Những nhớ nhung xanh

08:56 14/05/2020

LÊ TẤN QUỲNH  

Vậy là những nhớ nhung như trêu tức tôi cho một ngày trở lại cuộc phiêu du lặng lẽ trong đời mình. Vẫn còn nguyên đó những buổi sớm mai thong thả bên ly cà phê dưới tán cây long não ở một góc công viên Tứ Tượng đầy thú vị.

Phu Vân Lâu. Ảnh Hồ Ngọc Sơn

Những buổi sớm mai vốn dĩ như đã nghiêng nghiêng theo những thớ lá non xanh rời rợi, cứ bám phủ lấy cảm giác mướt mát của một ngày giản đơn trong tiếng líu lo của bầy chim vô tư bay nhảy. Lạ là vẫn con đường ấy của những buổi sớm mai mong manh đến từng khoảnh khắc phơn phớt gió thoảng qua, lại có thể trầm tư như thế bởi nỗi xốn xang đầy thao thiết đang chênh chao trên những bước chân đến muộn. Và xa xa ở phía bên sông, những cây sầu đông cũng đã bắt đầu tung lên điểm xuyết bầu trời lơ đãng bằng những chùm hoa tim tím hoang liêu. Hoa sầu đông thì thường gợi nên những kỷ niệm bâng khuâng xa xôi, như thể một người tình bí mật của tháng năm nào đó trong đời. Và những mầm xuân chắt lọc từ nỗi hoài nhiên của những bến bờ phẳng lặng lại dần dần trỗi dậy mạnh mẽ. Để rồi cứ có cảm giác của một bầu trời xuân đầy những bẽn lẽn thẹn thùng suốt cả triền sông ngập tràn ánh cỏ non tươi. Mùa mới trở về ấm cúng và nhẹ nhàng quá đỗi. Đám lá khô rơi vãi từ hôm nào đang lăn nhẹ vào cơn nồng nàn của phố. Những hạt mưa nhẹ chẳng đủ làm ướt áo, chỉ xốn xang vừa đủ, bâng khuâng vừa đủ cho cõi lòng đang thèm tươi mới. Dòng sông thì đang trôi đi trong ước nguyện của cuộc luân chuyển nhân gian khấp khởi…

Và khi những con đường đã đầy lên giấc xanh mướt màu lá, khi những khóm hoa hồn nhiên lung linh những ngày xuân ngập tràn hương sắc, thành phố lại bắt đầu một vòng quay trở về cái xao xuyến vốn có của nó, cái xao xuyến như khi ta đi qua một quảng đường mộng mơ tuổi trẻ để biết rằng mình lại chuẩn bị bước vào một khoảng không gian và thời gian khác đầy bí mật, là nỗi thao thiết mong chờ ta đến khám phá và hòa chung vào một nỗi hồi hộp mơ hồ khó tả. Mùa đang trôi đi thật nhẹ theo từng đốt nắng lạ lùng chơm chớm. Ngắm nhìn mùa lá xôn xao trong mênh mang trời đất, cứ thấy lòng mình đang như thênh thang dạo bước cùng cái nắng vàng mơ như cổ tích. Để rồi thích thú ngây nhìn những căn nhà nhỏ êm đềm nép vào mắt lá. Để rồi ngờm ngợp neo mình dưới làn mây trắng nhởn nhơ phiêu du về phía xa tít tắp.

Đôi khi muốn thử dưới trời lãng đãng mà hét lên một tiếng thật to để bung hết những xao xuyến của mùa đang ngập ứ trong lồng ngực, để đón chào cái mùa làm lòng người, tình người được trải ra, sâu lắng, mênh mông, chân thành nhất. Những loài hoa bé nhỏ đang rực rỡ khoe đủ sắc màu đang ánh lên vẻ hạnh phúc ngời ngời cứ quyện vào mỗi ý nghĩ hồi hộp đến mông lung. Tưởng như có thể sờ được những làn hương phảng phất quanh vài lối ngõ bâng quơ mà thấy Huế cứ nhẹ bổng, Huế cứ bàng bạc không sao nắm bắt được. Huế không ồn ào, không sôi động quá như nhiều thành phố khác, nhưng cũng đủ thanh âm để tạo nên những cảm xúc rộn ràng và rạo rực. Nếu cứ đạp xe quanh những con đường giờ đã rợp lá non tơ, sẽ thấy mình đang bước vào một thế giới khác. Thế giới của những câu chuyện thần thoại, câu chuyện cổ tích và cả những vần thơ cứ rộn rã xanh lên. Cũng chính bởi thế mà vẫn tiết xuân sang cho dù không biết đã lặp lại bao lần nhưng sao vẫn hồi hộp như lần hẹn đầu tiên làm lòng người ai cũng chênh vênh đến lạ kỳ. Sự tươi trẻ mới đến từng cái bước chân, mới đến từng những khoảnh khắc ngạc nhiên về sự đổi thay từ chính sâu tận tâm hồn, khiến ta cảm thấy thời gian trôi nhanh đến sửng sốt, bất ngờ. Và đi trong Huế mà không có được cái cảm giác miên man thì thật sự chưa cảm nhận được cái thâm trầm trong cõi lòng của Huế, hay phải chăng là của chính mình?

Và khi những ánh mắt đã biết long lanh hơn qua mỗi cái nhìn nhau trìu mến, thì cái buổi sáng của phố lại bắt đầu tiếng chênh vênh của những cơn gió thổi vụt qua những câu chào đon đã dọc những vỉa hè thân quen xinh xắn. Cuộc sống nơi lại bắt đầu cái chầm chậm vốn có của nó, để khiến cho ai đó phương xa đôi lúc bực mình nhưng cũng để lại cho ai đó phương xa chút tĩnh tâm nhẹ nhõm. Huế bây giờ là cuộc dạo chơi của những phím đàn tơ non lồng lộng, là cuộc vi vu ngút trời ngút đất của những ký ức vỡ vụn no nê. Thành phố cứ thế xanh như như một hoài niệm về thời gian đã mất, về những tự khúc mơn man trên mái ngói tường rêu đường vào Thành nội. Đó là những nỗi nhớ nho nhỏ, những tình cờ nho nhỏ, những cuộc gặp gỡ nho nhỏ... khe khẽ muốn gì mà lăn theo triền dốc của ngẫm nghĩ miên man. Thành phố xanh lắm. Xanh như ngày gặp mặt, tay nắm chặt bàn tay trong cái hơi sương mơn mởn kết tủa trên những cánh hoa bằng lăng bắt đầu chúm chím. Đừng vội mà chạm lên giấc mong manh đến vậy nhé. Cái cảm giác say sưa được trông ngóng một điều gì lại thôi thúc ta bước đi trong sự hoài nhiên của tuổi. Đó là một ngày chúng ta đã nắm tay nhau đi thênh thang nhặt những hạt mùa lộng lẫy lấp đầy trên đôi mắt hoài ngơ ngác. Rồi là những nụ cười. Từng giọt khúc khích cứ thánh thót nghe cứ tưởng mình đang đắm chìm trong từng giấc thổn thức của dòng sông. Rồi người chạy ùa vào trong gió...

Cái màu xanh đang ngút ngàn cũng là màu về một thế giới của biết bao điều kỳ diệu, lúc như những giọt nắng lăn dài suốt triền sông, nhưng cũng có lúc như lơ đãng như áng mây ngàn năm riu ríu của mù sương. Để rồi mãi mãi là cánh chim thiên di kéo ta đi trong hoang mang mắt biếc. Và vì vậy, xin đừng vội cảm nhận mùa bằng một niềm háo hức vội vã, cũng đừng vội cảm nhận mùa bằng niềm vui nỗi buồn của một đời người, mà hãy cảm nhận mùa như đã là một cái gì đó máu thịt của chính trái tim mình. Dẫu chỉ là như thoáng qua trong cái vô tận của đất trời, cũng hoài là nỗi hồn nhiên trong niềm cổ tích của riêng mình...

Vậy là những nhớ nhung cứ ngời ngợi mà xanh lên, cứ ngời ngợi mà thôi thúc tôi lãng du trong từng bước đi thật chậm, trong mê man mùi lộc nõn ngỡ ngàng như bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve. Đôi lúc, chỉ muốn đi một mình để ngắm Huế, thưởng thức Huế trong một ngày nắng, ngày mưa bất chợt. Và ở tận cùng cái xanh rì của những nôn nao trầm tích, chỉ cần thế thôi là đã đủ cho một mùa xanh…

L.T.Q  
(SHSDB36/03-2020)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ QUANG THÁI

    Thời hiện đại có cúng tế thì Xuân thu nhị kỳ, chọn một trong hai. Tại đền hoặc miếu Thành hoàng của làng xã mở hội tế vị thần hộ mệnh để cầu mong an cư lạc nghiệp. Hát Sử và Dã sử trong lễ hội long trọng không thể thiếu vắng.

  • PHAN THUẬN HÓA

    LGT: Đài Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong nằm ở trước Trường Quốc Học (thường được gọi là Bia Quốc Học) là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Huế; trong thời gian qua Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã đứng ra đầu tư tu bổ tôn tạo.

  • Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Huế & 60 năm Khoa Văn Đại học Khoa học Huế

    PHAN THUẬN AN
    (Cựu sinh viên trường Đại học Văn Khoa, và khóa I Viện Hán Học Huế)

  • Rạng sáng ngày 22-3 (tức 25-2 âm lịch), Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2017 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm trong vòng gần một giờ đồng hồ theo các nghi lễ và vật phẩm được định rõ trong sách sử.

  • Mùa Xuân 1904
    Trần Quý Cáp bước vào tuổi 34 và đỗ đầu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn tại Huế. Ông ở Huế chưa đầy nửa năm, rồi về Quảng cho kịp ngày khai hội Duy Tân.

  • Mối quan hệ hợp tác về trùng tu di sản văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tại cố đô Huế đã được đặt nền móng từ đầu thập niên 1990 bằng dự án trùng tu công trình Ngọ Môn, một biểu tượng của Huế.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Voi đang ngày càng hiếm hoi, vậy mà ngày xưa, nó từng xuất hiện ở Huế hàng ngàn thớt voi trong kinh thành. Nhiều tư liệu xưa đã đề cập đến chuyện nuôi voi trên đất Cố đô xưa.

  • DƯƠNG VIỆT QUANG

    Sử cũ cho thấy rằng, triều Nguyễn đã rất chú trọng việc đầu tư thủy lợi, giao thông đường thủy. Một thống kê từ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” cho biết, có đến gần 60 lần các vua Nguyễn ban hành chỉ dụ về việc đào sông, nạo vét kênh rạch… ở 15 tỉnh trong cả nước.

  • THƠM QUANG  

    Tết Nguyên Đán luôn là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Trong đó ngày cuối cùng của năm hay còn gọi là ngày 30 tết là một ngày đặc biệt.

  • LÊ VĂN LÂN

    Đô thị phát triển nhanh là điều đáng mừng, nhưng phát triển nhanh và kiểm soát được là điều hệ trọng. Và để kiểm soát được, đô thị phải được phát triển theo một kịch bản. Kịch bản đó chính là quy hoạch đô thị, chân dung tương lai của đô thị.

  • Nhìn lại một năm nhiều khó khăn

    Năm 2016 sự cố môi trường biển đã tác động tiêu cực, lâu dài đến tăng trưởng của nền kinh tế các tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • TRƯỜNG AN

    Giấc mơ đó, cũng chính là sự thể hiện quyết tâm với thái độ quyết liệt để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế; nhiều chủ trương và giải pháp được coi là có tính đột phá mạnh mẽ và quyết liệt nhất từ trước đến nay vừa được đề xuất. Toàn tỉnh đang phấn đấu trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.

  • HỒ VĨNH

    Vừa qua Tạp chí Sông Hương số 333 tháng 11 năm 2016 có đăng bài “Làng cổ Dương Hóa” của tác giả Trần Viết Điền. Sau khi đọc bài “Làng cổ Dương Hóa” tôi thấy cần phải trao đổi và đóng góp một số ý kiến hầu làm sáng tỏ hơn ở một số chi tiết mà tác giả Trần Viết Điền đã viết.

  • Ở phía tây nam Kinh thành Huế, thuộc bờ nam sông Hương, có một dãy núi uốn lượn như mình rồng mang tên Long Sơn. Vùng long mạch này từ cuối thế kỷ 17 đã phát tích dòng thiền Việt do tổ Liễu Quán khai sáng.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Những ngôi phủ đệ là di sản văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật sống động, độc đáo của đất Cố đô Huế, có từ triều Nguyễn với 13 đời vua (1802 - 1945), và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

  • LÊ VĂN LÂN

    Xây dựng Huế trở thành một đô thị đáng sống, một thành phố lịch sử cổ kính, văn minh, hiện đại là mong ước của người dân và cũng là mục tiêu mà thành phố vươn tới.

  • HỒ VĨNH

    Vừa qua Tạp chí Sông Hương Đặc biệt số 19 tháng 12/2015 đã đăng ba bài viết cung cấp một số tư liệu có liên quan đến Hội Quảng Tri ở Huế của các tác giả sau đây:

  • Tin vui cho công chúng yêu nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ Huế, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông báo cho cử tri biết về lộ trình thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

  • THÁI KIM LAN

    Nhân kỷ niệm 120 năm trường Quốc học Huế

  • Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khảo cổ học mở hố thám sát thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2.