Nhà văn Trần Thùy Mai: Lánh cuộc đua "hàng hót"

07:49 07/01/2014

Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.

 


Viết văn để được là chính mình

Nhớ về Trần Thùy Mai, bên cạnh một giọng nói rất nhẹ bên li cà phê Bờ Hồ tôi còn nhớ tới những trang viết của chị, nhớ những tập truyện ngắn đã đọc như “Thương nhớ Hoàng Lan”, “Thập tự hoa”, “Trăng nơi đáy giếng”, “Một mình ở Tokyo”, “Onkel yêu dấu”…
 
Sinh năm 1954, Trần Thùy Mai bắt đầu viết văn từ hồi sinh viên, khi mới 19 tuổi với truyện ngắn đầu tiên “Ổ bánh mì”. Đến  giờ, Trần Thùy Mai đã có hơn 30 năm trong nghề cầm bút. Với chị, văn chương là một công việc nghiêm túc, vất vả thậm chí cực nhọc nhưng không mệt mỏi, vì đó là niềm yêu thích của chị. Văn chương đã cho chị được là chính mình, được có thêm nhiều bạn bè, nhất là những bạn gái, họ đến và kể cho chị nghe những tâm tình của mình.

Đọc sách của chị, dễ nhận ra một Trần Thùy Mai nhẹ nhàng, sâu sắc dù chị có viết về cái xấu, sự đổ vỡ hay cái sân si của đời người. Nhưng với các tập truyện gần đây, bối cảnh của nhiều truyện đã được mở rộng ra ngoài Huế - mảnh đất gắn bó của chị. Nói cách khác, nó không còn đậm đặc chất Huế như trong các tập truyện trước. Thật ra, trong tập truyện này, vẫn là hình ảnh Huế nhưng là Huế trong mối tương giao với những vùng văn hóa khác. “Trong  thời gian qua, nhờ những truyện ngắn được dịch ở nước ngoài tôi đã có được những chuyến đi, có thêm cảm hứng mới, thấy được những góc rộng hơn của cuộc sống, từ đó khung cảnh trong trang viết cũng được đổi khác, nhà văn Trần Thùy Mai tâm sự.

Cái lợi của sự… độc thân

Vẫn thường xuyên lên mạng đọc tin tức, gửi email chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh mà chị thấy thú vị, nhưng khi viết văn, Trần Thùy Mai vẫn “nói không” với máy tính. Chị giữ nguyên một thói quen xưa cũ, là vẫn viết văn với cây bút và trang giấy trắng. Dường như chị sợ những con chữ quá đỗi khô cứng mà máy tính đã định dạng làm ảnh hưởng tới tư duy, tới dòng cảm xúc miên man mà chỉ có ngòi bút và trang giấy mới níu giữ lại được…

Tôi còn nhớ trước đây, có lần chị tâm sự: “Sống độc thân có cái lợi là không ai kiểm duyệt những chuyện tình yêu mà mình viết ra”. Tôi hiểu đó là một cách nói khi gắn cuộc sống với văn chương. Nhưng cũng có một cách nói khác. Như đoán được ý tôi, Trần Thùy Mai lại cười, khuôn mặt tròn, đôi mắt tròn: “Thực lòng mình nghĩ phụ nữ viết văn nên sống độc thân, vì những lúc đang viết, chăm chăm chúi chúi, cái mặt thì khó đăm đăm, việc dọn dẹp nấu nướng nhiều khi cũng bỏ mặc chẳng quan tâm. Có người đàn ông nào thích thú sống với một người như vậy không? Hơn nữa mình lại có cái tính viển vông, đối tượng gần gũi dễ kết hợp thì mình không thích, lại thường thích những nơi trớ trêu cách biệt, nên dù có những lúc thoáng nghĩ đến chuyện làm lại cũng không đâu đến đâu. Nghĩ lại như vậy cũng có cái may, vì càng bớt ràng buộc, thì thâm tâm càng nhẹ nhàng, mình tự biết với tính cách của mình thì mọi chuyện tình cảm rồi cũng chỉ đi tới chỗ thêm một nguồn cảm hứng để viết mà thôi”.

Rồi chị nói mà như thì thầm: “Từ năm 1985, khi ấy mình sắp sinh cháu thứ hai. Về căn nhà này được một năm thì ba các cháu đi Liên Xô học. Hồi ấy cuộc sống khó khăn lắm nên chỉ mong đi được để đổi đời chứ không ngờ rằng sự xa cách sẽ kéo dài lâu đến cả đời người  như thế”.

Không vội chạy theo dòng

Thời gian gần đây chị ít khi ở Huế, cũng ít thấy truyện ngắn của chị trên các báo, sách mới cũng không ra. Hỏi, mới hay chị bận làm… bà ngoại. Con gái ở Sài Gòn sinh nở, “bà ngoại” liền bỏ hết mọi thứ, bỏ lại ngôi nhà trên đường Điện Biên Phủ ở Huế để vào trông cháu.

Nhưng chị nói, không bao giờ lấy cớ để từ bỏ văn chương. Cũng có người thắc mắc, vì sao Trần Thùy Mai là một cái tên được độc giả chờ đợi, nhưng sách của chị không thấy xuất hiện trong danh mục những cuốn sách bán chạy trên thị trường? Trần Thùy Mai bảo, văn học khác với thể thao, nó không phải một cuộc cạnh tranh hướng ngoại mà là sự soi chiếu vào nội tâm. Thời đại này cuộc sống đã hóa ra một cuộc đua dữ dội quá nên ngay trong văn chương người ta cũng nói đến “hàng hot”. Trong những làn sóng tung lên rồi hạ xuống, tôn vinh rồi lãng quên, người cầm bút cũng có thể bị cuốn vào vòng xoáy. Trong vườn văn, Trần Thùy Mai “dọn khu vườn nhỏ của riêng mình, để chờ những người tri âm đến, không muốn vội vã chạy theo dòng”. 

 

Theo Mai Hoàng (ANTĐ)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Có cảm giác như quá bức xúc trước những mối đe dọa ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống đang ngày càng hiện hữu mà Đãng Khấu viết tiểu thuyết này. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm giống như một tiếng chuông cảnh báo vang lên đúng lúc, thức tỉnh tinh thần cảnh giác của mọi người, kể cả những kẻ đang mê muội chạy theo đồng tiền, sẵn sàng bất chấp tất cả.

  • 2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.

  • Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.

  • Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.

  • Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.

  • Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

  • Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.

  • Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.

  • Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.

  • Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.

  • Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.

  • Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.

  • Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.

  • Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...

  • Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.

  • Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.

  • “Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...

  • Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.

  • Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.

  • Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.