Có thể đội tuyển Nhật Bản không vô địch World Cup 2018 nhưng các cổ động viên của họ đã vô địch trên khán đài khi để lại ấn tượng đẹp về ứng xử cũng như hành động dọn sạch rác khu vực ghế ngồi.
Mang theo những chiếc túi lớn, sau mỗi trận đấu, cổ động viên Nhật Bản chủ động đi nhặt rác, để lại những hàng ghế ngồi sạch sẽ như khi họ đến. Chính hành động của cổ động viên Nhật Bản đã truyền cảm hứng cho cổ động viên Colombia và Senegal. Trả lời phỏng vấn tờ The Sun (Anh), hậu vệ Maya Yoshida khẳng định: “Tất nhiên, không chỉ đội tuyển quốc gia mới đại diện cho Nhật Bản, mà chính các cổ động viên đến Nga cũng thế. Vì thế, chúng tôi rất tự hào khi cổ động viên Nhật Bản được cả thế giới ngợi khen.
Với nhiều người, có thể hành động này gây ngạc nhiên, nhưng thực tế, đây là “luật bất thành văn” của cổ động viên Nhật, ngay ở giải trong nước cũng vậy, dọn sạch khu vực khán đài sau các trận đấu. Tương tự là tại các địa điểm công cộng như quán cà phê, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc… Cổ động viên Yuma Fujita cho biết, những giá trị truyền thống của Nhật Bản là giữ chỗ sạch sẽ cho người kế tiếp và bảo vệ môi trường”.
“Đây không chỉ là một phần của văn hóa bóng đá mà là một phần của văn hóa Nhật Bản” - nhà báo chuyên viết về bóng đá thường trú tại Nhật Bản Scott McIntyre nhận định. Anh đến Nga để theo sát đội tuyển Nhật và anh không ngạc nhiên chút nào về sự khác biệt của cổ động viên Samurai Blue. “Bạn thường nghe mọi người nói rằng bóng đá là sự phản chiếu văn hóa. Một khía cạnh quan trọng của xã hội Nhật là bảo đảm mọi thứ hoàn toàn sạch sẽ và trong các sự kiện thể thao đều như vậy, không riêng bóng đá”.
Đây là thói quen mà người Nhật được rèn luyện từ nhỏ. “Dọn sạch rác sau các trận bóng đá là sự mở rộng của những hành vi cơ bản đã được dạy trong trường học, như giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phòng học, hành lang. Với việc liên tục có người nhắc nhở trong suốt tuổi thơ, những hành vi này trở thành thói quen của đa số người dân Nhật Bản” - GS. Scott North, Trường ĐH Osaka giải thích. GS. Scott North bổ sung: “Bên cạnh ý thức cao về việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tái chế, dọn sạch rác tại các sự kiện như World Cup là một cách cổ động viên Nhật Bản thể hiện lòng tự hào về cách sống của mình và chia sẻ nó với tất cả chúng ta”.
Còn theo McIntyre, điều đó không có nghĩa là nhiều hay ít đam mê hơn, mà đơn giản là đam mê không làm người ta quên đi những nguyên tắc cơ bản của hành vi. “Đó là thực tế của một đất nước được xây dựng trên sự tôn trọng và lịch sự. Và điều này đơn giản mở rộng ra là làm những điều đáng được tôn trọng trong bóng đá. Tôi nghĩ, điều tuyệt vời nhất là World Cup mang nhiều quốc gia, nhiều dân tộc lại gần nhau và họ học, trao đổi những điều tử tế. Đó là vẻ đẹp của bóng đá”.
Theo Bình Minh - ĐBND
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.