Nhịp đập của ngôn từ

17:42 07/01/2015

DA VÀNG

(Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)

Chúng ta đều biết tiếng khóc của một đứa trẻ mới chào đời, như một điều tiên quyết tất yếu để tồn tại và tiếp bước trong khoảng thời gian tiếp nối. Phải chăng, đó là tiếng gọi trong veo đầu tiên được bột phát ra từ nhịp đập trái tim mà sau này chúng ta gọi tên là cảm xúc.

Bài thơ đầu tiên được khai sinh không khác mấy với sự ra đời của mỗi chúng ta. Tất cả là ở nền tảng: cảm xúc. Trong một bài thơ, ngoài những hình thức biểu hiện, cảm xúc luôn luôn đóng vai trò chính yếu. Chính vì vậy mà không có ranh giới giữa thi nhân và bài thơ.

Thật ra, sự khai sinh một bài thơ là cả quá trình vận hành của cảm xúc. Khi chúng ta sử dụng ngôn từ để diễn đạt chính là thời khắc bài thơ đã bị bức tử phần nào. Chính sự diễn ngôn sẽ thể hiện tài năng của nhà thơ và tạo nên nghệ thuật thi ca. Chỉ bằng hai câu thơ trong bài “Bên kia cánh đồng”: Mặt trời chảy máu trên những cánh đồng/ Lắng nghe sự im lặng của đêm chuyển thành màu trắng, tác giả đã bày biện một không gian siêu thực, khi đối diện với sự im lặng của bóng tối đang dần chuyển sang sự tuyệt vọng, hé lộ nỗi cô đơn của kiếp người trước bức màn hư vô qua một dải màu, từ nóng sang lạnh: màu máu của mặt trời, màu của bụi đất, màu đen của đêm và màu trắng của sự trở về.

Trong bài “Ngày chủ nhật” với những câu thơ rất kiệm chữ:

...
Ngày lên giây hết cỡ
Chật

Dâng đầy lên ngực
Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian

Sao ta lại ở đây
Không có ổ khóa bằng đồng
Cứ viết đi viết lại như lời lải nhải của kẻ mất trí
Lục bới nữa làm gì
Thời gian cày xới nát nhừ những giấc mơ
...

Tác giả đã dẫn đưa người đọc rơi vào không gian liên tưởng về nỗi ám ảnh thời gian trong cuộc sống này. Nơi đó là cuộc chạy đua với chiếc đồng hồ, âm thanh hối hả thúc giục của tiếng chuông nhà thờ... và những ngạc nhiên thường trực về sự tồn tại của phận người sau bức tường luẩn quẩn, mà tác giả đã ngộ ra và muốn vượt qua cái lằn ranh đang đóng khung và giam giữ giấc mơ của con người thi ca.

Trong tập thơ của Bạch Diệp, ẩn đằng sau mỗi câu chữ là một gương mặt buồn, một nỗi buồn mang tên loài hoa trắng lung linh dưới ánh chiều tà. Ở đó là một giếng nước trong veo còn sót lại trong những kinh thành cổ, mà mỗi đêm người thơ đều ngắm nhìn chiếc bóng mình lấp lánh cùng ánh trăng hoang liêu.

Tôi như lạc vào câu chuyện ngụ ngôn hiện đại, khi những bài thơ cứ dẫn dắt người đọc về những con đường xa hun hút, để rồi khi bước chân cuối cùng ngỡ đã chạm đến đích, thì sự bất ngờ lại đưa chúng ta đến con đường mới. Có thể đây là điều chủ ý của tác giả khi đã làm chủ được nguồn mạch thi ca đang luân chuyển trong tâm hồn. Cứ thế, tác giả chỉ việc tạo ra những con sông, những luồng lạch,… để dòng nước ngang qua những cõi miền rồi hòa vào biển khơi.

Nhạc tính trong thơ Bạch Diệp ngoài những âm vực rất riêng qua nhịp đập của ngôn từ, còn được biểu hiện bằng hình ảnh. Mà điều chính yếu của hình ảnh trong thơ Bạch Diệp là các sắc màu… Chúng ta hãy thể nhập vào thế giới màu sắc của tác giả, để cảm nhận vòng mi của trời đất đang khép lại:

Ở đó màu trời màu nước màu mây
hoàng hôn và bình minh loang chảy
Vệt sáng đường chân trời như vòng mi khép
Biển duỗi phơi trăng...


Có thể hình dung sắc vàng của cánh rừng ngập tràn lá phong thu, ẩn trong xa hút của nỗi hanh vàng đó lấm tấm những hạt châu hay những vành môi màu rượu nho từ những bức tranh cổ điển. Rồi những khoảng chiều xanh lam mơ hồ cứ lướt qua ô cửa, khiến nàng đánh rơi những ngón tay trên phím dương cầm, ru khúc nhạc buồn Sopanh đi vào vĩnh cửu.

Cần phải nhắc lại, hình thức bên ngoài của một bài thơ, cái gọi là nghệ thuật thi ca, là sự cách tân, siêu thực, tân hình thức, là hậu hiện đại, siêu hư cấu,… hay là một nhãn hiệu nào khác, cũng không thể thiếu vắng khuôn mặt đích thực của nó chính là cảm xúc. Cảm xúc làm nên thế giới thi ca và khiến cho sự thiêng liêng của thơ bước vào cánh cửa huyền linh mà các nghệ thuật khác chỉ dạo bước bên ngoài.

Thơ - có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong ý nghĩa đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý, để ngôn từ của tác giả hòa cùng nhịp đập trái tim.

D.V
(SDB15/12-14)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LGT: Cho đến nay văn học Hậu hiện đại ở Việt Nam vẫn đang là một hấp lực đối với người sáng tạo lẫn phê bình, nhất là giới viết trẻ. Sông Hương đã từng có một chuyên đề sớm nhất về vấn đề này vào số tháng 7/2011.

  • BÙI VIỆT THẮNG  

    Bản thảo tập truyện Nhiệt đới gió mùa tôi nhận được từ nhà văn Lê Minh Khuê qua email cá nhân, in ra 115 trang A4, co chữ 12, đọc phải hết sức chăm chú vì mắt mũi có phần kém sút khi tuổi đã ngoại lục tuần.

  • VĂN GIÁ

    NHÀ VĂN VÕ THỊ XUÂN HÀ - Sống và làm việc tại Hà Nội. Quê gốc: Vỹ Dạ, Huế. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 8). Trưởng Ban Nhà văn Trẻ, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (khoa Toán Lý). Tốt nghiệp thủ khoa khóa 4 Trường viết văn Nguyễn Du.

  • HỒNG NHU 

    Tạp chí Thơ số tháng 10 năm 2012 in bài “Hiểu và dịch bài thơ Đường Khúc Lương Châu như thế nào” của Phạm Thức. Tôi liền đọc ngay vì nói chung về Đường thi hàng nghìn bài nổi tiếng và nói riêng về tác giả là một nhà thơ tài danh: Vương Hàn.

  • THƯ PHÙNG QUÁN GỬI TÔ NHUẬN VỸ

    Sự thay đổi, tiến bộ của Việt Nam sau năm 1975 là to lớn và rõ rệt, đặc biệt trên lãnh vực đặc thù như Văn học, nếu nhìn lại những “vết sẹo” của một thời quá khứ để lại trên cơ thể nền Văn học, mà tiêu biểu là đối với nhà thơ Phùng Quán.

  • GS. VŨ KHIÊU 

    Lần này Vạn Lộc cho in trên 72 bài thơ Đường luật. Đối với Vạn Lộc, đây là một sự táo bạo và cũng là một thử thách với chính tài năng của mình.

  • TRẦN NGHI HOÀNG 

    “mảnh|mảnh|mảnh”, chỉ nhìn tập thơ, chưa cần đọc gì hết, đã thấy là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình với bố cục táo bạo và vững vàng. Không offset bảy màu, không chữ nổi giấy tráng glassy, chỉ đơn giản hai màu đen và trắng. Đơn giản, nhưng rất công phu với khuôn khổ 12,5 x 26.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY*

    Tố Hữu là nhà cách mạng - nhà thơ.
    Cách mạng và thơ ca thống nhất hài hòa trong một con người. Một đời, Tố Hữu đồng thời đi trên Đường Cách MạngĐường Thơ. Với Tố Hữu, Đường Thơ và Đường Cách Mạng đồng hành như nhập làm một trong Đại lộ Đất nước, Nhân dân, Dân tộc vĩ đại trên hành trình lịch sử cách mạng.
    Đường đời Tố Hữu cùng là sự hòa nhập hai con đường này.

  • PHẠM PHÚ PHONG - HOÀNG DŨNG

    Trang viết đầu tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời của người cầm bút. Đó là điểm mốc, là bước chân đầu tiên đặt lên con đường hun hút xa, đầy lo ngại nhưng cũng hết sức hấp dẫn.

  • NGÔ MINH

    Tôi gọi là “thầy” vì thầy Lương Duy Cán (Hà Nhật) dạy văn tôi hồi nhỏ học cấp 3 ở trường huyện. Tôi viết Chuyện thầy Hà Nhật làm thơ vì thầy vừa ra mắt tập thơ đầu tay Đá sỏi trên đường(*) khi thầy đã U80.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Đọc Hồng Nhu - Tuyển tập, Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • TRẦN THÙY MAI

    (Đọc Đi tìm ngọn núi thiêng của Nguyễn Văn Dũng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2012)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Những buổi chiều tôi thường nhìn lá trước sân nhà cuốn bay theo gió. Chợt nghĩ, cái lẽ tự nhiên đó đã đẩy đưa một con người vào khúc quành của cuộc sống. Bởi tâm hồn ông quá nhạy cảm trước mọi sự, và ông có một lối diễn đạt chân thật, bình dị, gần gũi mà rất chua chát.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lâu nay, trên thi đàn bon chen vẫn thấp thoáng những bóng chữ u mê phóng chiếu cốt cách thiền. Người ta quen gọi đó là thơ thiền.

  • TRẦN HỮU LỤC

    Những trang văn đầu tiên của Trần Duy Phiên phản ánh cách nghĩ, cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và đất nước. Khi đang còn theo học tại trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động.

  • NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI THƠ MỚI BÀN VỀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THƯ

    NGUYỄN HỮU SƠN

  • TRẦN THỊ VÂN DUNG

    Đứng trước mỗi cuộc đời, mỗi con người có những trải nghiệm khác nhau, cách chia sẻ khác nhau. Mỗi nhà thơ là một cái tôi nội cảm, hòa nhập vào thế giới xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc.

  • LƯƠNG AN

    Như chúng ta biết, từ lâu rồi mối tình bạn giữa Miên Thẩm và Cao Bá Quát đã được xem như một quan hệ ít có, từ tri ngộ văn chương mà vượt lên sự cách biệt của hai tầng lớp xã hội, sự rẽ đôi của hai khuynh hướng tư tưởng và hai đường đời.