Hôm nay là Ngày Dân số Thế giới - ngày để chúng ta nhìn nhận những vấn đề liên quan tới dân số toàn cầu. Trong vô vàn những vấn đề trọng đại, nghèo đói là một vấn đề gây nhức nhối nhất.
Lời tựa của cuốn sách ảnh: “Sự bất công trong điều kiện sống của con người chỉ có thể được sửa chữa, khi con người ở khắp mọi nơi đều quan tâm đến nó”.
Hơn một tỉ người trên khắp thế giới, nghĩa là cứ khoảng 6 người thì có 1 người trên trái đất này, chỉ kiếm được chưa tới 1 đô la/ngày (tức khoảng 20.000 đồng).
Thống kê gây sửng sốt này đã đưa tới một chiến dịch toàn cầu có tên gọi Forgotten International (tạm dịch: Thế giới bị lãng quên), trong đó, sự cách biệt giàu nghèo được khắc họa rõ nét. Đây là một chiến dịch từ thiện nhằm hy vọng nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với sự nghèo đói, để từ đó giảm bớt phần nào sự nghèo khổ còn đang hiện hữu trên hành tinh này.
Chiến dịch đã cho ra đời cuốn sách ảnh mang tiêu đề “Living on a Dollar a Day: The Lives and Faces of the World's Poor” (Sống bằng một đô la mỗi ngày: Những cuộc đời và chân dung nghèo khó). Nhân vật chính xuất hiện trong các bức ảnh này là những người nghèo, cuộc sống của họ có thể được miêu tả là “ăn bữa nay, lo bữa mai”, “giật gấu vá vai”…
Những người tình nguyện tham gia vào chiến dịch “Thế giới bị quên lãng” đã đi đến khắp các lục địa để thực hiện hàng ngàn bức ảnh ghi lại thực trạng cuộc sống nghèo khổ của 1/6 dân số thế giới.
Chiến dịch phi lợi nhuận này cũng đồng thời gây quỹ để có thêm kinh phí thực hiện một bộ phim tài liệu cùng tên, nhằm khắc họa chân dung sự nghèo đói đang hiện diện trên thế giới này.
Em Alvaro Kalancha Quispe, 9 tuổi, hàng ngày đưa đàn gia súc của gia đình ra cánh đồng cỏ gần nhà để chúng không bị đói trong suốt cả ngày. Sau đó, em chạy một mạch tới trường học. Đến tối, em lại ra đồng cỏ lùa đàn gia súc về.
Nhà em ở dãy núi Akamani thuộc đất nước Bolivia. Ở vùng cao nguyên này, người ta sống khá cô lập, không có điện, nước lấy từ suối, đời sống rất khó khăn, thu nhập dựa vào đàn gia súc. Mỗi năm, trung bình mỗi hộ gia đình kiếm được khoảng 200 đô la.
Ở thành phố Bucharest, Romania, có những người nghèo chuyên sống dưới lòng đất, nơi có những đường ống dẫn khí đốt được đặt ngầm dưới đó. Họ sống, sinh hoạt trong ánh nến tù mù.
Trong ảnh là anh Hora Florin, 28 tuổi, một thanh niên sớm mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không nhà cửa, không người thân thích, anh sống trong một “căn hộ” ngầm, nơi có đường ống dẫn khí đốt chạy qua, để có thể hưởng phần nào hơi ấm tỏa ra từ đường ống dẫn mỗi khi đêm xuống.
Cô bé 4 tuổi Ana-Maria Tudor ở thành phố Bucharest, Romania có lẽ chưa thể hiểu được hoàn cảnh khốn cùng mà gia đình em đang gặp phải. Cả nhà em sắp bị đuổi ra khỏi căn hộ đi thuê, sau nhiều tháng không thể chi trả nổi tiền thuê.
Cha em - trụ cột chính trong nhà - sau khi thực hiện một ca phẫu thuật, đã bị nhiễm trùng, sức khỏe suy yếu, không còn khả năng lao động. Gia đình em thuê một căn phòng không có phòng tắm, không có nước, nhưng ngay cả căn phòng này, họ cũng sắp không đủ khả năng thuê nữa.
Tại một bãi rác thải điện tử độc hại ở Châu Phi. Cô bé Fati, 8 tuổi, đang làm việc cùng với những đứa trẻ khác để tìm kiếm những gì có thể nhặt nhạnh từ bãi rác chết người này. Công việc vất vả này mỗi ngày chỉ đem lại một số tiền ít ỏi để các em phụ giúp thêm cho gia đình.
Những bãi rác thải điện tử như thế này rất có hại đối với sức khỏe con người. Cô bé Fati trong ảnh hiện vẫn chưa thể phục hồi sức khỏe sau trận sốt rét mà em đã trải qua cách đây vài năm. Di chứng của nó còn lại tới tận hôm nay. Tuy vậy, dù ốm mệt thế nào, ngày nào em cũng phải ra bãi rác để nhặt nhạnh kiếm sống.
Cậu bé Vishal Singh, 6 tuổi, chịu trách nhiệm trông nom cô em gái trong khi cha mẹ đi làm xa. Em sống trong khu ổ chuột Kussum Pahari ở thành phố Delhi, Ấn Độ. Thường Vishal cũng phải đi làm kiếm thêm, trong những giờ rảnh rỗi, em cùng các bạn tham gia vào một lớp học xóa mù chữ dành cho trẻ em nghèo.
Lớp học được mở ra trong khoảnh sân chung của khu ổ chuột. Lớp nghèo tới mức không có sách vở, thầy trò phải học và làm bài bằng phấn và bảng. Lớp học ngoài trời này có tới gần 600 em nhỏ tham gia.
Trẻ em sinh ra trong những gia đình nghèo khó thường phải lao động từ sớm để phụ giúp thêm gia đình. Nhiều khi, vì hoàn cảnh, các em buộc phải bỏ học giữa chừng để có thể góp sức vào công cuộc mưu sinh của cả nhà.
Cậu bé Ninankor Gmafu, 6 tuổi, ở Ghana đã phải bỏ học để giúp cha chăm nom đàn bò. Em vẫn ao ước được đi học trở lại nhưng thời gian cứ trôi đi mà vẫn chưa có điều kỳ diệu nào xảy ra để em có thể quay trở lại trường học.
Những hình ảnh trên đây thật đáng buồn. Khi nhìn thấy những hình ảnh này, có lẽ đa số chúng ta sẽ thầm cảm thấy biết ơn vì cuộc sống của mình khá khác biệt so với những gì vừa thấy. Những cuộc đời này, những con người này, khác chúng ta khá nhiều. Đúng thế và cũng không phải thế!
Chúng ta biết rằng con người sống đều có mưu cầu đối với những thứ cơ bản giống nhau: cái căn, cái mặc, nhà ở, giáo dục, y tế… Nhưng làm sao có thể có được những điều đó, nếu tất cả những gì ta có chỉ là…1 đô la mỗi ngày?
Thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, điều mà chúng ta thu được, sẽ là: cứ 6 người trên thế giới này sẽ có 1 người kiếm được chưa tới 1 đô la/ngày. Đó chính là sự đói nghèo - một vấn đề mang tính toàn cầu, nhưng nghèo đói cũng là một vấn đề mang tính cá nhân… Giúp đỡ để thay đổi cuộc sống của một con người, một gia đình, hay một ngôi làng… là điều hoàn toàn có thể.
Không có gì khiến bạn hạnh phúc hơn khi được giúp đỡ người khác! Đó là câu chuyện xúc động nhất, cùng nhau, chúng ta hãy kể tiếp câu chuyện đó…
Nguồn: Bích Ngọc (Theo Huff Post) - Dân Trí
Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.
Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…
Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.
Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.
Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.
Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?
Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.
Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.
Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!
Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích.
Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.
Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.
“Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.