Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim… Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.
Anh lính trẻ Nguyễn Văn Thọ (năm 1965) và nhà văn Nguyễn Văn Thọ (năm 2000)
Như một… phụ nữ!
Hồi trẻ, Nguyễn Văn Thọ luôn bị liệt vào hàng học sinh cá biệt. Nhưng chỉ là nghịch ngợm chứ không hư đốn. Nghịch là anh thích trêu chọc, thậm chí đánh nhau với trẻ khác đường phố. Trong lớp thì trêu ghẹo bạn nữ, nói chuyện, trả lời ngược lại với thầy cô. Thầy giáo chủ nhiệm lớp 9 thường hỏi cả lớp thích làm nghề gì khi lớn lên. Đa số các bạn đều chọn nghề kỹ sư, bác sĩ, bác học. Còn anh chàng Thọ lại tự tin chia sẻ rằng: “Em mơ ước có thể sáng chế ra cái máy xử lý rác thải sao cho thuận tiện nhất...”. Cả lớp được trận cười nghiêng ngả.
Cùng lứa với Nguyễn Văn Thọ, có nhiều bạn thích chép tay những bài thơ hay, đặc biệt là thơ tình của các thi nhân. Riêng anh chàng “cá biệt” này thì không thích. Nguyễn Văn Thọ ngay từ nhỏ không có thói quen ghi nhật ký, đặc biệt là không bao giờ chép thơ. Bởi anh cho rằng điều này rất… sến: “Con người luôn phải hoạt động để hoạt bát, nhanh nhẹn. Các chị của tôi đi học xa nhà, nên ngay từ thời niên thiếu tôi đã phải làm rất nhiều việc trong gia đình như nấu cơm từ bảy, tám tuổi. Đến 11, 12 tuổi là phải gánh nước, lau nhà, tôi giống như một người… phụ nữ trong gia đình. Chính vì thế cho nên tôi bận, ngoài ra còn phải học hành nữa. Bởi vì gia đình khó khăn nên cậu tôi thường dọa nếu trượt lớp nào mà đỗ lại là không được đi học tiếp. Tôi luôn quyết tâm là phải học, ít ra cũng phải được bằng các chị, hết cấp III rồi vào đại học. May mắn là cũng học hết cấp III nhưng ngay trong năm đó tôi đăng ký vào quân ngũ thực hiện nghĩa vụ của người thanh niên khi đất nước chiến tranh…”.
“Chẳng át nổi hương Xuân”
Chàng thanh niên Nguyễn Văn Thọ nhập ngũ khi chưa đầy 17 tuổi. 11 năm chiến đấu ở khắp các chiến trường, anh ở trong vùng chất độc da cam mà may mắn lại không bị ảnh hưởng.
Chàng tân binh Nguyễn Văn Thọ không bao giờ quên cái Tết trước trận đánh năm 1975. Trung đoàn được lệnh ăn Tết trước vì dự kiến sẽ đánh vào dịp Tết Nguyên đán, có thể còn đánh qua cả Tết. Khoảng 60, 70 người được tiêu chuẩn chỉ 1 kg thịt hộp, nấu loãng với rau rừng trong nồi 50 lít nước. Vì thế anh nào vớ được miếng bì nổi lên thì rất sung sướng.
Càng gần Tết, nỗi nhớ nhà càng ghê gớm, cồn cào. Anh nhớ thương cái chợ Giời của mình, nhớ thương từng góc phố, từng viên đá, từng chỗ sứt bờ cửa trong gia đình. Nhất là nhớ mẹ da diết. Nhớ khuôn mặt, ánh mắt của mẹ dõi theo ngày lên tàu. Hôm anh về nghỉ phép trước khi vào chiến trường B, thấy tóc mẹ rất nhiều sợi bạc. Anh tâm sự: “Vào Tết năm 1971, khi ấy bố tôi tròn 60 tuổi. Thời khắc Giao thừa tôi ngồi trong một góc khuất làm thơ tặng bố. Bài thơ có nhan đề “Thư gửi cha”. Bài này dài và tôi xin đọc một đoạn:
“Cậu ơi!
Đêm nay giặc lại đánh
Đêm Giao thừa nhiều loạt bom nổ chậm
Nhưng Xuân vẫn về trong hang đầm ấm
Mở Xuân ngàn tiếng súng cùng reo
Con của cha cũng bắn chào Xuân
Một loạt cho Xuân, một loạt cho cha tuổi vừa Sáu chục
Bọn nó bắn rền rung liên tục
Vọng hang này thôi chẳng át nổi hương Xuân…
Đêm nay giặc lại đánh
Giặc lại bắn…”.
Ngay sau Tết Nguyên đán, Trung đoàn của Nguyễn Văn Thọ bước vào chiến dịch Lam Sơn. Đó là một trận đánh khốc liệt. Nhưng những người lính mang tâm hồn thi ca thì vẫn làm thơ ngay trong khói lửa, đạn bom. Nhà văn nhớ lại: “Đồng đội của tôi thích nhất những buổi chiều xiên xiên nắng, cả bọn ngồi đọc thơ của anh Phạm Tiến Duật: “Cái vết thương xoàng mà đi viện/Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo/Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến/Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo…”.
Cuộc sống sinh hoạt của người chiến sĩ gắn liền với thiên nhiên. Nơi ngủ là chiếc võng vắt qua hai thân cây giữa rừng. Khi không có cây thì lấy đất làm giường, lấy gió trăng, mây trời làm chiếu… Nhà văn bồi hồi tâm sự: “Trong khốc liệt của chiến tranh, chính sức trẻ, ý chí kiên cường không ngại khó ngại khổ, chẳng tiếc máu xương và tuổi thanh xuân, thế hệ của chúng tôi đã sống trọn vẹn vì lý tưởng Độc lập của dân tộc…”.
2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.
Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.
Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.
Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.
Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.
Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.
Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.
Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...
Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.
Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.
“Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...
Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.
Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.
Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!