Người đàn bà không có tên

14:55 26/07/2022

NGUYỄN QUANG HÀ
                   

Viết về bà mẹ anh hùng Nguyễn Thị Lớn, xã Thủy Dương (xã anh hùng) huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng ở Hương Thủy - Ảnh minh họa (Báo TTH)

Chị Lớn bị bắt bị tra khảo, được tha lại bị bắt... Chuyện như cơm bữa, như lẽ thường tình ấy bà con xã Mỹ Thủy (nay là xã Thủy Phương) chẳng ai lạ lùng gì, cũng chẳng ai cần để ý gì.

Mọi người chỉ nhớ lần chị bị bắt sau cùng vào năm 1963. Như thường lệ, trước mỗi lần có trận đánh lớn, cơ sở ta ở trong xã Mỹ Thủy đi vận động bà con người góp tiền, người góp gạo, nhiều ít tùy tâm để mua thuốc men, bông băng, thực phẩm giúp đỡ cho bộ đội về quê mình đánh giặc.

Không ngờ lần ấy có kẻ phản bội, góp tiền mua gạo xong, hắn đi báo cáo cho cảnh sát. Mười người bị bắt liền một lúc. Kẻ chỉ điểm khai ngay chị Lớn là người cầm đầu.

Khỏi phải nói, chị bị tra tấn đủ mùi: tra điện, tàu lượn, tàu bay... Nhục hình không làm chị hé răng, chúng tưởng tra tấn sẽ làm chị khiếp sợ, nên chúng chia mái tóc dài, đen óng ả của chị ra làm từng lọn nhỏ, rồi cột vào cánh quạt máy. Chúng bấm nút cho quạt chạy. Từng mảng da đầu chị bật tung, máu loang chảy xuống ướt đẫm áo quần.

Chị Lớn càng im lặng hơn.

Tức giận vì bị thất bại trước lòng kiên trung của người đàn bà, tên mắt lồi, từng vỗ ngực được đi huấn luyện tận Đài Loan, hắn trực tiếp ra tay.

Hai ngón độc địa của hắn được trổ tài. Hắn đẩy chị vào phòng gỗ hẹp. Bốn bức tường tua tủa đầu đinh nhọn hoắt.

Đứng trong bức tường ấy đã là một sự đe dọa.

- Có khai không ? Tên mắt lồi hỏi.

Im lặng.

- Có khai không ? Một... hai... ba...

Sự bất lực dồn hết vào cây gậy nham nhở nện tơi bời vào thân thể chị. Chị ngã vào tường bên này, quật mình vào tường bên kia. Đòn đau cộng với đinh đâm, xé toác da thịt. Máu trên người chị lại chảy.

Vẫn không moi ở chị Lớn được một lời, tên mắt lồi trổ tiếp món tàn bạo nhà nghề. Những ngón tay cứng như thép của hắn chộp móc vào xương cụt chị. Đau quá, lưỡi chị thè ra, máu ở miệng, máu ở mắt, ở tai đều ộc ra. Chị Lớn ngã vật xuống đất, bất tỉnh.

Vào một trận đòn tiếp sau nhiều trận đòn, tên mắt lồi ngừng tay xả hơi lấy sức. Trong lúc nó chủ quan, lơ là, chị Lớn vồ lấy cây gậy bên chân tên mắt lồi, nhanh như cắt, quật cây gậy ấy lên đầu hắn. Tên mắt lồi bị ngã gục, máu chảy lênh láng. Bọn đàn em của mắt lồi ập vào, trói gô chị lại, bỏ chị vào cũi sắt chở thẳng lên nhà lao trên Huế.

Hai năm sau, vào một buổi sớm, chiếc xe bịt bùng từ Huế chạy về, đến ngã ba Mỹ Thủy, dừng lại, vất từ trên xe xuống một xác người lăn lóc trên vệ đường. Chiếc xe chạy đi. Bà con xúm lại xem. Cái xác kia không ai khác, chính là chị Lớn. Thấy chị còn đang thoi thóp thở, bà con Mỹ Thủy người góp gạo, kẻ góp công, góp tiền chạy chọt lo cho số phận của chị.

Chị sớm sống lại. Nhưng người ngơ ngác như mất hồn. Từ đấy, như một người điên, vô cảm, chị đi lang thang. Nắng, mưa, giông bão, ngày nào cũng như ngày nào, mở mắt là chị Lớn mình trần, quần áo vá trăm mảnh xắn đến tận bẹn, chị đi. Tắt qua đồng, lội dưới ao, đạp lên bùn rác, băng qua núi đồi, lên Huế, về Phú Bài... Chị đi suốt ngày, có khi suốt đêm không nghỉ, đầu trần, đội mưa đội nắng, như không biết có trời đất gì nữa.

Người gọi chị là Mụ Điên, kẻ gọi chị là Mụ giả điên, đứa bảo chị là Cộng sản ngụy trang trá hình, phải cảnh giác, phải trừng trị. Không ít kẻ được giao việc theo gót chị, nhưng chả moi được gì ở "người đàn bà điên ấy".

Một hôm trời nắng chang chang. Bọn lính tráng và công an vào ăn ở quán bên đường xã Mỹ Thủy. Thấy chị, tên chi trưởng công an định làm phách với đàn em. Gọi chị lại hỏi:

- Đi mô ?

- Đi chơi - Chị đáp.

- Chơi với ai ?

- Với Cộng sản.

Câu nói của kẻ điên chọc tức máu kẻ quen thói hà hiếp. Hắn chỉ vào túi vải chị mang trên vai, hỏi:

- Cái chi ?

- Của quý.

- Mở ra xem.

- Xem chi vô duyên vậy.

Nhìn trong mắt chị có vẻ muốn tìm đường trốn, tên chi trưởng cảnh sát rút súng ngắn lên đạn cái "roẹt", chỉ vào chị ra lệnh:

- Mở ra.

Đường cùng, chị rụt rè bước tới bàn hắn, cởi nút, mở túi, vụt một cái, chị đổ cả túi lên mặt bàn: rác rưởi, giấy lộn, đồ hôi thối nhớp nhúa theo gió bay tung, tấp vào đầy bàn ăn. Thức ăn thơm tho bỗng hôi rình. Cả quán ăn được bữa cười chảy nước mắt.

Tên chi trưởng xấu hổ, đánh chữa thẹn:

- Mụ này điên thật, bay ơi.

Hắn la lối quát tháo đuổi chị đi:

- Đi cho khuất mắt, đồ bẩn thỉu.

* * *

"Người đàn bà điên" cứ đi như thế cả chục năm trời. Những người biết chị không điên chút nào, đó là các đồng chí của chị. Chị đi do thám, đưa công văn, chỉ thị, giấy tờ thượng khẩn. Chị là trung úy biệt động thành Huế.

- Xưa đi xem tuồng, nhớ tích "Tam nữ đồ vương", mê cô gái giả điên vượt qua cửa ải, tôi bắt chước - Chị nói.

Chỉ có người đàn bà chồng chết trong kháng chiến chống Pháp, con trai là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, chị mất tất cả, chỉ còn đất nước này, khát vọng độc lập mới cho chị đủ sức lực để chịu đựng biết bao khổ ải để giữ vững ý chí của một người dân yêu nước.

Chị không còn chồng, mất cả con, đến cả cái tên chị cũng không có cho hàng xóm gọi. Thấy chị cao to, khỏe mạnh, vạm vỡ, sừng sững, to lớn, lấy sự cao lớn, bà con gọi chị: chị Lớn, và thế là thành tên. Chị lấy ngay cái tên ấy để đặt cho mình: Nguyễn Thị Lớn.

Một người mẹ không tên đã trở thành bà mẹ anh hùng.

Năm nay mẹ đã 74 tuổi. Mẹ đi lại nhờ hai cây gậy, cầm hai tay bước từng bước một chậm chạp, điềm tĩnh.

Mẹ đã góp vào cho đất nước Việt Nam anh hùng một vóc dáng của mình.

N.Q.H
(TCSH73/03-1995)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ILIA ÊRENBUA
            Trích hồi ký

    Tôi đã viết, tôi đón đợi đại hội các nhà văn Xô-viết hệt như một cô gái đón đợi buổi vũ hội đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều trong số những niềm hy vọng ngây thơ của tôi, có thể đã không được thực hiện, nhưng đại hội vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi như một ngày hội lớn, kỳ lạ.

  • HOÀNG LONG 

    Đây là một tiểu thuyết cực tiểu, gồm năm thiên. Và không có tên. Cũng như mọi thứ trên đời này đều như vậy. Tự thân không có tên. Chúng ta đặt tên cho chúng và ban cho vạn vật một ý nghĩa nào đó với chúng ta. Tất cả là do tâm tạo tác. Cái vọng tưởng đó của ta chẳng liên quan gì đến thế giới. Vì thế giới vận hành trong sự không tên.

  • NHÂN KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7/2013

    HỒNG NHU
              Bút ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            

    Vừa mới hôm nào nhận thư Phong Sơn báo tin năm nay sẽ được mùa lớn. Lúa phơi màu rất đẹp.

  • VÕ NGỌC LAN

    Đi trong thành phố xanh này, ở đâu cũng thấy một màu xanh dịu mát. Có lẽ nhờ thế mà mưa nắng cứ đến rồi đi, cỏ hoa cứ bốn mùa làm xanh thêm cuộc hành trình mưa nắng.

  • BẢO CƯỜNG 

    Tiếng sáo làm bạn với con người ngay từ tuổi ấu thơ. Tiếng sáo gợi hồn quê hương dân tộc. Chỉ với một ống trúc giản dị, mục đồng đã chế tạo thành một ống sáo để thổi. Những ngày lùa trâu ra đồng các em ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo nghe réo rắt, vang xa đến tận cuối làng.

  • MAI VĂN HOAN

    Nhà thơ Hồ Chí Minh từng viết: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Thơ xưa yêu cảnh thiên thiên đẹp). Có thể nói thiên nhiên tràn ngập trong thơ xưa - đặc biệt là mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông… Riêng về cỏ, các nhà thơ xưa rất ít nhắc đến.

  • NGUYỄN KIM CƯƠNG  

    Những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968, quân dân ta tấn công và nổi dậy khắp các thành thị miền Nam, buộc lực lượng Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán đối phó.

  • CÁI NẾT  

    Trên cánh đồng lúa Mụ Dâu ngút ngàn, lạ thay, người ta không thấy màu xanh non của mạ, chỉ thấy một rừng hoa dài đến tận chân trời…

  • NGUYỄN THỊ THÁI  

    Bao lâu rồi dã quỳ nồng nhiệt, dã quỳ rủ rê, dã quỳ khắc khoải, dã quỳ đớn đau. Tây Nguyên thấp thỏm màu vàng, mỗi người có một lần đợi mong, người thiếu phụ mang trong ngực tháng mười mơ ước, nhập vào sắc hoa hoang dại mênh mang thương và nhớ.

  • NGUYỄN DƯ

    Đi đâu mà vội mà vàng
    Mà vướng phải hố, mà quàng phải xe

    Ngày nay, nhiều người sợ đi ngoài đường. Khác ngày xưa…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

    Chiều hôm ấy mưa to lắm…
    Được cô cho nghỉ sớm, tôi rời lớp học thêm vật lý và đi dạo cùng đứa bạn thân. Thấy lề đường ướt sũng mà trái tim tôi cũng ướt theo. Nhìn qua thấy đứa bạn đang nói chuyện điện thoại với cha của nó… thì ra, hơn nửa tuổi thơ này… tôi đã không có cha! Trời hôm nay thật lạnh nhưng chỉ lạnh bằng một góc nào thật nhỏ của tháng ngày trước, cái ngày mà cha tôi ra đi… nỡ để lại trước mắt đứa con gái bé nhỏ của ông một cái xác không hồn…

  • HOÀNG HỮU CÁC

    Tiếng chân giày của trung tá Nguyễn Đình Sơn bước bồn chồn trên nền đất ẩm của căn hầm kiên cố dùng làm sở chỉ huy của đoàn B15 bộ binh là âm thanh duy nhất tôi nghe được ở đây trong chiều hôm nay.

  • THÁI KIM LAN

    Con thương yêu,
    Mẹ đang ở Huế, ngồi trong nhà của ngoại viết thư cho con. Con ơi, rời mùa Thu Munich về đây, lại thấy Huế cũng Thu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  bút ký

    Hồ Tịnh Tâm lại đã đến mùa sen nở. Những cánh sen trắng khiêm tốn lấp ló giữa bạt ngàn lá xanh dịu. Mới đó, năm ngoái, sau cơn bão số 8, ngôi nhà lục bát trên hòn đảo giữa hồ bị đổ nát, cảnh hồ thật tiều tụy. Quy luật xoay vần của thiên nhiên quả là kỳ diệu.

  • TỐNG TRẦN TÙNG

    Xin được giải thích ngay cụm từ “đi mót” ở đây. Theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa thứ hai của từ mót là “nhặt nhạnh của để rơi vãi hoặc bỏ sót”.  Tuy vậy, ở quê tôi, khi nói đến đi mót thì người ta nghĩ ngay đến đi mót ngày mùa, mùa gặt lúa, mùa cày khoai, mùa nhổ lạc…

  • THÍCH CHƠN THIỆN
                            Tùy bút

    Kinh Pháp Cú (Dhammapada), một bản kinh phổ biến nhất trong các nước Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền (Phật giáo thế giới) ghi: “Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ rong ruỗi theo dục cảnh, người có tâm tà kiến hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi giạt hoài”. (câu 339)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH  

    Trên bàn tay Phật pháp vô biên hẳn còn nhiều hướng đi khác tích cực hơn và Tạ Thị Ngọc Thảo đã chọn phương pháp Vòng Thời Gian (hay Đạo pháp Calachakra) trong Mật giáo.

  • VIỆT HÙNG

    “Trên đỉnh Trường Sơn, ta gặp nhau giữa đường đi chiến đấu, anh giải phóng quân Lào biên giới đẹp sao...”*- Câu hát từ thời chống Mỹ, đã trở nên xa xăm, song giờ đây, thỉnh thoảng nó vẫn vang lên trên các sóng phát thanh...

  • ÐÔNG HÀ

    Tôi là người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên bằng những bài học lịch sử. Thế hệ chúng tôi yêu Tổ quốc theo những bài học ông cha để lại qua những trang sách cộng thêm chút tính cách riêng của chính bản thân mỗi người. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện tình yêu đó khác nhau.