Ngọn duyên hải đăng trên núi Tuý Vân

17:05 09/06/2008
Hành trìnhĐã từ lâu tôi cứ muốn đi núi Tuý Vân để tìm hiểu xem sao nó được vua Thiệu Trị liệt vào hàng thứ 9 trong “Thần kinh nhị thập cảnh”.

Chùa Thánh Duyên ngay chân núi Túy Vân

Ngày lễ, một mình rong ruổi hơn 60km từ Huế theo Quốc lộ 1A, men chân đèo Phước Tượng đi thẳng. Qua cầu Tư Hiền là tới nơi. Nhìn từ xa, núi Túy Vân không cao, tròn trịa dáng tựa chim Phụng, chỉ 57m nằm lẻ loi giữa vùng Tam Giang - Cầu Hai mênh mông đầm phá. Sát đó là núi Linh Thái cao 142m giống linh quy. Hình dạng 2 núi anh em được miêu tả qua câu:
Linh Thái rùa chầu chầu biển Bắc
Túy Vân phụng múa múa sông
Qua cổng tam quan, ngay chân núi là chùa Thánh Duyên nguồn gốc rất xưa. Sử sách không nói rõ chùa được xây dựng từ bao giờ. Duy có Đại Nam Thực Lục Tiền Biên ghi nhận, năm Nhâm Thân 1692 chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho sửa chữa lại chùa. Đến đời Minh Mạng với ý thức “Danh sơn thắng tích không nên để vùi lấp mất đi, huống chi đây là nơi đức Hoàng Tổ ta đã vì dân cầu phúc”. Vua phong Quốc tự và cho đại trùng tu Chùa vào 1836, đồng thời xây thêm gác Đại Từ, tháp Điều Ngự. Chính điều này làm nên một bố cục “Ba” độc đáo: Chùa - Gác - Tháp, khác với các chùa thông thường là Tháp - Chùa. Tôi hình dung ra tư tưởng phong kiến Nho Giáo về Thiên - Địa - Nhân đã được vị vua giỏi nhất nước Việt thời Nguyễn khéo léo lồng vào nơi đây.
Đi hết từ chánh điện ra sau hậu điện mới thấy chùa thừa hưởng đậm nét kiến trúc Nguyễn ở lối nhà rường 3 gian 2 chái, trùng thiềm điệp ốc. Nóc nhà sau cao hơn nóc nhà trước tạo thế cao thấp cho 2 bộ mái cùng nằm trên 1 nền. Chính bộ mái trùng thiềm làm không gian trong chùa mở rộng và tạo một khoảng phía trên nhiều ô hộc. Nơi đó đôi bàn tay tài hoa người thợ thả sức tung hoành với nhiều hoạ tiết Mai - Hạc, Mai - Điểu, Trúc - Yến, Nho - Sóc… theo lối nhất thi - nhất hoạ (mỗi bài thơ đều có một bức tranh minh hoạ). Trong cảnh bình yên nhà Phật có thêm màu vàng son quý phái Hoàng tộc, tạo thị giác thân quen nhưng ngạc nhiên cho du khách. 
Trong chùa, các tượng Phật đều đúc bằng đồng. Đặc biệt là bộ sưu tập 18 vị La Hán tiêu biểu ở thế kỷ XIX, mỗi vị một vẻ: oai phong, trầm tư, hùng dũng, nhân ái. Tất cả cùng làm bằng đồng. Điều này hiếm thấy ở các chùa Huế hiện nay.
Bước qua nhiều bậc cấp bằng đá tảng lớn, nhìn quanh chùa, hệ thống cửa vòm rất nhiều. Nó gợi lên một sự tiếp nối từ văn hoá Chămpa xa xưa. Ở núi Túy Vân có nhiều miếu cổ thờ Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi đến những vị thần sông, thần núi mang tín ngưỡng cư dân nông nghiệp, sông nước. Tôi đi tiếp, khoảng lưng chừng núi thì gặp một tường gạch xưa có cửa Nghi Môn đổ nát phần trên khá nhiều, bao quanh khuôn viên gác Đại Từ 2 tầng với lối kiến trúc tương tự chùa Thánh Duyên. Hình tượng “Nhân” hoà vào gác, làm cầu nối Địa - Nhân một cách vững chãi, từ bi đứng giữa Trời -  Đất với bóng Tùng, dáng Thông cổ thụ toả bóng xanh mát.
Tháp Điều Ngự
Chặng cuối, hướng mọi tò mò lên cả phía trước. Nhiều tiếng chim cuốc, chích choè, sơn ca và cả… ve mùa hạ. Tôi bỗng thấy một tháp cổ màu xám 3 tầng sừng sững “trơ gan cùng tuế nguyệt” trên đỉnh núi cao, chính là tháp Điều Ngự xưa. Bốn bề lau lách, cỏ dại mọc um tùm, hoang vắng và im lặng. Trèo lên cầu thang gỗ lắc lư cảm giác hơi run rồi cũng qua khi lên tầng 2, rồi tầng 3 - tầng cuối cùng. Gió thổi lồng lộng nâng tấm lòng và con người lên cao. Chợt nhớ vua Minh Mạng, Thiệu Trị cùng bao tao nhân mặc khách đã lên đây thưởng cảnh núi sông, thả hồn bay theo mây trời. Lòng tôi bồi hồi nghĩ về một quá khứ bi tráng dân tộc đã qua đi theo năm tháng. 
Ngọn đèn miền duyên hải
Trên tầng tháp cao 15m này nhìn ra 3 phía (tháp chỉ trổ 3 cửa), tầm mắt tôi được no căng, thoả mãn bởi bán kính rộng hơn 10 km trong buổi trưa nắng quang mây. Thấy hết mọi thứ. Hệ núi Bạch Mã cao 1500m nối từ màu xanh bạt ngàn hùng vĩ cho đến điểm cuối cùng là… cát trắng. Bên hàng vạn con sóng ngày đêm xô bờ, cửa Tư Hiền đã chứng kiến bao lần xuất quân đời Trần, Lê chinh phạt Chiêm quốc cũng như khúc hồi cố hương Gia Long năm 1801 tiến đánh Phú Xuân, giành lại đất tổ tiên từ tay Cảnh Thịnh triều Tây Sơn. Cửa biển đã bao lần mở, đóng do lũ lụt như bước thăng trầm hàng thế kỷ của con người nơi vùng đất duyên hải. Dài ra, rộng ra chính là hệ đầm phá Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á, 104km2. Nơi nguồn lợi thuỷ hải sản cá tôm nước lợ nuôi sống cả một mảnh đất Thừa Thiên nghèo khốn khó. Sát đó “thánh địa lăng” An Bằng nổi tiếng vì cái ngông đầu tư hàng tỷ đồng cho mỗi một lăng mộ. Lô nhô đầy các “khu nhà người quá cố” với màu sặc sỡ nhìn xa như một vùng đất thật nhiều hoa. Cạnh chiều dọc hùng vĩ non sông, nhiều làng quê phía dưới vẫn bình lặng như một trăn trở.
Tháp không có cửa nhìn ra biển Đông mặc dù núi gần biển. Âu là dụng ý của vua: HƯỚNG nhìn về quê hương; Nhìn - Nhận ra chính mình! Tôi như hiểu ra ý nghĩa thâm sâu ở “Ba”: Từ bố cục chùa, phân tầng tháp đến 3 hướng Bắc, , Tây. Con người là chủ nhân trời đất. Họ ra đi để quay về, họ sống và chết, họ muốn nhìn tất cả rồi lại nhìn chính bản thân mình. Như đôi mắt, bóng tháp canh giữ hình ảnh con người nơi tận cùng miền duyên hải. Là ngọn đèn thắp ánh sáng quê hương.
04-2008

TÔN THẤT ĐẠI DƯƠNG
(nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN TUYẾT LỘC

    Những tháng ngày đẹp nhất và có ý nghĩa nhất với tôi, không phải thời thơ ấu chỉ nghe và thấy cảnh chết chóc lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang cao trào khi theo ba là bác sĩ chuyển nhiệm sở từ Huế ra Đồng Hới, Quảng Bình.

  • KIMO

    Rau Khoai là một loại rau rất dễ trồng cũng như cây rau Mồng Tơi, các bạn cứ thử trồng theo cách trồng rau của Kimo xem có được không nhé.

  • NGUYỄN VĂN QUANG 

    Tháng tư năm 1992, tôi theo An - bạn lính cùng đơn vị lên A Lưới thăm người nhà của An. Xe chạy từ Huế ra Quảng Trị rồi ngược vào A lưới, đường lúc đó còn khó đi.

  • VĨNH NGUYÊN

    Đoàn du lịch biển quốc tế lần đầu cập cảng Tiên Sa vào lác 6 giờ ngày 22-3-1987 như một sự kiện nóng hổi làm nức lòng ngành du lịch và họ tổ chức đón bạn mới trong trạng thái hồi hộp.

  • NGUYỄN THỊ VIỆT NGA

    Nhớ lần đến Bod Gaya, nơi Đức Phật đạt giác ngộ sau 3 ngày 3 đêm ngồi thiền dưới gốc một cây bồ đề, và Ngài tiếp tục thiền định 49 ngày đêm nữa dưới gốc cây này để suy xét mọi lý lẽ diệu huyền mình vừa thông tỏ, tôi cùng mọi người trong đoàn say sưa chiêm ngưỡng gốc bồ đề thiêng.

  • NHỤY NGUYÊN
                  Bút ký

    Trái ngược với mùa khô khiến những dải đất và núi đồi hoe vàng cỏ cháy, Tây Nguyên tháng 6 đang vào mùa mưa, đâu đâu cũng xanh mướt một màu.

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Chúng tôi đến thăm nghĩa trang Trường Sơn khi sắc thu còn in dấu xanh ngăn ngắt trên mặt hồ mặc cho những đám mây như mọng nước trong tiết thu mát mẻ. Mặt nước hồ nơi đây phẳng lặng như tấm gương đang soi bóng những hàng cây im lặng.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN
                       tùy bút

    Tưởng người nên lại thấy người về đây
                                      (Nguyễn Du)

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong cuộc hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa thế kỷ XXI do khoa Văn học, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, tôi gặp lại người bạn cũ là giáo sư tiến sĩ Huỳnh Như Phương, người quê gốc ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, học đại học và ở lại lập nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh.

  • SONG CẦM
             Ký sự

    Cha chồng tôi qua đời trong một ngày tuyết trắng rơi ngập trời. Được tin của chồng từ Nhật Bản gọi về, tôi buồn thao thức suốt đêm không ngủ, mong trời sáng nhanh để bay qua Nhật sớm.

  • CAO HUY THUẦN
                  Tùy bút

    Con chim én bay về phía mùa xuân, bay suốt ngày, tối đến dừng cánh nghỉ dưới một mái rơm, giữa đồng hoang.

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Một mùa xuân mới và năm Con Ngựa 2014 đang dần đến bên thềm.

  • ĐÔNG HÀ
    Buổi sáng thật xanh và hiền (TCS).

    Những ngày mưa mùa đông ở Huế lạnh, hiền từ và dai dẳng. Những buổi mưa ngồi trên ban công căn phòng ấy, nghe tiếng giọt mưa rơi xuống mái, mới tha thiết những buổi sáng thật xanh và hiền năm xưa người con trai ấy đã ngồi nơi đây.

  • LÊ TẤN QUỲNH

    Khi cơn mưa tung tẩy rót vào tôi cơn váng vất bò ngùng ngoằng trên những nỗi si mê rần rật lan dần từ nỗi nhớ mơ hồ, tôi đã trượt chân mà té ngã xuống một thứ trong veo đang chậm rãi chảy đến sau vô vàn những mảnh thời gian lỉnh kỉnh nhú vỡ ra từ cái khoảnh khắc cuối chiều.

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG

    1. Thương chồng
    Thương chồng nấu cháo le le
    Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen

  • LÊ HOÀNG HẢI

    Bây giờ ngoài trời đang mưa tầm tã, tiếng mưa rơi gõ vào nỗi nhớ một giai điệu rất buồn và trống rỗng. Những ngày tháng mười của ba năm về trước, tiết trời xứ Huế mưa tả tơi, thỉnh thoảng mới có ánh mặt trời yếu ớt.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG
                   Tùy bút

    Một chiều thứ bảy cuối xuân lạnh gắt, đang mưa trời bỗng tạnh như sắp đổ tuyết, tôi một mình dọn nhà từ Hamilton về thị trấn phía nam, nơi tôi được nhận đi thực tập nội trú vài tháng.

  • NHÂN NGÀY AIDS THẾ GIỚI 1/12
    (Để nhớ những người nhiễm HIV tôi đã gặp năm đó - tháng 12/2009)

    HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
                                bút ký

  • NHẤT LÂM
           Tùy bút

    Mùa thu… một mùa trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của đất trời. Đã đành là vậy, quy luật của tạo hóa luân chuyển của vòng thời gian. Nếu chỉ đơn giản thế thôi, thì mùa thu cũng trôi mau theo lịch trình vốn có.

  • NHỤY NGUYÊN
                     Bút ký

    Bao Vinh hôm nay nếu soi vào lịch sử thật chẳng xứng với danh hiệu là khu thương mại lớn của đất kinh kỳ vào thế kỷ XIX.