Người đàn bà mặc chiếc váy cũ(*)

15:07 10/08/2009
NGUYỄN THỊ THÁITôi không đi trong mưa gió để mưu sinh, để mà kể chuyện. Ngày ngày tôi ngồi bên chiếc máy may, may bao chiếc áo cho người. Tôi chưa hề may, mà cũng không biết cách may một chiếc Yêng như thế nào.

Trang phục của người Ê Đê - Ảnh: cuocsongviet.com.vn

Ở Đắc Lắc, thi thoảng bước ra đường, tôi gặp những phụ nữ Ê Đê mặc những chiếc yêng đen. Người thì ngồi sau chồng lái vút qua, người thì đi bên nhau thong dong trên phố chợ. Đấy là những chiếc yêng đẹp có hoa văn viền ống. Ám ảnh nhất vẫn là người đàn bà cụt chân chống nạng mặc chiếc yêng đen bạc thếch, lưng mang gùi đựng đầy những thứ lượm được gọi là chai bao. Gặp hoài thành quen, chưa chuyện trò nhưng ánh mắt và miệng cười chào của bà khiến tôi vui vui, pha chút chạnh lòng. Đêm về tôi lại lục giở Mưa gió Ay ray.

Mưa gió Ay ray
ám ảnh tôi là: Người đàn bà mặc chiếc váy cũ.

                        Nàng gieo hồng nhan lơ lửng đáy hồ
                        Ru giọng hát i u trong rừng nứa.

Đôi khi đọc thơ chớ rạch ròi bằng mắt, chớ tách bạch nghĩa từ. Hồn thơ như hồn người, nó thăng trầm xô đẩy, cuốn hút ta vào cõi mê cung phận người. Có những thân phận

                        đêm
                        tựa cửa
                        chơ vơ
                        túm váy
                        gọi chồng!

Rồi ngày mai:

                       Nàng kéo yêng lên ngang đầu gối
để:                  bắt con cua càng về nấu canh d’giam.

nuôi chồng nuôi con.

Thế hệ sau lớn lên mong sao sẽ không còn thấy :

                        Nàng kéo yêng lên ngang bụng
                        Cuộc đời như chia thành hai phần bằng nhau
                        Nửa ru con
                        Nửa chiều chồng

Cái bình đẳng còn đâu đó rất chậm chạp đành:

                        Kéo yêng lên trùm hai đầu vú
                        để xung quanh đất trời
                                                đâu cũng màu tiền sử
                                                đâu cũng ngỡ hồng hoang

Và: Khi cả làng buôn cuốn vào cơn lốc lửa hội : Gấu váy rách tả tơi cũng lấy mà trùm bóng đêm - trùm kín đầu cho nguôi nỗi buồn.

Dẫu cho:           Có người đàn ông Ê Đê
                        Ngậm đing hắt cả đời
                        ......................................
                        lên rẫy vác xà gạc đi trước
                        về buồn gùi bắp đi sau.
                                               
(Ở Ban Mê)

Chăm chỉ thế chứ hơn nữa cũng không làm Mười ngón chân Âu Cơ vất vả bớt nhọc nhằn. Làm sao cái gùi phải gùi mình mà đi. Hướng về phía trước có bàn tay bé thơ vẫy như lá non gọi nắng. Và người đàn bà mặc chiếc váy mới hay cũ chỉ còn mang ý nghĩa vật lý, không liên quan đến phận người. Không còn:

                        Kéo lên tụt xuống nhọc nhằn quẩn quanh

Bài thơ Người đàn bà mặc chiếc váy cũ như một thông điệp buồn, cứa vào lòng người đọc. Lớp cháu con bước ra từ Người đàn bà mặc chiếc váy cũ khi đọc nó chắc chắn sẽ biết tiến lên, tiến lên vượt khỏi thông điệp buồn.

Rồi sẽ có người, như mộng du, làm người sau cuối đến; những chiếc váy có hoa văn, viền óng ả, ấp iu bàn chân mềm mại bước cầu thang, chín bậc yêu thương nối mãi nhà dài.

Đi mãi theo Người đàn bà mặc chiếc váy cũ, tôi chưa và sẽ không nhắc đến tên ai; chỉ nhớ người đàn ông viết ra nó có dáng đi lúc cúc thâm trầm, len lỏi giữa tâm người. Người ấy thở bằng hơi thở của chim rừng, nói bằng tiếng nói của ngàn sâu.

29.8.2002
N.T.T
(184/06-04)

-------------------------
(*) Tên một bài thơ dài trong tập thơ Mưa gió Ay Ray của Văn Thảnh, do Hội Văn nghệ Đắc Lắc xuất bản.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Trong số các nhà thơ, nhà văn quê hương Quảng Trị, Vĩnh Mai không phải là một tên tuổi lớn như Chế Lan Viên hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông vẫn là một tác giả đáng ghi nhận, một nhân cách đáng kính, một người trí thức đầy lòng tự trọng, một người yêu nước chân chính.

  • THẢO LINH 

    Đà Lạt thành phố của ngàn hoa với những con đường trập trùng quanh phố núi với ảo diệu sương mù. Đà Lạt với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc họa từ bao đời nay và còn tiếp tục làm say lòng bao người đến kẻ đi.

  • TRẦN TRIỀU LINH

    (Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)

  • UYÊN PHƯƠNG 

    Bạn đang sống ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm cổ kính hay giữa Sài Gòn hoa lệ vàng rực ánh nắng hoặc giả có thể ở bất cứ thành phố náo nhiệt nào trên đất nước Việt Nam? Bạn đang hòa mình vào nhịp sống đô thị với đầy ắp sự văn minh, hiện đại nhưng cũng khá ồn ào và bụi bặm, thậm chí có lúc bạn cảm thấy chán nản muốn rời xa sự xô bồ và ngột ngạt của chúng?... Vào lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ rất vui nếu được đi đâu đó vài ngày… Cảm giác khi tạm rời xa nơi thành phố cũng rất tuyệt”.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” là công trình Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6 năm 2014.

  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Có thể nói cuốn “An lạc mùa chay - Món chay dâng Mẹ” của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh (Nxb. Phụ Nữ, 2014) vừa được Nhà sách Phương Nam ấn hành trong tháng tám vừa qua, là cuốn sách thực hành về sự an lạc.

  • Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.

  • (Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần)

  • Hữu Loan [1916-2010 là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam đương đại từ non 70 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự.

  • Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.

  • (Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn TRƯƠNG VĂN DÂN
    (cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • “Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói đó của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống hiến của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà. Từ thành tựu sáng tác cho đến nhận định của các nhà văn, nhà báo tiền bối (Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan...) về Lan Khai, chúng ta càng thấy tự hào về một con người, một nhà văn đáng kính đã làm trọn thiên chức của mình đối với dân tộc...

  • “Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”

  • Khi cầm bộ sách này trong tay thì hình ảnh nhà nho yêu nước Phạm Phú Thứ không còn bị khuất lấp trong lớp sương mù thời gian mà hiện ra rờ rỡ, rõ ràng trước mắt chúng ta với một tâm thế mới.

  • “Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? ​Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.

  • NGÔ MINH

    Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.

  • “Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.

  • Sự nát tan của các giá trị tinh thần trong đời sống hiện đại được Trần Nhã Thụy đưa vào tiểu thuyết mới bằng văn phong hài hước, chua chát.

  • Cuốn sách "Trăm năm trong cõi" của giáo sư Phong Lê viết về 23 tác giả khai mở và hoàn thiện diện mạo văn học hiện đại Việt Nam.