Nghề thuốc Cẩm Lệ ở Huế

14:49 07/01/2014

HOÀNG HƯƠNG TRANG

Cách nay hơn một thế kỷ, người Huế, kể cả lớp lao động, nông dân, buôn bán cho đến các cậu mợ, các thầy các cô, các ông già bà lão, kể cả giới quý tộc, đều ghiền một lại thuốc lá gọi là thuốc Cẩm Lệ.

Thuốc Cẩm Lệ là thuốc rời, muốn hút phải vốc một loại ít quấn vào tờ giấy quyến, vấn như hình sâu kèn, người lao động, nông dân vấn điếu to bằng ngón tay, người trí thức sang cả chỉ vấn thanh cảnh, nhỏ như sâu kèn thôi. Hút chỉ 3 phần tư điếu thuốc, phần còn lại gọi là tàn thuốc thường dán lên cột nhà, dán dưới phản gỗ v.v..., người nghèo khó không có tiền mua thuốc phải đi lột những tàn thuốc ấy, gom 3, 4 tàn lại thì quấn được một điếu hút cho đỡ ghiền.

Có điều lạ, thuốc Cẩm Lệ vốn nổi tiếng không những ở Huế mà tiếng tăm còn lan xa đến Quảng Trị, Quảng Bình vào tận Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mỗi khi có dịp đi Huế hoặc có ai đi Huế đều gởi gắm mua vài lượng thuốc Cẩm Lệ coi là món quà quý giá. Nhưng thuốc Cẩm Lệ ấy lại không phải do đất Huế trồng nên mà gốc gác thuốc ngon là do trồng ở đất Quảng Nam, làng Cẩm Lệ là thuốc thượng hạng. Nhưng nghịch lý là đất Quảng Nam trồng được thuốc ngon, mà không bài chế thành thuốc ngon đặc biệt như ở Huế, cho nên họ thường trồng cây thuốc, hái lá thuốc, hong phơi khô, đóng thành kiện rồi “xuất khẩu” ra Huế, người mua về, có kỹ thuật chế biến riêng thành thứ thuốc có hương vị, phẩm chất độc đáo, không nơi nào có được, và trở thành món hàng quý Thuốc Cẩm Lệ Huế.

Thật ra không phải ở Huế ai cũng bào chế được đâu. Người đầu tiên tìm ra cách bào chế độc đáo, ngon nổi tiếng, đến tận bây giờ, những ông bà già ngoài 80 vẫn còn nhắc đến tên tuổi, đó là bà Cửu Mai ở đầu đường bờ Hột Mát, bây giờ là đường Bạch Đằng. Ngôi nhà số 10 đường Bạch Đằng là gốc gác gia truyền nghề thuốc Cẩm Lệ, trải qua nhiều đời và giàu có nổi tiếng nhờ vào công thức chế biến thuốc Cẩm Lệ ấy, đến đời thứ 4 thì bỏ nghề, vì con cháu lo học hành, lấy vợ lấy chồng ở xa, làm các ngành nghề khác nên không còn tiếp tục làm thuốc Cẩm Lệ nữa.

Thuở ấy, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 chỉ mới có một nhà làm thuốc Cẩm Lệ là bà Cửu Mai, người làng Vân Thê mà thôi, vài chục năm sau, một số người bắt chước làm theo và cũng nổi tiếng đó là bà Cửu Ới ở Gia Hội, đời con là chị Hàm ở Trần Hưng Đạo, gia đình này là họ hàng, cùng làng Vân Thê với bà Cửu Mai, nên làm theo công thức của bà Cửu Mai, còn có bà Bửu Hoàng ở cửa Đông Ba là cháu bà Cửu Mai, rồi tới mụ Thôi ở gần đường Ngự Viên, cô Phòng ở chợ Đông Ba, mụ Cháu ở An Cựu v.v... đều là thế hệ đi sau bà Cửu Mai cả.

Đến nay nghề thuốc Cẩm Lệ ở Huế đã thất truyền, mọi người đều hút thuốc điếu gọi là thuốc tây, không phiền phức phải vấn sâu kèn, thuốc tây mua đâu cũng có, dễ dàng, tiện lợi hơn. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhớ hương vị độc đáo của thuốc Cẩm Lệ. Để nhớ đến người khai sơn phá thạch nghề thuốc Cẩm Lệ đã hơn trăm năm nay, nhớ ơn bà cố nội Cửu Mai của dòng họ tôi, nhớ bà mà con cháu giàu có, nhiều ruộng, lắm nhà, được dân Huế còn mãi nhớ tên bà và không quên sản nghiệp của bà vang danh một thuở. Có lẽ cả dòng họ chỉ còn tôi là người duy nhất còn nhớ được cái công thức chế biến thuốc Cẩm Lệ. Tôi viết lại bài này, trước hết là để thắp một nén nhang trầm và một lời tri ân đến Bà Cố của dòng họ tôi, thứ hai là ghi lại một nghề đã thất truyền, chẳng còn ai biết nữa. Tôi không có ý đồ làm sống lại một nghề đã thất truyền, nhất là nghề làm thuốc Cẩm Lệ, rất có hại cho sức khỏe, nó cũng gần như một loại thuốc nghiện, nặng hơn thuốc lá điếu, nặng hơn cả thuốc Lào bây giờ.

Ở Huế không trồng được cây thuốc ngon như đất Cẩm Lệ ở Quảng Nam, nhưng ở Quảng Nam không bào chế được thành một loại thuốc ngon độc đáo bằng ở Huế. Do vậy, đến mùa hái lá thuốc, hong phơi xong, đóng thành từng kiện lớn khoảng 100 kilô, rồi chở cả xe tải ra Huế bán. Ở Huế coi thuốc, thử thuốc loại ngon số 1 hay số 2, ngả giá xong, mua cả xe tải, chất vào kho thuốc để chế biến dần quanh năm. Có những tốp thợ làm thuốc, cuốn thuốc đến nhà, lấy thuốc từ kho ra, xổ thuốc phân loại, loại lá to để riêng làm lá áo, loại lá nhỏ, lá nhánh để riêng làm ruột. Lá áo được làm cẩn thận, tước rất khéo tay để nguyên lá không bị rách, còn cọng ở giữa lấy nguyên vẹn ra riêng, bó thành từng bó khoảng và ký lô (cọng nghĩa là cái sóng lá). Lá nhánh, lá nhỏ, được tước ra để riêng từng đống, cọng cũng để riêng. Người ta thường nấu loại cọng thuốc trong nồi rất lớn hoặc một cái thùng phuy, nấu cho đến khi nước còn ít, đặc lại, lúc bấy giờ để loại nước cốt này cho nguội, lá thuốc đã tước đánh thành đống trên nền nhà xi-măng đã lau sạch, dùng nước cốt rảy vào, xóc xới cho tơi khi nước cốt thấm vào thuốc dịu tay là được, đó là ruột thuốc. Có lá lớn để riêng làm áo cũng rảy nước cốt cho dịu, để riêng làm áo. Cứ vài ba lá trải ra, cuốn dần ruột thuốc theo hình tròn, dài mãi ra, cuốn khoanh tròn như bánh pháo, mỗi khoanh thuốc khoảng vài ký lô, mỗi đợt cuốn thuốc có khoảng vài chục khoanh chất chồng cao lên, để khỏi khô, người ta lấy lá chuối tươi quấn chung quanh. Như thế là tốp thợ làm thuốc đã xong. Đến giai đoạn xắt thuốc, có thợ xắt riêng, có bàn xắt, dao xắt là một dao yếm to để xắt lát thuốc mỏng và đều, xắt đến đâu, cuốn thuốc mở ra dần cho đến hết, thuốc xắt vào quả thuốc xây tròn cho thuốc đều khắp quả, về sau có máy xắt thuốc nhanh hơn. Quả cũng lót lá chuối tươi, quả đầy cũng được đậy lá chuối tươi như thế thuốc còn mềm mại không bị khô, thuốc khô hút khét mất hương vị ngon. Người bán thường cân thuốc bằng cái cân như cân thuốc Bắc, gói thuốc bằng lá chuối tươi bên ngoài, bên trong lót lá chuối khô, gói thuốc kèm theo vài dung giấy quyến để người hút tự xé một mảnh giấy quyến hình chữ nhật, vốc một ít thuốc cho vào và cuốn theo hình sâu kèn. Loại thuốc ấy hút rất nghiện. Giai đoạn về sau có nhiều nhà chế biến còn muốn cho người hút nghiện hơn nữa, họ còn dã tâm cho cả xái thuốc phiện và nồi nấu cọng để rảy lên lá thuốc.

Khoảng từ 30 năm nay nghề thuốc Cẩm Lệ đã không còn nữa, những hàng bán thuốc ở Huế không thấy ai nhắc tới nữa. Một nghề đã thất truyền hoàn toàn, còn chăng là ký ức của những người già còn nhớ lại thôi.

H.H.T
(SDB11/12-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN HUYỀN ÂN

  • Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.

  • Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành

  • “Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.

  • Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.

  • LÊ XUÂN VIỆT 

    Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

  • PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!


  • Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.

  • TẤN HOÀI        
         bút ký

    Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".

  • NHẤT LÂM

          Bút ký 

  • NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
                           Hi ký

    Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.

  • HỮU THU - CHIẾN HỮU
                       Ghi chép

    Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.

  • THANH THANH

    Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.

  • HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.

  • PHẠM HUY LIỆU
                     Hồi ký

    Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.

  • TRẦN SỬ kể
    HOÀNG NHÂN ghi

    Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.

  • NGÔ MINH

    Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên! 

  • HỒNG NHU

    Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.