Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Đình Lương Xá đang được trùng tu như xây mới - Nguồn: ITN
Nhiều di tích xuống cấp
Trong vòng 20 năm trở lại đây, công tác bảo tồn di tích của các địa phương được coi trọng, nhiều đình, chùa được đầu tư trùng tu, tôn tạo. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2011 - 2018, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương trên cả nước chống xuống cấp và tu bổ di tích với thứ tự ưu tiên: Chống xuống cấp, tu bổ di tích, tôn tạo di tích. Trong đó, từ năm 2011 - 2015, 1.320 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí hơn 1.436 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2018, có 238 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí 124,4 tỷ đồng (tổng kinh phí chưa bao gồm một số di tích quốc gia đặc biệt, di sản thế giới được hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công).
Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã đạt được những hiệu quả tích cực. Theo thống kê từ các địa phương, giai đoạn 2010 - 2018, nguồn xã hội hóa cho tu bổ, tôn tạo di tích lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Với sự đầu tư đáng kể như vậy, các ngôi đình làng xứ Đoài cũng nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương cho trùng tu, tôn tạo. Với đặc điểm cơ bản của di tích nước ta nói chung và di tích đình làng Hà Nội nói riêng, hầu hết được làm từ chất liệu gỗ, theo quy trình thông thường thì 10 năm phải tu bổ nhỏ ít nhất 1 lần, 20 năm tu bổ vừa và 40 năm thì tu bổ tổng thể. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hỗ trợ công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Do đó, nhiều di tích có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hầu hết di tích đình làng xứ Đoài vốn có niên đại từ 100 - 400 năm tuổi, đang ở giai đoạn báo động. Rất nhiều ngôi đình kết cấu bị xiêu vẹo, mục nát, ngói xô, vỡ, chạm khắc trang trí bị mất, biến dạng...
Cứ bảo tồn là biến dạng?
Tại Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững mới đây, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên thừa nhận: Trên thực tế, hiện nay cũng còn nhiều di tích bị sửa chữa sai quy cách, nhất là các di tích được sửa chữa bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Nguyên nhân là do buông lỏng quản lý, do sự thiếu hiểu biết của chính quyền và nhân dân địa phương, của người trụ trì đền, chùa và đơn vị thi công, nhất là việc do chỉ muốn thay mới toàn bộ cấu kiện kiến trúc cho bền chắc nên phản đối áp dụng các biện pháp nối vá, gắn chắp...; muốn di tích được “xứng tầm”, hoặc vì chạy theo lợi nhuận, đã dẫn đến làm mới di tích. |
Từ năm 2005 đến nay, nhiều ngôi đình ở xứ Đoài được đồng loạt trùng tu, đây là điều đáng mừng, kịp thời cứu những công trình đang xuống cấp. Nhưng cũng nhiều ngôi đình sau khi trùng tu đã để lại hậu quả khó cứu chữa. Mới đây, đình Lương Xá khiến dư luận quan tâm khi di tích xây dựng từ thế kỷ XVII và được đánh giá cao về nghệ thuật kiến trúc, đã bị hạ giải toàn bộ và thay thế bởi một công trình kiến trúc bê tông.
Theo báo cáo của UBND huyện Ứng Hòa gửi UBND TP Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao TP Hà Nội mới đây, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi đình, ngày 13.12.2017, UBND xã Liên Bạt gửi UBND huyện Tờ trình số 58/TTr-UBND về việc xin chủ trương xây dựng tu bổ, tôn tạo đình Lương Xá và cam kết về nguồn vốn thi công công trình. Sau khi xem xét nội dung, UBND huyện giao Phòng Văn hóa - Thông tin hướng dẫn UBND xã Liên Bạt thực hiện các bước tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và được sự chấp thuận của các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền. Tuy nhiên, UBND xã Liên Bạt, thôn Lương Xá đã không lập hồ sơ xin phép tu bổ, tôn tạo di tích và tự ý tháo dỡ đình, xây mới di tích bằng kết cấu bê tông; vi phạm Luật Di sản văn hóa, các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích. UBND huyện sẽ tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm tại di tích và đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp với UBND huyện quản lý những cấu kiện, hạng mục gỗ đã hạ giải từ đình Lương Xá và hướng dẫn UBND huyện các bước tiếp theo để tu bổ, tôn tạo di tích, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và quản lý di tích theo quy định pháp luật.
“Để bảo vệ di tích, chúng ta đã có Luật Di sản văn hóa và hàng loạt văn bản khác, nhưng không hiểu sao di tích cứ luôn bị phá, bị thu hẹp và bị biến dạng làm mất yếu tố gốc? Hiện nay di tích nào cũng tồn tại mong manh và trong sợ hãi. Dính đến bảo tồn là biến dạng, làm sai, làm hỏng, bởi người ta không làm theo nguyên gốc, thêm hoặc thay mới tùy tiện” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ.
Ông Bình cũng chỉ ra: Con người là tác nhân quan trọng trong bảo tồn di tích, đặc biệt là những người được giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý và bảo vệ di tích lại thường là những người bằng cách này hay cách khác mang đến “tai họa” cho di tích. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác quản lý về di sản. Bên cạnh đó, rà soát và kiểm tra lại các cá nhân, đơn vị tham gia công tác tu bổ; xây dựng công nghệ trùng tu di tích phù hợp với từng loại hình di sản để không có thêm những trường hợp đáng tiếc.
Theo Ngọc Phương - ĐBND
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.