Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Cuốn tự truyện “Phút 89” của cựu tiền đạo đội tuyển Việt Nam Lê Công Vinh đã gây bức xúc cho các đồng đội cũ của anh và khiến xôn xao dư luận
Điểm lại các cuốn tự truyện của văn nghệ sĩ được xuất bản liên tiếp trong một vài năm trở lại đây, không thể không kể đến các cuốn như “Tâm thành và lộc đời” - NSƯT Thành Lộc, “Đằng sau những nụ cười” - ca sĩ Khánh Ly, “Một đời giông bão” – nghệ sĩ Thương Tín, “Là tôi” – siêu mẫu Hà Anh, “Tôi vẽ chân dung tôi” - Hương Giang Idol, “I believe I can fly” – ca sĩ Đức Phúc, “Chạm tới giấc mơ bay” – ca sĩ Sơn Tùng M-TP", “Vàng Anh và Phượng Hoàng” – ca sĩ Hoàng Thùy Linh…
Chuyện của cá nhân có thể làm tổn thương người khác
Mặc dù vậy, không phải cuốn tự truyện nào ra mắt cũng êm đềm, được độc giả nồng nhiệt chào đón. Diễn viên Thương Tín chia sẻ, anh ra mắt sách “Một đời giông bão” một phần vì cần tiền để lo cho cô con gái nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn. Song, những nội dung về một lối sống sa đọa một thời và cách trải lòng “thẳng như ruột ngựa” của anh trong cuốn sách đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Một số độc giả thấy thích con người sống thật của anh, số còn lại cho rằng cuốn sách cố ý những chi tiết gây “sốc” nhằm câu khách. Cuốn sách này cũng vô tình gây tổn thương cho không ít người trong cuộc.
Nhà báo Trần Minh, người chấp bút cuốn tự truyện “Vàng Anh và Phượng Hoàng” của ca sĩ Hoàng Thùy Linh từng bị một số độc giả miệt thị với những từ ngữ tục tĩu. Còn ca sĩ Hoàng Thùy Linh, sau 11 năm có “scandal” để lộ clip “nhạy cảm” trải lòng, rằng “ngã ở đâu, đứng dậy ở đấy”. Hiện, cô đã đủ can đảm để tha thứ cho chính mình, nhìn lại quãng thời gian tăm tối để viết tiếp những điều còn đang dang dở.
Gần đây nhất, cuốn tự truyện “Phút 89” của cựu tiền đạo đội tuyển Việt Nam Lê Công Vinh đã gây bức xúc cho các đồng đội cũ của anh khi viết về mối quan hệ bất hòa giữa mình với HLV Lê Thụy Hải tại Bình Dương. Không chỉ vậy, Lê Công Vinh còn thẳng thắn chia sẻ chuyện anh bị Huỳnh Đức ghét, “tố” Tấn Tài, Văn Quyết không muốn chuyền bóng cho mình. Cùng với đó, dư luận xôn xao cho rằng nhiều tình tiết trong cuốn tự truyện chưa đúng với sự thật.
Chia sẻ với báo chí, bình luận viên Quang Huy cho rằng, ai cũng hiểu hồi ký đôi khi phải có "ngoa ngôn", là góc nhìn của chủ thể thôi, nhưng nó phải toát lên một bức tranh tổng thể. Sự thẳng thắn của Công Vinh viết ra không đầy đủ, trọn vẹn khiến người đọc có cảm giác như Vinh "một mình chống lại mafia vậy", khi tất cả trở thành phông nền cho Công Vinh nổi lên và mọi người cố dìm Công Vinh xuống. Bình luận viên Quang Huy nhận định, đó là chuyện không tốt, khiến người đọc nhìn vào bóng đá Việt Nam với góc độ xấu xí dù đó chỉ là một phần và e rằng sau cuốn tự truyện gây tranh cãi, Công Vinh khó có cửa quay lại với bóng đá.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, tự truyện không chỉ hoàn toàn đem đến những ồn ào tranh cãi. Hồi ký “Lê Vân yêu và sống” dù gây xáo trộn gia đình nữ nghệ sĩ điện ảnh Lê Vân nhưng lại khiến độc giả hiểu cuộc đời nghệ sĩ đôi khi phải trả giá cho những ánh hào quang và nghệ sĩ có những góc khuất không phải ai cũng thông cảm được.
Nhiều nghệ sĩ chọn viết hồi ký, tự truyện như một cách để trải lòng
Người viết cần có trách nhiệm với độc giả
Nói về lý do hồi ký bùng nổ thời gian gần đây, tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu đưa quan điểm, đó là do nhu cầu nói thật của các tác giả và mong muốn lắng nghe sự thật của công chúng. Đây là nhu cầu bất tận của con người. Về nghi ngờ liệu có sự thật trong tự truyện không hay chỉ là những "sự thật được làm ra", tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu khẳng định cần có nhiều tác phẩm để người đọc có thể soi rọi “sự thật” từ nhiều chiều.
Rõ ràng, hậu trường, đời tư của văn nghệ sĩ hay của các ngôi sao trước giờ luôn là một nội dung hấp dẫn, gây tò mò đông đảo độc giả. Những người chọn tự truyện như một cách để giãi bày khó có thể lường trước được tâm sự của bản thân lại có thể trở thành “vũ khí” tấn công, thậm chí làm người khác tổn thương sâu sắc.
Khi đọc tự truyện, thần tượng trong lòng độc giả có thể “sụp đổ”, một số độc giả hoang mang khi phải đối diện với những luồng thông tin về thần tượng khác hoàn toàn so với tưởng tượng của họ.
Còn những người có liên quan nhân vật chính được nhắc tới trong cuốn tự truyện, họ có thể đã muốn quên đi những chuyện cũ căng thẳng, muốn hiện tại bình yên, nên việc ai đó tự ý khơi gợi quá khứ chẳng khác nào cứa vào vết thương đã lành.
Không nói tới số ít người chọn viết tự truyện như cách đánh bóng tên tuổi, hay “tô hồng” tài năng để nổi tiếng, những người coi hồi ký, tự truyện như một việc làm có ý nghĩa đối với cuộc đời mình cần viết, đưa thông tin một cách thận trọng đến độc giả. Đồng thời thay vì gay gắt “ném đá”, độc giả nên bình tĩnh nhận định tác phẩm đúng sai, hay dở một cách khách quan.
Theo Nguyễn Ngọc Trâm - ANTĐ
Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.
Tưởng nhớ nhà thơ Gia Dũng
Nhân ngày sách Việt nam lần thứ 6, NXB Phụ nữ ra mắt hàng loạt ấn phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Chương trình có sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.
Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.
Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21/4) và kỉ niệm 74 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5), sáng 7/4/2019, tại Hà Nội, Wings Books - thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG THẾ CHIẾN II và giới thiệu, ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về chủ đề này, đó là Max - bi kịch của chủng tộc thượng đẳng của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và Cây vĩ cầm Ave Mariacủa nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko.
Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.
Sách như một biên niên ký về đô thị vùng cao trong hai mươi lăm năm (1950-1975).
Một nhà nghiên cứu quân sự nhận xét rằng, trong thế kỉ XX chiến tranh ở Việt Nam đi từ trung tâm ra ngoại biên. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, rồi cuộc chiến mở rộng sang đất Campuchia khi quân đội Việt Nam thực thi sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân nước bạn khỏi họa diệt chủng Pol Pot.
Nhân dịp Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ 3, diễn ra từ ngày 25 đến 31-3, NXB Kim Đồng mang đến hơn 2000 đầu sách phục vụ thiếu nhi, giới trẻ và các bậc phụ huynh, gồm các mảng sách: văn học, lịch sử - giáo dục truyền thống, kỹ năng, khoa học - nghệ thuật, tranh truyện, comic... Trong đó, có hơn 200 đầu sách mới, gần 100 đầu sách tiêu điểm.
Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.
Nhân dịp ra mắt tủ sách “Thiên đường không tuổi”, NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa tổ chức buổi trò chuyện văn chương cùng chủ đề với sự tham gia của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Đây là dịp để các tác giả cùng nhìn lại vai trò của dòng văn học dành cho độc giả tuổi mới lớn.
Bạn đọc cả nước, đặc biệt giới báo chí - truyền thông biết đến Phạm Quốc Toàn với góc độ là nhà quản lý và hoạt động báo chí. Trưởng thành từ Báo Quân đội Nhân dân, sau gần nửa thế kỷ làm báo chuyên nghiệp, Phạm Quốc Toàn làm tổng biên tập nhiều cơ quan báo chí. Thêm nữa, 2 khóa liền (2005 - 2015), ông là Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam.
Thời gian gần đây, thị trường xuất bản trong nước cùng lúc giới thiệu đến độc giả nhiều đầu sách có chủ đề về cái chết. Tuy nhiên, những đầu sách này không mang màu sắc u ám hay bi quan, mà nó trở thành kỹ năng mềm giúp người sống, kể cả những người cận tử có được sự bình thản, an nhiên và hạnh phúc hơn.
Ngày 24-2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ phát động hai cuộc thi: “Sáng tác văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” và “Bạn đọc thuộc Kiều”.
Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20/2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.
Văn học, thi ca giúp rút ngắn mọi khoảng cách là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, khai mạc trọng thể ngày 16/2, tại Hà Nội.
Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII.
Đã ba mươi năm tròn (1989-2019), nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta vào độ trăng rằm của tài năng sáng tạo. Tết Kỷ Hợi này văn giới Việt Nam lại tưởng nhớ đến ông, một “người mở đường tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học.