Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Cuốn tự truyện “Phút 89” của cựu tiền đạo đội tuyển Việt Nam Lê Công Vinh đã gây bức xúc cho các đồng đội cũ của anh và khiến xôn xao dư luận
Điểm lại các cuốn tự truyện của văn nghệ sĩ được xuất bản liên tiếp trong một vài năm trở lại đây, không thể không kể đến các cuốn như “Tâm thành và lộc đời” - NSƯT Thành Lộc, “Đằng sau những nụ cười” - ca sĩ Khánh Ly, “Một đời giông bão” – nghệ sĩ Thương Tín, “Là tôi” – siêu mẫu Hà Anh, “Tôi vẽ chân dung tôi” - Hương Giang Idol, “I believe I can fly” – ca sĩ Đức Phúc, “Chạm tới giấc mơ bay” – ca sĩ Sơn Tùng M-TP", “Vàng Anh và Phượng Hoàng” – ca sĩ Hoàng Thùy Linh…
Chuyện của cá nhân có thể làm tổn thương người khác
Mặc dù vậy, không phải cuốn tự truyện nào ra mắt cũng êm đềm, được độc giả nồng nhiệt chào đón. Diễn viên Thương Tín chia sẻ, anh ra mắt sách “Một đời giông bão” một phần vì cần tiền để lo cho cô con gái nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn. Song, những nội dung về một lối sống sa đọa một thời và cách trải lòng “thẳng như ruột ngựa” của anh trong cuốn sách đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Một số độc giả thấy thích con người sống thật của anh, số còn lại cho rằng cuốn sách cố ý những chi tiết gây “sốc” nhằm câu khách. Cuốn sách này cũng vô tình gây tổn thương cho không ít người trong cuộc.
Nhà báo Trần Minh, người chấp bút cuốn tự truyện “Vàng Anh và Phượng Hoàng” của ca sĩ Hoàng Thùy Linh từng bị một số độc giả miệt thị với những từ ngữ tục tĩu. Còn ca sĩ Hoàng Thùy Linh, sau 11 năm có “scandal” để lộ clip “nhạy cảm” trải lòng, rằng “ngã ở đâu, đứng dậy ở đấy”. Hiện, cô đã đủ can đảm để tha thứ cho chính mình, nhìn lại quãng thời gian tăm tối để viết tiếp những điều còn đang dang dở.
Gần đây nhất, cuốn tự truyện “Phút 89” của cựu tiền đạo đội tuyển Việt Nam Lê Công Vinh đã gây bức xúc cho các đồng đội cũ của anh khi viết về mối quan hệ bất hòa giữa mình với HLV Lê Thụy Hải tại Bình Dương. Không chỉ vậy, Lê Công Vinh còn thẳng thắn chia sẻ chuyện anh bị Huỳnh Đức ghét, “tố” Tấn Tài, Văn Quyết không muốn chuyền bóng cho mình. Cùng với đó, dư luận xôn xao cho rằng nhiều tình tiết trong cuốn tự truyện chưa đúng với sự thật.
Chia sẻ với báo chí, bình luận viên Quang Huy cho rằng, ai cũng hiểu hồi ký đôi khi phải có "ngoa ngôn", là góc nhìn của chủ thể thôi, nhưng nó phải toát lên một bức tranh tổng thể. Sự thẳng thắn của Công Vinh viết ra không đầy đủ, trọn vẹn khiến người đọc có cảm giác như Vinh "một mình chống lại mafia vậy", khi tất cả trở thành phông nền cho Công Vinh nổi lên và mọi người cố dìm Công Vinh xuống. Bình luận viên Quang Huy nhận định, đó là chuyện không tốt, khiến người đọc nhìn vào bóng đá Việt Nam với góc độ xấu xí dù đó chỉ là một phần và e rằng sau cuốn tự truyện gây tranh cãi, Công Vinh khó có cửa quay lại với bóng đá.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, tự truyện không chỉ hoàn toàn đem đến những ồn ào tranh cãi. Hồi ký “Lê Vân yêu và sống” dù gây xáo trộn gia đình nữ nghệ sĩ điện ảnh Lê Vân nhưng lại khiến độc giả hiểu cuộc đời nghệ sĩ đôi khi phải trả giá cho những ánh hào quang và nghệ sĩ có những góc khuất không phải ai cũng thông cảm được.
Nhiều nghệ sĩ chọn viết hồi ký, tự truyện như một cách để trải lòng
Người viết cần có trách nhiệm với độc giả
Nói về lý do hồi ký bùng nổ thời gian gần đây, tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu đưa quan điểm, đó là do nhu cầu nói thật của các tác giả và mong muốn lắng nghe sự thật của công chúng. Đây là nhu cầu bất tận của con người. Về nghi ngờ liệu có sự thật trong tự truyện không hay chỉ là những "sự thật được làm ra", tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu khẳng định cần có nhiều tác phẩm để người đọc có thể soi rọi “sự thật” từ nhiều chiều.
Rõ ràng, hậu trường, đời tư của văn nghệ sĩ hay của các ngôi sao trước giờ luôn là một nội dung hấp dẫn, gây tò mò đông đảo độc giả. Những người chọn tự truyện như một cách để giãi bày khó có thể lường trước được tâm sự của bản thân lại có thể trở thành “vũ khí” tấn công, thậm chí làm người khác tổn thương sâu sắc.
Khi đọc tự truyện, thần tượng trong lòng độc giả có thể “sụp đổ”, một số độc giả hoang mang khi phải đối diện với những luồng thông tin về thần tượng khác hoàn toàn so với tưởng tượng của họ.
Còn những người có liên quan nhân vật chính được nhắc tới trong cuốn tự truyện, họ có thể đã muốn quên đi những chuyện cũ căng thẳng, muốn hiện tại bình yên, nên việc ai đó tự ý khơi gợi quá khứ chẳng khác nào cứa vào vết thương đã lành.
Không nói tới số ít người chọn viết tự truyện như cách đánh bóng tên tuổi, hay “tô hồng” tài năng để nổi tiếng, những người coi hồi ký, tự truyện như một việc làm có ý nghĩa đối với cuộc đời mình cần viết, đưa thông tin một cách thận trọng đến độc giả. Đồng thời thay vì gay gắt “ném đá”, độc giả nên bình tĩnh nhận định tác phẩm đúng sai, hay dở một cách khách quan.
Theo Nguyễn Ngọc Trâm - ANTĐ
Ngày 26-12, chương trình giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM 5 năm lần II (2012 - 2017) đã diễn ra tại TPHCM, nhiều tác phẩm có giá trị đã được xướng tên, có điều, với việc được dán nhãn “sách không bán”, chưa biết tác phẩm sẽ đến với độc giả như thế nào?
Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.
Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.
Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.
Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.
Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.
Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.
Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.
Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập.
Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”.
Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.
Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.
Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.
Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.
Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.
“Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.
“Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.
Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.
Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.