DA VÀNG
(Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)
Chúng ta đều biết tiếng khóc của một đứa trẻ mới chào đời, như một điều tiên quyết tất yếu để tồn tại và tiếp bước trong khoảng thời gian tiếp nối. Phải chăng, đó là tiếng gọi trong veo đầu tiên được bột phát ra từ nhịp đập trái tim mà sau này chúng ta gọi tên là cảm xúc.
Bài thơ đầu tiên được khai sinh không khác mấy với sự ra đời của mỗi chúng ta. Tất cả là ở nền tảng: cảm xúc. Trong một bài thơ, ngoài những hình thức biểu hiện, cảm xúc luôn luôn đóng vai trò chính yếu. Chính vì vậy mà không có ranh giới giữa thi nhân và bài thơ.
Thật ra, sự khai sinh một bài thơ là cả quá trình vận hành của cảm xúc. Khi chúng ta sử dụng ngôn từ để diễn đạt chính là thời khắc bài thơ đã bị bức tử phần nào. Chính sự diễn ngôn sẽ thể hiện tài năng của nhà thơ và tạo nên nghệ thuật thi ca. Chỉ bằng hai câu thơ trong bài “Bên kia cánh đồng”: Mặt trời chảy máu trên những cánh đồng/ Lắng nghe sự im lặng của đêm chuyển thành màu trắng, tác giả đã bày biện một không gian siêu thực, khi đối diện với sự im lặng của bóng tối đang dần chuyển sang sự tuyệt vọng, hé lộ nỗi cô đơn của kiếp người trước bức màn hư vô qua một dải màu, từ nóng sang lạnh: màu máu của mặt trời, màu của bụi đất, màu đen của đêm và màu trắng của sự trở về.
Trong bài “Ngày chủ nhật” với những câu thơ rất kiệm chữ:
...
Ngày lên giây hết cỡ
Chật
Dâng đầy lên ngực
Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian
Sao ta lại ở đây
Không có ổ khóa bằng đồng
Cứ viết đi viết lại như lời lải nhải của kẻ mất trí
Lục bới nữa làm gì
Thời gian cày xới nát nhừ những giấc mơ
...
Tác giả đã dẫn đưa người đọc rơi vào không gian liên tưởng về nỗi ám ảnh thời gian trong cuộc sống này. Nơi đó là cuộc chạy đua với chiếc đồng hồ, âm thanh hối hả thúc giục của tiếng chuông nhà thờ... và những ngạc nhiên thường trực về sự tồn tại của phận người sau bức tường luẩn quẩn, mà tác giả đã ngộ ra và muốn vượt qua cái lằn ranh đang đóng khung và giam giữ giấc mơ của con người thi ca.
Trong tập thơ của Bạch Diệp, ẩn đằng sau mỗi câu chữ là một gương mặt buồn, một nỗi buồn mang tên loài hoa trắng lung linh dưới ánh chiều tà. Ở đó là một giếng nước trong veo còn sót lại trong những kinh thành cổ, mà mỗi đêm người thơ đều ngắm nhìn chiếc bóng mình lấp lánh cùng ánh trăng hoang liêu.
Tôi như lạc vào câu chuyện ngụ ngôn hiện đại, khi những bài thơ cứ dẫn dắt người đọc về những con đường xa hun hút, để rồi khi bước chân cuối cùng ngỡ đã chạm đến đích, thì sự bất ngờ lại đưa chúng ta đến con đường mới. Có thể đây là điều chủ ý của tác giả khi đã làm chủ được nguồn mạch thi ca đang luân chuyển trong tâm hồn. Cứ thế, tác giả chỉ việc tạo ra những con sông, những luồng lạch,… để dòng nước ngang qua những cõi miền rồi hòa vào biển khơi.
Nhạc tính trong thơ Bạch Diệp ngoài những âm vực rất riêng qua nhịp đập của ngôn từ, còn được biểu hiện bằng hình ảnh. Mà điều chính yếu của hình ảnh trong thơ Bạch Diệp là các sắc màu… Chúng ta hãy thể nhập vào thế giới màu sắc của tác giả, để cảm nhận vòng mi của trời đất đang khép lại:
Ở đó màu trời màu nước màu mây
hoàng hôn và bình minh loang chảy
Vệt sáng đường chân trời như vòng mi khép
Biển duỗi phơi trăng...
Có thể hình dung sắc vàng của cánh rừng ngập tràn lá phong thu, ẩn trong xa hút của nỗi hanh vàng đó lấm tấm những hạt châu hay những vành môi màu rượu nho từ những bức tranh cổ điển. Rồi những khoảng chiều xanh lam mơ hồ cứ lướt qua ô cửa, khiến nàng đánh rơi những ngón tay trên phím dương cầm, ru khúc nhạc buồn Sopanh đi vào vĩnh cửu.
Cần phải nhắc lại, hình thức bên ngoài của một bài thơ, cái gọi là nghệ thuật thi ca, là sự cách tân, siêu thực, tân hình thức, là hậu hiện đại, siêu hư cấu,… hay là một nhãn hiệu nào khác, cũng không thể thiếu vắng khuôn mặt đích thực của nó chính là cảm xúc. Cảm xúc làm nên thế giới thi ca và khiến cho sự thiêng liêng của thơ bước vào cánh cửa huyền linh mà các nghệ thuật khác chỉ dạo bước bên ngoài.
Thơ - có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong ý nghĩa đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý, để ngôn từ của tác giả hòa cùng nhịp đập trái tim.
D.V
(SDB15/12-14)
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Đọc tập thơ Mật ngôn của Lê Huỳnh Lâm, Nxb Văn học, 2012)
PHẠM PHÚ PHONG
Nhất Lâm tuổi Bính Tý (1936), năm nay đã 76 tuổi, xếp vào hàng “xưa nay hiếm”, nhưng mãi đến nay anh mới đến được Suối tiên tắm (Nxb Văn học, 2012).
TRẦN VĂN KHÊ
Tôi quen biết Thái Kim Lan cũng đã gần 40 năm nay, một thời gian dài thấm đẫm nhiều kỷ niệm ở đủ mọi phương diện: công việc, thưởng thức nghệ thuật và cả… chuyện đời.
VŨ NGỌC PHAN
Trích hồi ký
... Tôi viết Nhà Văn Hiện Đại từ tháng 12-1938 đến cuối tháng giêng 1940 thì xong lượt đầu, tất cả 1650 trang trên giấy học trò.
HỒ THẾ HÀ
“Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai!”
J.Leiba
HỒNG NHU
(Đọc Vùng sâu - tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ - Nxb Hội Nhà văn 1-2012)
NGÔ MINH
Sau gần một năm chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, lo “chạy” kinh phí, đến giữa tháng 6-2012, Hải Kỳ tuyển tập(*) đã ra mắt độc giả. Tuyển tập dày 596 trang do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa rất bắt mắt.
ĐẶNG TIẾN
Kỷ niệm 3 năm ngày mất nhà thơ Tế Hanh (16.7.2009 - 16.7.2012)
PHẠM TUẤN KHÁNH - VŨ THANH
Trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX có một nhà thơ được "thần siêu" coi là "bạn băng tuyết" và được văn nhân Trung Quốc đương thời gọi là "thi hào" - Đó là Đặng Huy Trứ. Sự nghiệp chính trị và văn học của ông vào giai đoạn đó khá nổi tiếng và được đề cao nhưng đến nay vẫn ít người biết đến.
NGUYỄN ĐÌNH NIÊN
(Trích từ “Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử”, Nxb. Southeast Asian Culture and Education (SEACAEF) 2009).
LÊ HUỲNH LÂM
Mỗi người bước vào cõi thơ ắt hẳn sẽ để lại dấu ấn bằng mỗi phương cách khác nhau. Có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy,… nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim.
Giải thưởng Nhà nước ra đời từ năm 1996. Đến nay Huế đã có 8 người nhận được giải thưởng danh giá này. Ngoài các nhà văn Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ; Tổng Biên tập đầu tiên của Sông Hương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhận Giải thưởng Nhà nước.
PHAN NGỌC THU
Từ sau năm 1975, văn học nước ta nói chung, văn xuôi nói riêng đã có nhiều chuyển biến trong cách tiếp cận với đời sống và ngày càng có xu hướng quan tâm hơn đến những vấn đề thuộc về chiều sâu của giá trị con người.
LÊ HUỲNH LÂM
(Đọc tập thơ “Những con chim của bóng tối” của Phạm Tấn Hầu - Nxb Văn học 6/2011)
Tôi một mình, lũ pharixêu múa rối
Sống đến tận cùng, đâu phải chuyện chơi.
Bôrix Patecnax
MAI VĂN HOAN
Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.
ĐOÀN TRỌNG HUY
Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.
TRÀNG DƯƠNG
(Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)
NGUYÊN SA(*)
Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.
LÊ THÍ
Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.