Nhà văn Trần Thùy Mai: Lánh cuộc đua "hàng hót"

07:49 07/01/2014

Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.

 


Viết văn để được là chính mình

Nhớ về Trần Thùy Mai, bên cạnh một giọng nói rất nhẹ bên li cà phê Bờ Hồ tôi còn nhớ tới những trang viết của chị, nhớ những tập truyện ngắn đã đọc như “Thương nhớ Hoàng Lan”, “Thập tự hoa”, “Trăng nơi đáy giếng”, “Một mình ở Tokyo”, “Onkel yêu dấu”…
 
Sinh năm 1954, Trần Thùy Mai bắt đầu viết văn từ hồi sinh viên, khi mới 19 tuổi với truyện ngắn đầu tiên “Ổ bánh mì”. Đến  giờ, Trần Thùy Mai đã có hơn 30 năm trong nghề cầm bút. Với chị, văn chương là một công việc nghiêm túc, vất vả thậm chí cực nhọc nhưng không mệt mỏi, vì đó là niềm yêu thích của chị. Văn chương đã cho chị được là chính mình, được có thêm nhiều bạn bè, nhất là những bạn gái, họ đến và kể cho chị nghe những tâm tình của mình.

Đọc sách của chị, dễ nhận ra một Trần Thùy Mai nhẹ nhàng, sâu sắc dù chị có viết về cái xấu, sự đổ vỡ hay cái sân si của đời người. Nhưng với các tập truyện gần đây, bối cảnh của nhiều truyện đã được mở rộng ra ngoài Huế - mảnh đất gắn bó của chị. Nói cách khác, nó không còn đậm đặc chất Huế như trong các tập truyện trước. Thật ra, trong tập truyện này, vẫn là hình ảnh Huế nhưng là Huế trong mối tương giao với những vùng văn hóa khác. “Trong  thời gian qua, nhờ những truyện ngắn được dịch ở nước ngoài tôi đã có được những chuyến đi, có thêm cảm hứng mới, thấy được những góc rộng hơn của cuộc sống, từ đó khung cảnh trong trang viết cũng được đổi khác, nhà văn Trần Thùy Mai tâm sự.

Cái lợi của sự… độc thân

Vẫn thường xuyên lên mạng đọc tin tức, gửi email chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh mà chị thấy thú vị, nhưng khi viết văn, Trần Thùy Mai vẫn “nói không” với máy tính. Chị giữ nguyên một thói quen xưa cũ, là vẫn viết văn với cây bút và trang giấy trắng. Dường như chị sợ những con chữ quá đỗi khô cứng mà máy tính đã định dạng làm ảnh hưởng tới tư duy, tới dòng cảm xúc miên man mà chỉ có ngòi bút và trang giấy mới níu giữ lại được…

Tôi còn nhớ trước đây, có lần chị tâm sự: “Sống độc thân có cái lợi là không ai kiểm duyệt những chuyện tình yêu mà mình viết ra”. Tôi hiểu đó là một cách nói khi gắn cuộc sống với văn chương. Nhưng cũng có một cách nói khác. Như đoán được ý tôi, Trần Thùy Mai lại cười, khuôn mặt tròn, đôi mắt tròn: “Thực lòng mình nghĩ phụ nữ viết văn nên sống độc thân, vì những lúc đang viết, chăm chăm chúi chúi, cái mặt thì khó đăm đăm, việc dọn dẹp nấu nướng nhiều khi cũng bỏ mặc chẳng quan tâm. Có người đàn ông nào thích thú sống với một người như vậy không? Hơn nữa mình lại có cái tính viển vông, đối tượng gần gũi dễ kết hợp thì mình không thích, lại thường thích những nơi trớ trêu cách biệt, nên dù có những lúc thoáng nghĩ đến chuyện làm lại cũng không đâu đến đâu. Nghĩ lại như vậy cũng có cái may, vì càng bớt ràng buộc, thì thâm tâm càng nhẹ nhàng, mình tự biết với tính cách của mình thì mọi chuyện tình cảm rồi cũng chỉ đi tới chỗ thêm một nguồn cảm hứng để viết mà thôi”.

Rồi chị nói mà như thì thầm: “Từ năm 1985, khi ấy mình sắp sinh cháu thứ hai. Về căn nhà này được một năm thì ba các cháu đi Liên Xô học. Hồi ấy cuộc sống khó khăn lắm nên chỉ mong đi được để đổi đời chứ không ngờ rằng sự xa cách sẽ kéo dài lâu đến cả đời người  như thế”.

Không vội chạy theo dòng

Thời gian gần đây chị ít khi ở Huế, cũng ít thấy truyện ngắn của chị trên các báo, sách mới cũng không ra. Hỏi, mới hay chị bận làm… bà ngoại. Con gái ở Sài Gòn sinh nở, “bà ngoại” liền bỏ hết mọi thứ, bỏ lại ngôi nhà trên đường Điện Biên Phủ ở Huế để vào trông cháu.

Nhưng chị nói, không bao giờ lấy cớ để từ bỏ văn chương. Cũng có người thắc mắc, vì sao Trần Thùy Mai là một cái tên được độc giả chờ đợi, nhưng sách của chị không thấy xuất hiện trong danh mục những cuốn sách bán chạy trên thị trường? Trần Thùy Mai bảo, văn học khác với thể thao, nó không phải một cuộc cạnh tranh hướng ngoại mà là sự soi chiếu vào nội tâm. Thời đại này cuộc sống đã hóa ra một cuộc đua dữ dội quá nên ngay trong văn chương người ta cũng nói đến “hàng hot”. Trong những làn sóng tung lên rồi hạ xuống, tôn vinh rồi lãng quên, người cầm bút cũng có thể bị cuốn vào vòng xoáy. Trong vườn văn, Trần Thùy Mai “dọn khu vườn nhỏ của riêng mình, để chờ những người tri âm đến, không muốn vội vã chạy theo dòng”. 

 

Theo Mai Hoàng (ANTĐ)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.

  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh