LÊ TẤN QUỲNH
Vậy là những nhớ nhung như trêu tức tôi cho một ngày trở lại cuộc phiêu du lặng lẽ trong đời mình. Vẫn còn nguyên đó những buổi sớm mai thong thả bên ly cà phê dưới tán cây long não ở một góc công viên Tứ Tượng đầy thú vị.
Phu Vân Lâu. Ảnh Hồ Ngọc Sơn
Những buổi sớm mai vốn dĩ như đã nghiêng nghiêng theo những thớ lá non xanh rời rợi, cứ bám phủ lấy cảm giác mướt mát của một ngày giản đơn trong tiếng líu lo của bầy chim vô tư bay nhảy. Lạ là vẫn con đường ấy của những buổi sớm mai mong manh đến từng khoảnh khắc phơn phớt gió thoảng qua, lại có thể trầm tư như thế bởi nỗi xốn xang đầy thao thiết đang chênh chao trên những bước chân đến muộn. Và xa xa ở phía bên sông, những cây sầu đông cũng đã bắt đầu tung lên điểm xuyết bầu trời lơ đãng bằng những chùm hoa tim tím hoang liêu. Hoa sầu đông thì thường gợi nên những kỷ niệm bâng khuâng xa xôi, như thể một người tình bí mật của tháng năm nào đó trong đời. Và những mầm xuân chắt lọc từ nỗi hoài nhiên của những bến bờ phẳng lặng lại dần dần trỗi dậy mạnh mẽ. Để rồi cứ có cảm giác của một bầu trời xuân đầy những bẽn lẽn thẹn thùng suốt cả triền sông ngập tràn ánh cỏ non tươi. Mùa mới trở về ấm cúng và nhẹ nhàng quá đỗi. Đám lá khô rơi vãi từ hôm nào đang lăn nhẹ vào cơn nồng nàn của phố. Những hạt mưa nhẹ chẳng đủ làm ướt áo, chỉ xốn xang vừa đủ, bâng khuâng vừa đủ cho cõi lòng đang thèm tươi mới. Dòng sông thì đang trôi đi trong ước nguyện của cuộc luân chuyển nhân gian khấp khởi…
Và khi những con đường đã đầy lên giấc xanh mướt màu lá, khi những khóm hoa hồn nhiên lung linh những ngày xuân ngập tràn hương sắc, thành phố lại bắt đầu một vòng quay trở về cái xao xuyến vốn có của nó, cái xao xuyến như khi ta đi qua một quảng đường mộng mơ tuổi trẻ để biết rằng mình lại chuẩn bị bước vào một khoảng không gian và thời gian khác đầy bí mật, là nỗi thao thiết mong chờ ta đến khám phá và hòa chung vào một nỗi hồi hộp mơ hồ khó tả. Mùa đang trôi đi thật nhẹ theo từng đốt nắng lạ lùng chơm chớm. Ngắm nhìn mùa lá xôn xao trong mênh mang trời đất, cứ thấy lòng mình đang như thênh thang dạo bước cùng cái nắng vàng mơ như cổ tích. Để rồi thích thú ngây nhìn những căn nhà nhỏ êm đềm nép vào mắt lá. Để rồi ngờm ngợp neo mình dưới làn mây trắng nhởn nhơ phiêu du về phía xa tít tắp.
Đôi khi muốn thử dưới trời lãng đãng mà hét lên một tiếng thật to để bung hết những xao xuyến của mùa đang ngập ứ trong lồng ngực, để đón chào cái mùa làm lòng người, tình người được trải ra, sâu lắng, mênh mông, chân thành nhất. Những loài hoa bé nhỏ đang rực rỡ khoe đủ sắc màu đang ánh lên vẻ hạnh phúc ngời ngời cứ quyện vào mỗi ý nghĩ hồi hộp đến mông lung. Tưởng như có thể sờ được những làn hương phảng phất quanh vài lối ngõ bâng quơ mà thấy Huế cứ nhẹ bổng, Huế cứ bàng bạc không sao nắm bắt được. Huế không ồn ào, không sôi động quá như nhiều thành phố khác, nhưng cũng đủ thanh âm để tạo nên những cảm xúc rộn ràng và rạo rực. Nếu cứ đạp xe quanh những con đường giờ đã rợp lá non tơ, sẽ thấy mình đang bước vào một thế giới khác. Thế giới của những câu chuyện thần thoại, câu chuyện cổ tích và cả những vần thơ cứ rộn rã xanh lên. Cũng chính bởi thế mà vẫn tiết xuân sang cho dù không biết đã lặp lại bao lần nhưng sao vẫn hồi hộp như lần hẹn đầu tiên làm lòng người ai cũng chênh vênh đến lạ kỳ. Sự tươi trẻ mới đến từng cái bước chân, mới đến từng những khoảnh khắc ngạc nhiên về sự đổi thay từ chính sâu tận tâm hồn, khiến ta cảm thấy thời gian trôi nhanh đến sửng sốt, bất ngờ. Và đi trong Huế mà không có được cái cảm giác miên man thì thật sự chưa cảm nhận được cái thâm trầm trong cõi lòng của Huế, hay phải chăng là của chính mình?
Và khi những ánh mắt đã biết long lanh hơn qua mỗi cái nhìn nhau trìu mến, thì cái buổi sáng của phố lại bắt đầu tiếng chênh vênh của những cơn gió thổi vụt qua những câu chào đon đã dọc những vỉa hè thân quen xinh xắn. Cuộc sống nơi lại bắt đầu cái chầm chậm vốn có của nó, để khiến cho ai đó phương xa đôi lúc bực mình nhưng cũng để lại cho ai đó phương xa chút tĩnh tâm nhẹ nhõm. Huế bây giờ là cuộc dạo chơi của những phím đàn tơ non lồng lộng, là cuộc vi vu ngút trời ngút đất của những ký ức vỡ vụn no nê. Thành phố cứ thế xanh như như một hoài niệm về thời gian đã mất, về những tự khúc mơn man trên mái ngói tường rêu đường vào Thành nội. Đó là những nỗi nhớ nho nhỏ, những tình cờ nho nhỏ, những cuộc gặp gỡ nho nhỏ... khe khẽ muốn gì mà lăn theo triền dốc của ngẫm nghĩ miên man. Thành phố xanh lắm. Xanh như ngày gặp mặt, tay nắm chặt bàn tay trong cái hơi sương mơn mởn kết tủa trên những cánh hoa bằng lăng bắt đầu chúm chím. Đừng vội mà chạm lên giấc mong manh đến vậy nhé. Cái cảm giác say sưa được trông ngóng một điều gì lại thôi thúc ta bước đi trong sự hoài nhiên của tuổi. Đó là một ngày chúng ta đã nắm tay nhau đi thênh thang nhặt những hạt mùa lộng lẫy lấp đầy trên đôi mắt hoài ngơ ngác. Rồi là những nụ cười. Từng giọt khúc khích cứ thánh thót nghe cứ tưởng mình đang đắm chìm trong từng giấc thổn thức của dòng sông. Rồi người chạy ùa vào trong gió...
Cái màu xanh đang ngút ngàn cũng là màu về một thế giới của biết bao điều kỳ diệu, lúc như những giọt nắng lăn dài suốt triền sông, nhưng cũng có lúc như lơ đãng như áng mây ngàn năm riu ríu của mù sương. Để rồi mãi mãi là cánh chim thiên di kéo ta đi trong hoang mang mắt biếc. Và vì vậy, xin đừng vội cảm nhận mùa bằng một niềm háo hức vội vã, cũng đừng vội cảm nhận mùa bằng niềm vui nỗi buồn của một đời người, mà hãy cảm nhận mùa như đã là một cái gì đó máu thịt của chính trái tim mình. Dẫu chỉ là như thoáng qua trong cái vô tận của đất trời, cũng hoài là nỗi hồn nhiên trong niềm cổ tích của riêng mình...
Vậy là những nhớ nhung cứ ngời ngợi mà xanh lên, cứ ngời ngợi mà thôi thúc tôi lãng du trong từng bước đi thật chậm, trong mê man mùi lộc nõn ngỡ ngàng như bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve. Đôi lúc, chỉ muốn đi một mình để ngắm Huế, thưởng thức Huế trong một ngày nắng, ngày mưa bất chợt. Và ở tận cùng cái xanh rì của những nôn nao trầm tích, chỉ cần thế thôi là đã đủ cho một mùa xanh…
L.T.Q
(SHSDB36/03-2020)
ĐẶNG YÊN
Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển ổn định về kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa, di sản, là một trong những trung tâm về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Sinh thời, vua Tự Đức từng có đôi câu thơ ca ngợi truyền thống học tập, khoa bảng của hai dòng họ lớn ở Huế: “Nhất Thân, nhì Hà, thiên hạ vô gia/ Nhất Hà, nhì Thân, thiên hạ vô dân”.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Trong thời kỳ đen tối của những năm 1925 - 1927, tại thành phố Huế, bắt đầu có những biến động lớn về chính trị. Các phong trào yêu nước và đòi dân chủ dân sinh đang có sự thay đổi về chất.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
PHAN THUẬN THẢO
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lễ tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn. Trong phân cấp hoạt động tế tự, tế Giao được liệt vào hàng đại tự, do triều đình đứng ra tổ chức.
PHẠM HỮU THU
Ngồi trong ngôi nhà Gươl ở huyện Nam Đông, tôi thật sự phấn khích khi được những cô gái Cơ Tu, dịu dàng trong bộ thổ cẩm mời thưởng thức những món ngon được chế biến từ “cây nhà lá vườn” hay sản vật của núi rừng Thừa Thiên Huế.
VÕ TRIỀU SƠN
Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11/2019, nhiều cuộc họp quan trọng liên quan đến vấn đề phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai đã được xúc tiến.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Khi mãn tang mẹ, Tùng quốc công Miên Thẩm rời lều tranh bên mộ của bà Thục Tần, về phủ của ông ở bờ bắc sông Lợi Nông, đổi Tiêu viên thành nhà thờ bà Thục Tần, biến Ký thưởng viên thành nơi Đức Thầy Tùng Thiện đào tạo học trò…
VÕ VINH QUANG
Hoàng Trung Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là một danh nhân văn hóa xứ Huế thế kỷ XIX. Tổ quán họ Đặng tương truyền ở làng Hà Trung (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang), rồi dời lên Kinh thành, sau lại về làng Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền).
GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
(Hòa Thượng Thích Thiện Siêu(*) trả lời phỏng vấn của Người Sông Hương)
NGUYỄN THẾ
Làng Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xứ đạo hình thành từ thế XIX.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Hệ thống kiến trúc cung đình Huế là những điển hình cho trình độ kỹ thuật xây dựng cũng như trình độ thẩm mỹ của Việt Nam vào thế kỷ XIX.
TRẦN HOÀNG PHI
Không gian ký ức Lê Bá Đảng (Le Ba Dang memory space) ở thôn núi Kim Sơn (Huế), là không gian nghệ thuật với kiến trúc vào loại đẹp nhất ở Việt Nam giữa bốn bề núi rừng với ba màu chủ đạo đen, xám, trắng.
NGUYỄN LÃM THẮNG
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Chính sử triều Nguyễn chép mộ vua Quang Trung được táng ở vùng Nam sông Hương và đã bị quật phá.
VÕ VINH QUANG
Thanh Bình từ đường, thờ tổ nghề hát bội của triều Nguyễn, tọa lạc ở kiệt 281 đường Chi Lăng, thành phố Huế là một địa điểm quan trọng trong truyền thống văn hóa nghệ thuật của đất Cố đô.