Nhà văn Nguyễn Văn Thọ hoài niệm tuổi trẻ

11:32 07/02/2021

Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim…  Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.

Anh lính trẻ Nguyễn Văn Thọ (năm 1965) và nhà văn Nguyễn Văn Thọ (năm 2000)

Như một… phụ nữ!

Hồi trẻ, Nguyễn Văn Thọ luôn bị liệt vào hàng học sinh cá biệt. Nhưng chỉ là nghịch ngợm chứ không hư đốn. Nghịch là anh thích trêu chọc, thậm chí đánh nhau với trẻ khác đường phố. Trong lớp thì trêu ghẹo bạn nữ, nói chuyện, trả lời ngược lại với thầy cô. Thầy giáo chủ nhiệm lớp 9 thường hỏi cả lớp thích làm nghề gì khi lớn lên. Đa số các bạn đều chọn nghề kỹ sư, bác sĩ, bác học. Còn anh chàng Thọ lại tự tin chia sẻ rằng: “Em mơ ước có thể sáng chế ra cái máy xử lý rác thải sao cho thuận tiện nhất...”. Cả lớp được trận cười nghiêng ngả. 

Cùng lứa với Nguyễn Văn Thọ, có nhiều bạn thích chép tay những bài thơ hay, đặc biệt là thơ tình của các thi nhân. Riêng anh chàng “cá biệt” này thì không thích. Nguyễn Văn Thọ ngay từ nhỏ không có thói quen ghi nhật ký, đặc biệt là không bao giờ chép thơ. Bởi anh cho rằng điều này rất… sến: “Con người luôn phải hoạt động để hoạt bát, nhanh nhẹn. Các chị của tôi đi học xa nhà, nên ngay từ thời niên thiếu tôi đã phải làm rất nhiều việc trong gia đình như nấu cơm từ bảy, tám tuổi. Đến 11, 12 tuổi là phải gánh nước, lau nhà, tôi giống như một người… phụ nữ trong gia đình. Chính vì thế cho nên tôi bận, ngoài ra còn phải học hành nữa. Bởi vì gia đình khó khăn nên cậu tôi thường dọa nếu trượt lớp nào mà đỗ lại là không được đi học tiếp. Tôi luôn quyết tâm là phải học, ít ra cũng phải được bằng các chị, hết cấp III rồi vào đại học. May mắn là cũng học hết cấp III nhưng ngay trong năm đó tôi đăng ký vào quân ngũ thực hiện nghĩa vụ của người thanh niên khi đất nước chiến tranh…”.

“Chẳng át nổi hương Xuân”

Chàng thanh niên Nguyễn Văn Thọ nhập ngũ khi chưa đầy 17 tuổi. 11 năm chiến đấu ở khắp các chiến trường, anh ở trong vùng chất độc da cam mà may mắn lại không bị ảnh hưởng. 

Chàng tân binh Nguyễn Văn Thọ không bao giờ quên cái Tết trước trận đánh năm 1975. Trung đoàn được lệnh ăn Tết trước vì dự kiến sẽ đánh vào dịp Tết Nguyên đán, có thể còn đánh qua cả Tết. Khoảng 60, 70 người được tiêu chuẩn chỉ 1 kg thịt hộp, nấu loãng với rau rừng trong nồi 50 lít nước. Vì thế anh nào vớ được miếng bì nổi lên thì rất sung sướng. 

Càng gần Tết, nỗi nhớ nhà càng ghê gớm, cồn cào. Anh nhớ thương cái chợ Giời của mình, nhớ thương từng góc phố, từng viên đá, từng chỗ sứt bờ cửa trong gia đình. Nhất là nhớ mẹ da diết. Nhớ khuôn mặt, ánh mắt của mẹ dõi theo ngày lên tàu. Hôm anh về nghỉ phép trước khi vào chiến trường B, thấy tóc mẹ rất nhiều sợi bạc. Anh tâm sự: “Vào Tết năm 1971, khi ấy bố tôi tròn 60 tuổi. Thời khắc Giao thừa tôi ngồi trong một góc khuất làm thơ tặng bố. Bài thơ có nhan đề “Thư gửi cha”. Bài này dài và tôi xin đọc một đoạn:  

“Cậu ơi! 

Đêm nay giặc lại đánh

Đêm Giao thừa nhiều loạt bom nổ chậm

Nhưng Xuân vẫn về trong hang đầm ấm

Mở Xuân ngàn tiếng súng cùng reo

Con của cha cũng bắn chào Xuân 

Một loạt cho Xuân, một loạt cho cha tuổi vừa Sáu chục

Bọn nó bắn rền rung liên tục

Vọng hang này thôi chẳng át nổi hương Xuân…

Đêm nay giặc lại đánh

Giặc lại bắn…”.

Ngay sau Tết Nguyên đán, Trung đoàn của Nguyễn Văn Thọ bước vào chiến dịch Lam Sơn. Đó là một trận đánh khốc liệt. Nhưng những người lính mang tâm hồn thi ca thì vẫn làm thơ ngay trong khói lửa, đạn bom. Nhà văn nhớ lại: “Đồng đội của tôi thích nhất những buổi chiều xiên xiên nắng, cả bọn ngồi đọc thơ của anh Phạm Tiến Duật: “Cái vết thương xoàng mà đi viện/Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo/Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến/Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo…”. 

Cuộc sống sinh hoạt của người chiến sĩ gắn liền với thiên nhiên. Nơi ngủ là chiếc võng vắt qua hai thân cây giữa rừng. Khi không có cây thì lấy đất làm giường, lấy gió trăng, mây trời làm chiếu… Nhà văn bồi hồi tâm sự: “Trong khốc liệt của chiến tranh, chính sức trẻ, ý chí kiên cường không ngại khó ngại khổ, chẳng tiếc máu xương và tuổi thanh xuân, thế hệ của chúng tôi đã sống trọn vẹn vì lý tưởng Độc lập của dân tộc…”.

 
Theo Hà Dương - Thời Nay
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên  toàn quốc.

  • Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…

  • 1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.

  • Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.

  • Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.

  • Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.

  • Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

  • Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.

  • Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

  • Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.

  • Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.

  • Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".

  • Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.

  • hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

  • Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.

  • Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.

  • Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.

  • Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn  Nguyễn Đình Thi -  người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).        

  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.