Nghĩ từ những "chiếc nơ đỏ" hiếm hoi

16:18 10/06/2022

TRUNG SƠN

Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

Văn nghệ sĩ Huế với NS Trịnh Công Sơn - Ảnh: tư liệu

Ngoài những tên tuổi quen thuộc trong giới nghệ thuật, một số tác giả sau nhiều năm im lặng đã bất ngờ "trình làng" nhiều tác phẩm mới có chất lượng, được người xem chú ý như Lê Quý Long hai năm trước và gần đây là triển lãm của hai cây bút Hồng Trọng Mỹ và Lê Văn Thiện...

Tuy vậy, điều tôi muốn nói lại từ những "chiếc nơ đỏ" hiếm hoi trong những phòng tranh ấy. Chiếc nơ đỏ kèm theo danh thiếp đính dưới bức tranh ấy là dấu hiệu báo rằng bức tranh ấy đã có người mua. Những chiếc nơ đỏ như vậy thật hiếm trong các phòng tranh ở Huế. Đã có phòng tranh của một họa sĩ quen biết - trong đó không ít bức có chất lượng - nhưng lại hoàn toàn vắng bóng những chiếc nơ đỏ!

Lý do của hiện tượng trên cũng dễ hiểu: Huế chưa hình thành một thị trường tranh. Người dân địa phương thì nghèo, ít ai đủ sức bỏ tiền mua tranh; còn khách du lịch, nếu muốn mua, nghĩ tới đóng gói, "mang vác" chúng ra Hà Nội hay vào thành phố Hồ Chí Minh để xuất ngoại, đều thấy ngại ngần.

Để có một phòng tranh, người họa sĩ thường phải bỏ ra mấy năm trời, tiêu tốn không ít tiền bạc. Tranh không bán được, lấy gì để "tái sản xuất"? Và cây cọ không hoạt động thì nghệ thuật cũng khó phát triển, nâng cao. Có cách gì gỡ được? Không chỉ một lần, tôi đã đề nghị các bạn họa sĩ Huế tập họp từng nhóm theo sở thích hoặc trường phái, mang tranh vào thành phố Hồ Chí Minh hay ra Hà Nội tổ chức triển lãm. “Tranh chọn từ Huế” - ví dụ một cái "tít" như vậy được chưng lên hẳn cũng gợi sự chú ý, cũng hấp dẫn lắm chứ. Tất nhiên, muốn tổ chức được những phòng tranh như vậy, phải có sự trợ giúp, liên kết của các tổ chức văn nghệ, trường mỹ thuật hoặc các "Mạnh Thường Quân". Tôi không hiểu vì lý do gì, những cuộc triển lãm như thế chưa được tổ chức. Có thể đây là một việc chưa nắm chắc phần thắng, chưa biết lời hay lỗ. Nhưng “vạn sự khởi đầu nan", con đường nào cũng phải có người mở lối, xin cứ thử xem. Vả chăng, chúng ta từng mang những hoạt động văn hóa, những loại hình nghệ thuật khác của Huế (như ca múa, ảnh...) giới thiệu ở những vùng xa mà chẳng hề tính toán lời lãi.

Sự vật nào thường cũng có mặt đối lập. Từ hiện trạng những "chiếc nơ đỏ" hiếm hoi, tôi lại nghĩ đến một điều gần như trái ngược. Giả như sau mỗi cuộc triển lãm, các bức tranh đều được gắn "nơ đỏ" kèm danh thiếp khách du lịch phương xa thì bên cạnh niềm vui của người họa sĩ sẽ là một sự tiếc nuối - tiếc cho Huế đã không giữ lại được những tác phẩm mới để làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật của mình. Dù chưa có một thị trường tranh sôi động, mấy chục năm qua, biết bao nhiêu tác phẩm đã lặng lẽ rời Huế ra đi - trong đó hẳn có những tác phẩm xứng đáng lưu giữ lại cho hậu thế chiêm ngưỡng.

Làm thế nào để giữ lại cho Huế, cho Việt Nam những tác phẩm có giá trị ấy? Cũng không chỉ một lần, tôi và một số anh em hoạt động văn nghệ đã đề nghị Huế cần có một bảo tàng mỹ thuật hiện đại. Có thể vào giai đoạn cuộc sống vật chất còn quá khó khăn, ý tưởng ấy đã vượt quá khả năng thực hiện. Nhưng bây giờ, đất nước đã bước sang thời kỳ phát triển mới, Huế đã "lên cấp" và chẳng bao lâu nữa, "Nhà trưng bày tác phẩm Điềm Phùng Thị" sẽ khai trương thì thiết nghĩ, việc xây dựng bảo tàng mỹ thuật hiện đại Huế rất đáng được quan tâm. Đây là một công trình lớn, không thể hoàn thành trong chốc lát, nhưng nhiều việc phải bắt tay từ bây giờ, nếu không sẽ là sự muộn màng, hối tiếc không có cách gì cứu vãn được. Ví dụ việc lựa chọn vị trí nào, biệt thự nào xứng đáng với công trình nghệ thuật này, nếu không được quyết định sớm thì rất có thể một thời gian ngắn nữa, nơi đó đã bị biến thành nhà hàng hay bị nhượng bán cho một tổ chức nước ngoài nào đó. Rồi những "chiếc nơ đỏ" dù ít, sẽ lần lượt mang những tác phẩm có giá trị ra khỏi Huế.

Vì vậy, tôi mong ước, trong khi chưa có bảo tàng mỹ thuật, những tác phẩm có giá trị nhất ở các "Galery", các cuộc triển lãm sẽ được đính những "chiếc nơ đỏ" mà danh thiếp kèm theo không phải là người xa lạ, một tổ chức được nhà nước tài trợ, bao gồm những người am hiểu mỹ thuật nhất của Huế, sẽ quyết định đính những "chiếc nơ đỏ" ấy. Được như thế, người họa sĩ vui vì bán được tranh để tiếp tục sáng tạo và chúng ta cũng vui vì đã giữ lại được tranh quê hương, đất nước những tài sản quý. Trước mắt, trong dịp xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật "Cố đô" lần thứ nhất, chúng ta hy vọng sẽ có những "chiếc nơ đỏ" như thế được gắn vào những tác phẩm có giá trị nhất. Điều đó không chỉ là tin vui đối với các tác giả mà với tất cả những người yêu Huế. Vì Huế chứng tỏ là một vùng đất luôn biết tôn trọng, biết làm phong phú thêm kho tàng văn hóa vốn đã rất giàu có của mình.

T.S
(TCSH58/11&12-1993)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?

  • Mấy chục năm qua, phê bình luôn được coi là khâu yếu nhất của nền văn nghệ. Nhẹ thì cũng là chưa theo kịp sự phát triển của phong trào sáng tác, không cắt nghĩa được sự phức tạp của các hiện tượng văn nghệ…

  • Có thể đội tuyển Nhật Bản không vô địch World Cup 2018 nhưng các cổ động viên của họ đã vô địch trên khán đài khi để lại ấn tượng đẹp về ứng xử cũng như hành động dọn sạch rác khu vực ghế ngồi.

  • Là một nghề gắn với viết lách, chữ nghĩa nên không có gì lạ khi nhiều nhà báo viết sách. Nhưng bản chất nghề báo là công việc liên quan đến thông tin nên sách của nhà báo ngoài sự đa dạng còn có một đặc thù riêng là luôn gắn với dòng chảy của thời sự, nhất là dòng thời sự liên quan đến chuyên môn của từng người.

  • Tạo tác và sử dụng mặt nạ là nét văn hóa vẫn sống động ở vùng Eo biển Torres của Australia. Những kiến thức lịch sử chứa đựng bên trong khiến chúng được mang đi trưng bày khắp thế giới. Nhưng điều đáng nói còn là câu chuyện ứng xử với truyền thống nơi đây.

  • Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong việc chung tay xây dựng lễ hội; tăng cường công tác phối hợp với các tỉnh tham gia tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng hằng năm. 

  • Trước giá trị di sản và thách thức do biến tướng, thương mại hóa trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, series phim Mẹ Việt - Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã chính thức ra mắt cuối tuần qua. Theo bà Đàm Lan, Chủ nhiệm dự án phim, mỗi thước phim là hành trình lắng đọng tâm thức, tìm về văn hóa truyền thống, tín ngưỡng nội sinh của dân tộc Việt.

  • Với những thay đổi về ưu đãi tuyển sinh, mùa tuyển sinh 2017-2018 số lượng học sinh, sinh viên thi vào ngành Âm nhạc dân tộc (ANDT) cũng tăng hơn những năm trước. Đây là tín hiệu mừng của sự thay đổi hợp lý ở khâu tuyển sinh cho các ngành “hiếm muộn”.

  • Nói đến nạn sách lậu, ai cũng biết vì đây là câu chuyện “xưa như Trái Đất.” Xong dường như câu chuyện xưa cũ này càng ngày càng dài, nội dung, tình tiết càng phức tạp và làm “phiền lòng” không chỉ cộng đồng yêu sách mà cả các cơ quan chức năng.

  • Tại hội thảo khoa học chuyên đề “Những tinh hoa sân khấu cải lương thể hiện qua các vai diễn về đề tài lịch sử” vừa tổ chức tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM, những nghệ sĩ, nhà giáo, nhà lý luận phê bình sân khấu kỳ cựu, đều có chung nhận định: “Cải lương không thể chết!”.

  • “Ký ức Hội An” - chương trình biểu diễn thực cảnh hoành tráng trên một sân khấu mới được xây dựng rất quy mô tại cồn bắp Cẩm Nam (cồn Ga Mi), sông Hoài, TP Hội An đang vấp phải phản ứng của người dân, nhà nghiên cứu và những người yêu mến phố cổ này. Một lần nữa, câu chuyện về xung đột giữa bảo tồn và phát triển lại được đặt ra, mà nguyên nhân chính là không tôn trọng văn hóa bản địa.

  • Khi nhắc tới sân khấu kịch, người ta thường nghĩ tới ánh hào quang, trang phục lộng lẫy và hóa trang cầu kỳ. Thực tế, nghệ thuật kịch có thể được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục, qua đó kích thích các khả năng tiềm ẩn của học sinh.

  • “Thời gian gần đây, việc xây dựng, trưng bày tượng, biểu tượng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam tại một số cơ quan, đơn vị, khu du lịch và địa điểm công cộng, tác động không tốt đến môi trường văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng và xã hội.”

  • Xả rác bừa bãi nơi công cộng; đua xe, lạng lách; văng tục, chửi thề; chen lấn, xô đẩy khi tham gia các dịch vụ công cộng; phá hoại, bôi bẩn các công trình công cộng;…là những hình ảnh xấu xí của không ít người trẻ hiện nay, và trở thành nỗi trăn trở của nhiều lãnh đạo TP HCM trong quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

  • Các công trình nghệ thuật công cộng là thành phần không thể thiếu trong quy hoạch và kiến trúc của một đô thị hiện đại. Thế nhưng “ranh giới” trong quan điểm, nhận thức tạo hình mỹ thuật cùng với tâm lý sính ngoại đã ít nhiều làm không gian công cộng biến dạng.

  • Ai đó nói, thời buổi giờ chỉ có ngành du lịch tâm linh, hay kinh doanh tâm linh là ăn nên làm ra, bỏ ra một đồng tức khắc có bốn đồng chảy ngược vào túi. Mà là tiền tươi, thóc thật, là tiền sạch nói như ngôn ngữ thời thượng - đồng “tiền hữu cơ”.

  • Ngày nay bất kì sự sáng tạo nghệ thuật ở phân mảnh nào cũng bắt đầu bằng tiền và kết thúc bằng tiền theo quy luật thị trường.

  • Năm hết. Tết đến. Người ta đôi khi chạnh lòng nghĩ “nên làm gì?”.

  • Do đời người có hạn, không ai có thể “trường sinh bất tử” nên có thể nói “quỹ thời gian” mỗi con người có giá trị cao nhất. Thời gian quy định sự sống của con người, buộc mỗi người phải biết sống. Người biết sống chính là người biết “sống nhanh, sống chậm”.

  • Có những thứ sẽ dần trôi tuột theo năm tháng, guồng quay của cuộc sống hiện đại có thể đã làm biến đổi phần nào giá trị của Tết. Nhưng nếu biết lắng lại, nghĩ khác đi thì Tết dường như vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người.