • “Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.

  • Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.

  • Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.